Sản lượng, đơn giá và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty vật tư chế biến cung ứng cafe xuất khẩu (Trang 25)

5. Nội dung kết cấu của đề tài

1.2.1. Sản lượng, đơn giá và kim ngạch xuất khẩu

Bng1.1:Th hin sn lượng và kim ngch xut khu ca nước ta t năm 2000- 2006 chỉ tiêu Năm Sản lượng (Tấn) Đơn giá (USD) KNXK (triệu USD) Sự gia tăng về KN hàng năm (%) 2000 874.676 436,6 381,88 - 2001 713.753 368,85 263,27 (31,06) 2002 691.421 619,93 428,63 62,81 2003 750.000 666,67 500 16,65 2004 906.000 655,63 594 18,80 2005 803.647 789,15 634,2 6,77 2006 897.000 1.227,42 1.101 73,60 Nguồn: www.Vicofa.com.vn

Như vậy kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta ngày càng tăng cao. Năm 2000 với mức sản lượng là 874.676 tấn, đạt kim ngạch 381,88 triệu USD nhưng đến năm 2006 mức sản lượng đã tăng lên rất nhiều 897.000 tấn đạt kim ngạch 1.101 triệu USD, và năm 2006 về kim ngạch tăng lên 73,60% so với năm 2005. Điều này cũng là do giá cà phê ngày càng tăng lên hơn nữa nhu cầu cà phê thế giới cũng ngày càng tăng cao. Hiện nay cà phê Việt nam là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực (gạo, cà phê, thủy sản, dầu thô…). Đặc biệt là giá cà phê Arabica tăng mạnh. Còn loại Robusta thì tăng tương đối. Xem tình hình biến đông giá cà phê Robusta xuất khẩu năm 2004.

Biu đồ 1.1

(WWW.vicofa.com.vn)

Do chất lượng cà phê còn thấp nên có thể thấy giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam dù đã theo sát với thị trường thế giới song vẫn thấp hơn giá tại Luân Đôn 70- 120 USD/ Tấn. và giá năm 2004 có xu hướng giảm so với giá năm 2003, từ tháng 7 đến tháng 11 giá cà phê năm 2004 giảm, nhưng nhìn chung về giá bình quân thì vẫn tăng lên so với năm 2003, sau đó đã có xu hướng gia tăng sang năm 2005, năm 2006 thì gía càng tăng mạnh hơn.

Biu đồ 1. 2: Giá cà phê năm 2006 (USD/tn)

Nguồn: Báo cáo v cà phê thế gii năm 2006

Sau 5 năm khủng hoảng cà phê, thị trường thế giới có xu hướng phục hồi trở lại, bắt đầu từ cuối năm 2005. Đặc biệt vào những tháng cuối năm 2005 giá cà phê tăng đột biến, 5 tháng cuối năm 2006 giá cà phê thế giới tăng hơn giá trung bình 6 tháng đầu năm đến 32%. Giá trong nước và giá xuất khẩu cà phê luôn theo sát giá cà phê thế giới, vì vậy khi giá cà phê thế giới tăng lên thì giá cà phê trong nước và giá cà phê xuất khẩu cũng tăng tương ứng. Giá cà phê xuất khẩu giao động từ 100 USD/tấn đến 1500 USD/tấn, chứng tỏ giá tăng lên rất cao

Biu đồ 1.3: Giá cà phê trong nước năm 1996-2006 (đ/kg)

Như biểu đồ (1.3) trên đây ta thấy giá cà phê nước ta từ năm 1996 đến 2006 có sự biến động rất lớn. Từ năm 1996 giá tăng lên, đến năm 1998 thì giá bắt đầu có xu hướng giảm xuống và xuống thấp nhất là năm 2001 giá xuống đến mức 5000 đồng/kg đây là do nguyên nhân khi giá cà phê tăng lên thì những người nông dân đổ xô nhau trồng cà phê vì vậy mà cung vượt quá cầu làm cho giá cà phê giảm mạnh, do tính chất trồng tự phát nên khi không có lợi người nông dân lại bỏ đất trồng không có lợi để trồng loại hoa màu khác. Do đó dần dần giá cà phê tăng dần lên đỉnh điểm lên cao đó là năm 2005, năm 2006. Nguyên nhân khiến cho giá tăng cao trong giai đoạn này là mất thăng bằng cung cầu cà phê trên thị trường thế giới. Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường thế giới tăng khoảng 1,5% đạt khoảng 116 triệu bao niên vụ 2005/2006, trong đó nhu cầu của Nga tăng hơn 10% trong năm 2006, nhu cầu cà phê của Braxin tăng lên liên tục từ khoảng 7,5 triệu bao những năm 80, lên đến 15,4 triệu bao năm 2005, nhờ chất lượng tăng và xuất hiện nhiều sản phẩm mới. Như vậy do nhu cầu thế giới ngày càng tăng cao nên giá cà phê thế giới tăng lên kéo theo giá cà phê trong nước tăng lên.

Trong 3 tháng đầu năm 2007 giá cà phê trong nước và xuất khẩu liên tục tăng, nhưng lượng cà phê trong nước đang ngày càng có xu hướng giảm, và có thể phải nhập nguyên liệu từ nước khác. Đây là lời cảnh báo cho ngành cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty vật tư chế biến cung ứng cafe xuất khẩu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)