5. Nội dung kết cấu của đề tài
1.3 Phương hướng cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới ở
1.1. Mục tiêu
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới, nâng cao vị thế và xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê đất nước Việt Nam trên thị trường thế giới
Nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước
Tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động dồi dào trong nước.
Đẩy mạnh các nhóm sản phẩm của cà phê (A1, A2, R1/16, R1/18, R2). Đặc biệt tăng diện tích trồng cà phê Arabica lên vì hiện nay Việt Nam diện tích đang chiếm phần lớn diện tích trồng cà phê Rubusta, mà thị trường thế giới vẫn thích cà phê Arabica.
1.2. Thị trường tiêu thụ
Đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm của Việt Nam. Trước đây Việt Nam xuất khẩu rất ít nhưng ngày càng nhiều và hiện nay xuất khẩu sang 54 nước trong đó các nước chiếm tỷ trọng lớn là: Đức, Mỹ, Anh , Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhật Bản ...
Nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê trong thời gian tới, phương hướng chính không phải là tăng diện tích, quy mô, doanh số mà cần tập trung đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt và khép kín các khâu thu mua, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh cũng như ổn định thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Một số giải pháp cụ thể:
1.3 Phương hướng cụ thểđẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong thời gian tới ở Việt Nam Nam
a. Hoàn thiện khâu tổ chức trồng và chế biến cà phê cho xuất khẩu.
Thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê, nhanh chóng quy hoạch và phát triển cà phê Arabica, bên cạnh việc thay đổi chủng loại thì việc đầu tư vào khoa học kỷ
thuật, khuyến khích nông dân sử dụng máy móc trong khâu thu hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt, phát triển các hình thức sơ chế bảo quản tại chổ, nâng cao các nhà máy chế biến hiện có, đổi mới trang thiết bị đồng bộ để tạo ra các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
b. Hoàn thiện khâu tổ chức nguồn hàng cho xuất khẩu.
− Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm nhiệm vụ thu mua cà phê xuất khẩu về vốn, cơ sở hạ tầng (đường sá, kho bãi, bến xuất, phương tiện bảo quản và vận chuyển hàng hóa…), giúp cho họ có đủ điều kiện tổ chức mạng lưới thu mua rộng rãi, không để tình trạng xấu xảy ra ép giá người sản xuất.
− Nhà nước cần xác định rõ vai trò của tư thương trong điều kiện hiện nay. Tư thương là lực lượng đông đảo, luôn năng động nhạy bén, nhưng cũng có nhiều hạn chế. Do đó cần phải sử dụng tư thương như các đại lý cho doanh nghiệp nhà nước sẽ tận dụng được thế mạnh của họ đồng thời hạn chế những hành vi ép giá của họ.
c. Giải pháp thuộc về trợ cấp cho xuất khẩu
Trợ cấp yếu tố đầu vào: Nhà nước hỗ trợ một phần vốn thông qua tín dụng để các hộ nông dân có điều kiện thuận lợi mở rộng diện tích và thâm canh. Mặt khác cung cấp hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác cho người nông dân để họ yên tâm đầu tư sản xuất.
Hỗ trợ đầu ra cho nông dân: Nhà nước trực tiếp đầu tư vốn để nâng cấp, xây dựng các kho bãi, bến cảng cho thuận lợi trong quá trình xuất khẩu.
2. BIỆN PHÁP CỤ THỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
Biện pháp 1: Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.
1. Sự cần thiết khách quan của biện pháp.
Chất lượng cà phê là sự cần thiết khách quan để giữ mối quan hệ mật thiết với khách hàng, nó được đo lường bởi các thông số qua đó khách hàng có thể so sánh các thông số đó để lựa chọn nơi cung cấp cho phù hợp với yêu cầu của mình.
Trong cơ chế thị trường hiện nay công ty muốn tồn tại được cần phải thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, phải luôn luôn nhớ câu “ Khách hàng là thượng
đế” để luôn luôn phục vụ khách hàng tốt. Đối với khách hàng trong nước thì dễ hiểu tính cách tiêu dùng, nhưng đối với khách hàng nước ngoài để hiểu được tính cách tiêu dùng sản phẩm cần phải nghiên cứu tìm hiểu nét bản sắc của họ. Do đó việc thỏa nãm khách hàng là một điều rất quan trọng mà mọi công ty đều phải chú trọng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ luôn tin tưởng vào sản phẩm của mình và công ty sẽ tạo được uy tín trên thị trường.
