5. Nội dung kết cấu của đề tài
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
− Mở rộng được thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới tuy sản lượng chưa nhiều, nhưng cũng chứng tỏ được phần nào về uy tín của công ty.
− Chất lượng sản phẩm của công ty cũng được cải tiến phần nào, bộ phận thu mua nguyên liệu kiểm tra chặt chẽ hơn trong vấn đề chất lượng sản phẩm, quy cách giao hàng và thời hạn giao hàng.
− Có các chi nhánh nhằm cung cấp nguyên liệu cho công ty lúc cần thiết, dễ dang huy động nguồn nguyên liệu.
− Công ty có đội ngũ lao động nhiệt tình trong công tác, có tinh thần tự giác cao, đoàn kết gắn bó nhiều năm cho sự nghiệp phát triển ngành cà phê Việt Nam. Chịu khó học tập và được tích lũy nhiều kinh nghiệm trong công tác thu mua, chế biến xuất khẩu cà phê.
−Công ty đã xây dựng được mạng lưới khách hàng truyền thống trong và ngoài nước, đảm bảo uy tín hợp tác… trong lĩnh lực thu mua, chế biến và tiêu thụ cà phê xuất khẩu.
−Được trang bị trang thiết bị phù hợp và hiện đại để dễ dàng tiếp cận với những biến động về giá cả của thị trường thế giới.
−Tuy mấy năm gần đây công ty rất khó khăn về vấn đề huy động vốn nhưng công ty đã cố gắng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh để duy trì hoạt động của công ty.
−Trong mấy năm gần đây công ty đã đa dạng được mặt hàng kinh doanh hơn, công ty không những chỉ xuất khẩu mà đã cố gắng tìm bạn hàng trong nước để kinh doanh các mặt hàng khác, giảm thiểu rũi ro hơn trong kinh doanh cà phê.
−Dịch vụ cho thuê kho bãi của công ty đạt hiệu quả tốt, như năm 2006 công ty đã cho thuê kho Bình Tân tại Nha Trang, Kho Hòa Thắng tại Đaklak đạt hiệu suất cho thuê trên 85% thời gian, đây là nguồn thu đảm bảo chi phí khấu hao tài sản trong năm của công ty.
2.6.2. Tồn tại và nguyên nhân cơ bản.
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được thì công ty cũng có nhiều tồn tại đang cần phải giải quyết.
Nhu cầu thị hiếu tiêu dùng cà phê ngày càng nhiều, nhưng chất lượng cà phê của công ty vẫn chưa có nhiều cải tiến, vẫn đang trong tình trạng chung của ngành cà phê Việt Nam. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này cũng là do kỷ thuật chế biến vẫn còn nhiều lạc hậu, yếu kém
- Nguồn hàng đầu vào của công ty đang trong tình trạng phải mua từ bên ngoài, sản lượng do công ty sản xuất chưa nhiều, máy móc chế biến của công ty còn lạc hậu.
- Vốn kinh doanh của công ty còn khó khăn, mấy năm gần đây công ty kinh doanh kém hiệu quả nên ngân hàng không đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh theo kế hoạch của công ty, và càng khó khăn hơn khi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa thực hiện thu nợ 10 tỷ đồng trong năm 2006 và giảm hạn
mức tín dụng xuống chỉ còn 50% so với năm 2005, trong khi đó công ty chưa ngăn chặn được lỗ trong kinh doanh, nên lỗ lũy kế và công nợ dây dưa đã chiếm phần lớn vốn tín dụng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Công ty chưa tạo được nét đặc trưng trong ngành kinh doanh cà phê
- Công tác dự báo, dự đoán của công ty còn kém, bị động, công ty chủ yếu lấy thông tin giá cả thị trường thông qua hai trung tâm lớn đó là Luân Đôn và NewYork, công ty chưa có những dự báo riêng và giá cả và tình hình chung về cung cầu thị trường.
Công ty vẫn chưa chú trọng nhiều vào các mặt hàng xuất khẩu khác, chỉ chú trọng vào cà phê, nên khi gặp khó khăn về cà phê thì không có mặt hàng thay thế, như mặt hàng tiêu đen công ty vẫn ít chú trọng về mặt hàng này vì công ty nguồn vốn kinh doanh chưa nhiều, mặt khác công ty vẫn chưa tìm được bạn hàng để xuất khẩu tiêu, hơn nữa công ty trong giai đoạn này đang trong thời kỳ chuẩn bị chuyển đổi sang hình thức sở hữu khác, nên tình hình nhân sự có nhiều biến động, và nhiều nhân viên giỏi đã chuyển sang công ty khác.
- Việc tiêu thụ trong nước của công ty chưa nhiều, các mặt hàng cà phê của công ty chưa nhiều, chủ yếu vẫn đang xuất khẩu cà phê Robusta loại R2. Trong khi đó hiện nay trên thế giới loại cà phê Arabica đang ngày càng được ưa chuộng. Điều này một phần cũng là do tính chất đặc trưng của ngành cà phê Việt Nam.
