5. Nội dung kết cấu của đề tài
1.3.1. Những thành tựu
Ngành cà phê Việt Nam trong những năm gần đây gặt hái rất nhiều thành công. Lượng xuất khẩu cà phê ngày càng tăng cao về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu. Năm 1975, toàn nước mới chỉ có 14.000 ha cà phê, sản lượng dưới 5.000 tấn,
năng suất 4 tạ/ ha. Đến năm 2000 Việt Nam đã mở rộng diện tích trồng cà phê lên 430.000 ha, năng suất bình quân 15 tạ/ha. Trong 7 tháng đầu năm cả nước đã xuất khẩu 888.000 tấn cà phê, thu 1,32 tỷ USD, tăng 56% về lượng, nhưng kim ngạch gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Vừa được mùa lại được giá, không chỉ ở Tây Nguyên mà tại các vùng Đông Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ.
Thị trường cà phê ngày càng được mở rộng hơn trước đây cũng ít thị trường nhưng hiện nay đã mở rộng sang nhiều thị trường khác và uy tín ngày càng được nâng cao hơn.
Hơn nữa một nét cũng đáng mừng đó là thị trường tiêu thụ cà phê nội địa cũng ngày càng tăng kích thích việc tăng diện tích trồng cà phê. Giá cà phê xuất khẩu cũng ngày càng tăng cao, chất lượng cà phê Việt Nam ngày càng được cải thiện. Trong những năm gần đây giá cả cà phê mang lại cho các doanh nghiệp lợi nhuận siêu ngạch. Tình hình phát triển của cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của nhà nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong viêc góp phần đẩy mạnh cà phê thế giới đến khủng hoảng thừa. Ngành cà phê Việt Nam đã và đang đem thương hiệu Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới. Ngày nay Việt Nam chỉ đứng sau Braxin về sản lượng cà phê xuất khẩu, nhưng lại dẫn đầu về xuất khẩu cà phê vối, bỏ xa Inđônêxia vốn ngự trị ở vị trí số một về loại cà phê này được các nhà chế biến thường dùng để sản xuất cà phê hòa tan.
Cà phê Việt Nam cũng đã tham gia thị trường kỳ hạn tại thị trường Luân Đôn đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều lợi nhuận hơn, tránh được nhiều rũi ro trong kinh doanh hơn.