Như chúng ta biết chất lượng cà phê Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước xuất khẩu cà phê khác trên thế giới, vì vậy tuy sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu rất lớn và đặc biệt là cà phê vối chiếm vị trí dẫn đầu nhưng giá cà phê Việt Nam vẫn phụ thuộc vào giá cà phê thế giới, vì một phần Việt Nam chưa tạo được thương hiệu của mình điều này cũng là do chất lượng cà phê của Việt Nam còn rất thấp, chủ yếu là xuất khẩu cà phê dưới dạng thô và thường qua trung gian để xuất khẩu, trong khi đó nếu cà phê được bán vào các nhà máy rang xay thì hiệu quả sẽ cao. Trước tình hình chung đó thì công ty cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, chất lượng cà phê vẫn còn thấp.
2. Nội dung biện pháp.
Đối với công ty việc xuất khẩu cà phê như là xương sống để cho công ty tồn tại vì vậy chất lượng cà phê cần được nâng cao hơn.
Công ty có các chi nhánh tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, ĐakLak… đây là nơi tập trung cà phê nhưng công ty lại chưa có kỷ thuật chế biến hiện đại vì vậy chủ yếu cà phê nhân xuất khẩu là công ty thu mua từ các nguồn khác, nên chất lượng cà phê sẽ không đồng đều do đó công ty cần.
Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê của công ty theo tiêu chuẩn 4193/2005 áp dụng từ ngày 1/10/2007 của bộ thương mại.
Đầu tư máy móc thiết bị chế biến tiên tiến như máy chọn màu cà phê, máy rang phân loại trọng lượng, máy đánh bóng cà phê… để nhằm nâng cao chất lượng cà phê và hạ giá thành sản phẩm cà phê xuất khẩu
Cố gắng tạo đầu nậu cho riêng công ty tránh tình trạng từ trước tới nay công ty vẫn bị đó là các nơi cung ứng không giữ lời hứa bán hàng khi giá tăng lên. Cần tạo mối quan hệ tốt với các đối tác thường xuyên cung cấp sản phẩm cho mình. Tìm những giống cà phê có năng suất cao và tốt để đầu tư cho những đối tác thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho công ty.
Khi thu hoạch cà phê yêu cầu chỉ hái những quả chín và hái đúng tiến độ, không hái những quả còn xanh sẽ làm kém chất lượng cà phê khi chế biến. Điều này cần được quán triệt, Việt Nam chúng ta đang trong tình trạng này rất nhiều, nhiều khi nông dân muốn thu hoạch xong sớm để làm vụ khác nên hái sớm vì vậy mà chất lượng cà phê không đảm bảo.
Công ty cần tuyển dụng một số nhân viên có kinh nghiệm trong việc thu mua cà phê, am hiểu về cà phê để lựa chọn được chất lượng cà phê đúng yêu cầu của khách hàng. Hàng năm cần bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ này, đầu tư những phương tiện cần thiết cho việc thu mua nguyên liệu được tiến hành tốt
Quán triệt chặt chẽ về chất lượng cà phê cho các chi nhánh thực hiện tốt, đúng tiêu chuẩn đề ra của tổng công ty cũng như của toàn công ty. Phải quy định trưởng chi nhánh phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm về các vấn đề chất lượng cà phê của công ty.
Cần trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để đảm bảo cho chất lượng cà phê được ổn định như: Phương tiện vận tải, kho chứa…
Tóm lại chất lượng cà phê là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công ty, chất lượng cà phê được tăng lên sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín thu hút khách hàng nhiều hơn.
Biện pháp 2: Quản lý tốt nhân sự.
1. Sự cần thiết của biện pháp.
Hiện nay công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi hình thức sở hữu từ hình thức là doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý nhân sự. Lao động là yếu tố cần thiết để tạo nên sự hoạt động của
một doanh nghiệp. Quản lý nhân sự tốt sẽ tạo điều kiện cho công ty hoạt động có hiệu quả cao hơn.
Tình hình nhân sự của công ty hiện nay gặp nhiều khó khăn do công ty có bốn chi nhánh nhưng việc quản lý các chi nhánh này vẫn chưa hiệu quả, nhiều chi nhánh còn tự doanh cho chính mình mà công ty không quán triệt được. Các báo cáo định kỳ thực hiện không đầy đủ, nhất là các báo cáo tự doanh của chi nhánh. Như năm 2006 lượng cà phê qua kho không nhiều, công tác quản lý chưa đạt hiệu quả đã để xẩy ra hao hụt vượt định mức trên 9 tấn cà phê tại kho chi nhánh Gia Lai, qua nhiều lần kiểm tra cho thấy các kho đủ về số lượng nhưng lại kém chất lượng, tích tụ cà phê thứ phẩm và phế phẩm nhiều. Hơn nữa một số cán bộ công nhân viên xin nghỉ việc, chuyển công tác, hoặc nghỉ hưu sớm làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của công ty.
