Nguồn lực về vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty vật tư chế biến cung ứng cafe xuất khẩu (Trang 61)

5. Nội dung kết cấu của đề tài

2.4.2. Nguồn lực về vốn

Vốn trong doanh nghiệp là hình thái của toàn bộ tư liệu sản xuất, được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả. Nguồn gốc của vốn tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu là loại hình doanh nghiệp nhà nước nên vốn của doanh nghiệp là do nhà nước cấp phát, đầu tư.

Vốn được chia làm hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động, vốn của công ty rất quan trọng nó ảnh hưởng đến các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Tình hình về vốn của công ty. a. Tình hình v tài sn ca công ty.

Bng 2.10: Tình hình tài sn ca công ty trong giai đon 2003- 2006 ĐVT:1000 đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ch tiêu GT % GT % GT % GT % 1.TSLĐ và ĐTNH 73.569.108 89,32 90.722.257 90,55 43.843.217 85,36 18.417.390 71,31 -Tiền và các khoản TĐT 2.458.146 2,98 3.683.227 3,68 3.100.758 6,04 274.455 1,06 -Các khoản phải thu 41.900.129 50,87 63.771.432 63,65 21.266.077 41,40 15.838.307 61,32 -Hàng tồn kho 28.561.344 34,68 22.740.908 22,70 17.707.504 34,48 1.766.918 6,84 - Tài sản lưu động khác 649.489 0,79 526.690 0,53 1.768.878 3,44 537.710 2,08

2. TSCĐ 8.796.821 10,68 9.471.632 9,45 7.518.157 14,64 7.410.551 28,69

Tổng 82.365.929 100 100.193.889 100 51.361.374 100 25.827.941 100

Tình hình về tài sản của công ty năm 2003 tổng tài sản của công ty là 82.365.929 nghìn đồng sang năm 2004 tăng lên đáng kể 100.193.889 nghìn đồng, nhưng năm 2005 tài sản của công ty giảm đi gần một nữa và đến năm 2006 chỉ còn 18.417.390 nghìn đồng. Điều này chủ yếu là do tài sản lưu động giảm cụ thể là các khoản phải thu giảm từ 63.771.432 nghìn đồng năm 2004 còn 21.266.077 nghìn đồng năm 2005 và đến năm 2006 còn 15.838.307 nghìn đồng. Đây là biểu hiện tốt công ty đã thu hồi được khoản bị người khác chiếm dụng. Mặt khác lượng hàng tồn kho của công ty cũng giảm dần năm 2003 là 28.561.344 nghìn đồng năm 2004 còn 22.740.908 nghìn đồng, đến năm 2006 chỉ còn 1.766918 nghìn đồng vì giai đoạn này công ty chỉ sử dụng tiền của chính công ty chứ không có tiền vay ngân hàng. Do nhiều năm lỗ nên ngân hàng không hỗ trợ vốn cho công ty nữa. Riêng tài sản của công ty cũng không có gì thay đổi nhiều, chỉ thanh lý một số tài sản đã hết thời hạn trích khấu hao và không dùng được nữa.

Bng 2.11: Tình hình ngun vn ca công ty giai đon 2003- 2006 ĐVT:1000 đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ch tiêu GT % GT % GT % GT % 1. Nợ phải trả 93.162.056 113.03 110.068.743 100.13 71.859.698 140.14 53.878.586 210.29 - Nợ ngắn hạn 92.682.475 112.45 109.291.038 99.42 71.859.698 140.14 53.850.991 210.18 - Nợ dài hạn 57.402 0.07 140.050 0.13 - - 27.595 0.11 - Nợ khác 422.179 0.51 637.655 0.58 - - - - 2.Ngun vn CSH (10.738.726) (13.03) (9.877.527) (8.99) (20.581.449) (40.14) (28.256.969) (110.29) - Vốn chủ sở hữu (10.577.651) (12.83) (9.734.802) (8.86) (20.498.324) (39.97) (28.050.944) (109.48) - Nguồn kinh phí và quỹ khác (161.075) (0.20) (142.725) (0.13) (83.125) (0.16) (206.025) (0.80)

Tng 82.423.330 100 109.926.018 100 51.278.249 100 25.621.617 100

Về nguồn vốn của công ty cũng giảm qua các năm và được biểu hiện rõ qua các chỉ tiêu sau:

− Năm 2003 nợ phải trả của công ty là 93.162.056 nghìn đồng sang năm 2004 tăng lên 110.068.743 nghìn đồng. Tuy là tăng về số nhưng thực thì lại giảm so với tổng nguồn vốn vì năm 2004 nợ phải trả chiếm 100,13% còn năm 2003 chiếm 113,03%. Nhưng đến hai năm gần đây về số lượng thì giảm nhưng thực chất lại tăng lên do tổng nguồn vốn của công ty giảm mạnh và nợ phải trả năm 2005 chiếm 140,14% trong tổng nguồn vốn và đến năm 2006 thì chiếm đến 210,29% tổng nguồn vốn. Chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn của công ty khác rất lớn và điều này chủ yếu công ty mua hàng nhưng chưa trả tiền liền mà nợ sau đó xuất hàng mới thanh toán tiền cho các công ty đó. Khoản nợ này chủ yếu là do nợ ngắn hạn do công ty không có nhiều vốn lưu động nên phải nợ khách hàng, lượng vốn trước đây của công ty là vốn vay ngân hàng nhưng do làm ăn thua lỗ nên việc vay vốn ngân hàng gặp khó khăn.

− Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng giảm dần do thua lỗ trong kinh doanh thâm hụt sang vốn chủ sở hữu. Cụ thể là năm 2003 vốn chủ sở hữu âm (10.577.651) nghìn đồng do năm này bị lỗ trong kinh doanh sang năm 2004 thì lượng âm này có giảm một ít do làm ăn có lãi bù trừ cho khoản này còn (9.734.802) nghìn đồng, nhưng đến năm 2005 lại bị lỗ tiếp và lượng lỗ cao hơn làm cho vốn chủ sở hữu của công ty giảm và lượng âm tăng lên đến (20.498.324) và đến năm 2006 thì vốn chủ sở hữu âm đến (28.050.944). Chứng tỏ công ty mấy năm này làm ăn không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty vật tư chế biến cung ứng cafe xuất khẩu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)