- Công ty vẫn chưa tự cung cấp nguyên liệu cho chính mình, tuy đã có chi nhánh tại các địa bàn tập trung nguyên liệu, điều này cũng là do công ty chưa có nhiều vốn để đầu tư cho các chi nhánh tự sản xuất cà phê, mặt khác tình trạng quản lý còn lỏng lẽo nên nhiều khi các chi nhánh tự doanh nhiều, ảnh hưởng đến lượng vốn của công ty.
- Trước đây công ty còn áp dụng hình thức ứng tiền trước cho nhà cung ứng, nhưng do điều kiện và rũi ro nhiều nên công ty chuyển sang hình thức nhận hàng viết hóa đơn trả tiền làm cho khách hàng của công ty giảm, điều này một phần là do công ty không có vốn để đầu tư, một phần là do giá cả cà phê luôn biến động nên
nhiều lần công ty bị bù lỗ cho khách hàng do nhà cung ứng không chịu giao hàng cho công ty.
Như vậy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong mấy năm gần đây tuy đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cũng có nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan công ty gây nên. Do đó công ty cần có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế những nguyên nhân gây nên khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
1.NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.
1.1. Mục tiêu
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới, nâng cao vị thế và xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê đất nước Việt Nam trên thị trường thế giới
Nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước
Tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động dồi dào trong nước.
Đẩy mạnh các nhóm sản phẩm của cà phê (A1, A2, R1/16, R1/18, R2). Đặc biệt tăng diện tích trồng cà phê Arabica lên vì hiện nay Việt Nam diện tích đang chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê Rubusta, mà thị trường thế giới vẫn thích cà phê Arabica.
1.2. Thị trường tiêu thụ
Đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm của Việt Nam. Trước đây Việt Nam xuất khẩu rất ít nhưng ngày càng nhiều và hiện nay xuất khẩu sang 54 nước trong đó các nước chiếm tỷ trọng lớn là: Đức, Mỹ, Anh , Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản ...
Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, phương hướng chính không phải là tăng diện tích, quy mô, doanh số mà cần tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh cũng như ổn định thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Một số giải pháp cụ thể:
1.3 Phương hướng cụ thểđẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới ở Việt Nam Nam
a. Hoàn thiện khâu tổ chức trồng và chế biến cà phê cho xuất khẩu.
Thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê, nhanh chóng quy hoạch và phát triển cà phê Arabica, bên cạnh việc thay đổi chủng loại thì việc đầu tư vào khoa học kỷ
thuật, khuyến khích nông dân sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt, phát triển các hình thức sơ chế bảo quản tại chổ, nâng cao các nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
b. Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu.
− Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua cà phê xuất khẩu về vốn, cơ sở hạ tầng (đường sá, kho bãi, bến xuất, phương tiện bảo quản và vận chuyển hàng hóa…), giúp cho họ có đủ điều kiện tổ chức mạng lưới thu mua rộng rãi, không để tình trạng xấu xảy ra ép giá người sản xuất.
− Nhà nước cần xác định rõ vai trò của tư thương trong điều kiện hiện nay. Tư thương là lực lượng đông đảo, luôn năng động nhạy bén, nhưng cũng có nhiều hạn chế. Do đó cần phải sử dụng tư thương như các đại lý cho doanh nghiệp nhà nước sẽ tận dụng được thế mạnh của họ đồng thời hạn chế những hành vi ép giá của họ.
c. Giải pháp thuộc về trợ cấp cho xuất khẩu
Trợ cấp yếu tố đầu vào: Nhà nước hỗ trợ một phần vốn thông qua tín dụng để các hộ nông dân có điều kiện thuận lợi mở rộng diện tích và thâm canh. Mặt khác cung cấp hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác cho người nông dân để họ yên tâm đầu tư sản xuất.
Hỗ trợ đầu ra cho nông dân: Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn để nâng cấp, xây dựng các kho bãi, bến cảng cho thuận lợi trong quá trình xuất khẩu.
2. BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
1. Sự cần thiết khách quan của biện pháp.
Chất lượng cà phê là sự cần thiết khách quan để giữ mối quan hệ mật thiết với khách hàng, nó được đo lường bởi các thông số qua đó khách hàng có thể so sánh các thông số đó để lựa chọn nơi cung cấp cho phù hợp với yêu cầu của mình.
Trong cơ chế thị trường hiện nay công ty muốn tồn tại được cần phải thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, phải luôn luôn nhớ câu “ Khách hàng là thượng
đế” để luôn luôn phục vụ khách hàng tốt. Đối với khách hàng trong nước thì dễ hiểu tính cách tiêu dùng, nhưng đối với khách hàng nước ngoài để hiểu được tính cách tiêu dùng sản phẩm cần phải nghiên cứu tìm hiểu nét bản sắc của họ. Do đó việc thỏa nãm khách hàng là một điều rất quan trọng mà mọi công ty đều phải chú trọng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ luôn tin tưởng vào sản phẩm của mình và công ty sẽ tạo được uy tín trên thị trường.
Như chúng ta biết chất lượng cà phê Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước xuất khẩu cà phê khác trên thế giới, vì vậy tuy sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu rất lớn và đặc biệt là cà phê vối chiếm vị trí dẫn đầu nhưng giá cà phê Việt Nam vẫn phụ thuộc vào giá cà phê thế giới, vì một phần Việt Nam chưa tạo được thương hiệu của mình điều này cũng là do chất lượng cà phê của Việt Nam còn rất thấp, chủ yếu là xuất khẩu cà phê dưới dạng thô và thường qua trung gian để xuất khẩu, trong khi đó nếu cà phê được bán vào các nhà máy rang xay thì hiệu quả sẽ cao. Trước tình hình chung đó thì công ty cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, chất lượng cà phê vẫn còn thấp.
2. Nội dung biện pháp.
Đối với công ty việc xuất khẩu cà phê như là xương sống để cho công ty tồn tại vì vậy chất lượng cà phê cần được nâng cao hơn.
Công ty có các chi nhánh tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, ĐakLak… đây là nơi tập trung cà phê nhưng công ty lại chưa có kỷ thuật chế biến hiện đại vì vậy chủ yếu cà phê nhân xuất khẩu là công ty thu mua từ các nguồn khác, nên chất lượng cà phê sẽ không đồng đều do đó công ty cần.
Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê của công ty theo tiêu chuẩn 4193/2005 áp dụng từ ngày 1/10/2007 của bộ thương mại.
Đầu tư máy móc thiết bị chế biến tiên tiến như máy chọn màu cà phê, máy rang phân loại trọng lượng, máy đánh bóng cà phê… để nhằm nâng cao chất lượng cà phê và hạ giá thành sản phẩm cà phê xuất khẩu
Cố gắng tạo đầu nậu cho riêng công ty tránh tình trạng từ trước tới nay công ty vẫn bị đó là các nơi cung ứng không giữ lời hứa bán hàng khi giá tăng lên. Cần tạo mối quan hệ tốt với các đối tác thường xuyên cung cấp sản phẩm cho mình. Tìm những giống cà phê có năng suất cao và tốt để đầu tư cho những đối tác thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho công ty.
Khi thu hoạch cà phê yêu cầu chỉ hái những quả chín và hái đúng tiến độ, không hái những quả còn xanh sẽ làm kém chất lượng cà phê khi chế biến. Điều này cần được quán triệt, Việt Nam chúng ta đang trong tình trạng này rất nhiều, nhiều khi nông dân muốn thu hoạch xong sớm để làm vụ khác nên hái sớm vì vậy mà chất lượng cà phê không đảm bảo.
Công ty cần tuyển dụng một số nhân viên có kinh nghiệm trong việc thu mua cà phê, am hiểu về cà phê để lựa chọn được chất lượng cà phê đúng yêu cầu của khách hàng. Hàng năm cần bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ này, đầu tư những phương tiện cần thiết cho việc thu mua nguyên liệu được tiến hành tốt
Quán triệt chặt chẽ về chất lượng cà phê cho các chi nhánh thực hiện tốt, đúng tiêu chuẩn đề ra của tổng công ty cũng như của toàn công ty. Phải quy định trưởng chi nhánh phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm về các vấn đề chất lượng cà phê của công ty.
Cần trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để đảm bảo cho chất lượng cà phê được ổn định như: Phương tiện vận tải, kho chứa…
Tóm lại chất lượng cà phê là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty, chất lượng cà phê được tăng lên sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín thu hút khách hàng nhiều hơn.
Biện pháp 2: Quản lý tốt nhân sự.
1. Sự cần thiết của biện pháp.
Hiện nay công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi hình thức sở hữu từ hình thức là doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý nhân sự. Lao động là yếu tố cần thiết để tạo nên sự hoạt động của
một doanh nghiệp. Quản lý nhân sự tốt sẽ tạo điều kiện cho công ty hoạt động có hiệu quả cao hơn.
Tình hình nhân sự của công ty hiện nay gặp nhiều khó khăn do công ty có bốn chi nhánh nhưng việc quản lý các chi nhánh này vẫn chưa hiệu quả, nhiều chi nhánh còn tự doanh cho chính mình mà công ty không quán triệt được. Các báo cáo định kỳ thực hiện không đầy đủ, nhất là các báo cáo tự doanh của chi nhánh. Như năm 2006 lượng cà phê qua kho không nhiều, công tác quản lý chưa đạt hiệu quả đã để xẩy ra hao hụt vượt định mức trên 9 tấn cà phê tại kho chi nhánh Gia Lai, qua nhiều lần kiểm tra cho thấy các kho đủ về số lượng nhưng lại kém chất lượng, tích tụ cà phê thứ phẩm và phế phẩm nhiều. Hơn nữa một số cán bộ công nhân viên xin nghỉ việc, chuyển công tác, hoặc nghỉ hưu sớm làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của công ty.
Trong giai đoạn chuyển đổi công ty cần có nguồn nhân sự nhiệt tình với công