Trong giai đoạn chuyển đổi công ty cần có nguồn nhân sự nhiệt tình với công việc, tâm huyết với nghề và có tính sáng tạo cao để giúp cho công ty trong công tác hoạch định chiến lược và thực thi công việc.
2. Nội dung biên pháp.
Công ty cần phải tạo điều kiện thuận lợi và niềm tin cho nhân viên làm việc, tạo công ăn việc làm ổn định, lương, thưởng của cán bộ công nhân viên phải trả đúng thời hạn, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, làm cho công nhân viên luôn luôn an tâm về cuộc sống của mình và tin tưởng vào công ty.
Cần có chính sách thưởng phạt phân minh, để quán triệt các cán bộ làm việc tốt. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho họ, tránh thời gian nhàn rỗi. Cần quản lý chặt chẽ những hoạt động của các chi nhánh tránh tình trạng sử dụng vốn của công ty làm việc riêng.
Sắp xếp cán bộ cũng như nhân viên đúng trình độ của họ, mặt khác cần thay đổi một số cán bộ lâu năm không phù hợp với tình hình kinh tế thị trường hiện nay.
Công ty đang trong giai đoạn chuyển đổi hình thức sở hữu nên cần tuyển dụng một số nhân viên mới, phù hợp với tình hình thay đổi của công ty. Cần nâng
cao chỉ tiêu tuyển dụng lên để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Tạo điều kiện tốt cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn. Như cử nhân viên các phòng ban đi học nâng cao, học thêm tiếng anh, vi tính, nhằm phục vụ cho nhu cầu trong thời gian tới. Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình đặc biệt là nghiệp vụ ngoại thương để biết đánh giá, phân tích và tổng kết tình hình để đề ra các chiến lược nhằm định hướng cho công ty.
Biện pháp 3: Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
1. Sự cần thiết của biện pháp .
Đa dạng hóa sản phẩm là một quá trình mở rộng hợp lý danh mục sản phẩm nhằm tạo nên cơ cấu sản phẩm có hiệu quả hơn. Trong điều kiện hiện nay đa dạng hóa sản phẩm đã là xu hướng chung của các công ty.
Đa dạng hóa sản phẩm giúp cho công ty tránh được tính thời vụ trong nông nghiệp vì theo vụ cà phê thường tập trung bán vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau còn các tháng còn lại ít kinh doanh, khi đa dạng hóa sản phẩm thì thị trường xuất khẩu của công ty đa dạng hơn, mặt khác tận dụng được các nguồn lực hiện có, tăng thêm thu nhập cho công ty nói chung và cán bộ công nhân viên nói riêng.
Trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê hiện nay có rất nhiều rủi ro do giá cả cà phê thế giới luôn biến động, làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc nắm vững tình hình biến động giá cả cà phê thế giới. Hiện nay công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu chỉ chủ yếu xuất khẩu cà phê, trước đây có xuất khẩu một ít tiêu đen nhưng dần dần ít xuất khẩu đi đó là do nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng hạn hẹp hơn, hơn nữa kinh doanh cà phê gặp nhiều rủi ro nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh làm cho doanh lợi của công ty bị lỗ.
2. Nội dung biện pháp
Công ty cần đa dạng mặt hàng xuất khẩu, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh bằng cách kinh doanh qua các mặt hàng tiêu, các loại cà phê Arabica. Theo dự báo thì tình hình thế giới hiện nay đang ngày càng tiêu thụ nhiều cà phê Arabica hơn, họ ngày càng ưa chuộng loại cà phê này.
Hiện nay nhiều vùng trồng cà phê trong nước ta đang dần chuyển đổi sang trồng cà phê Arabica nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới vì vậy công ty cần chuyển đổi cơ cấu, mở rộng cơ cấu mặt hàng để kịp thời phù hợp với xu hướng thay đổi của thị trường thế giới.
Theo dự báo đến năm 2010 Việt Nam có 450.000 ha trồng cà phê thì có tới 100.000 ha trồng cà phê Arabica. Đây là điều kiện quan trọng để công ty mở rộng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu.
Công ty cũng có tham gia vào thị trường trong nước nhưng cần tăng sản lượng tiêu thụ trong nước nhiều hơn. Hiện nay công ty tiêu thụ trong nước vẫn còn ít, các khách hàng nội địa của công ty chưa có khách hàng “ ruột”, công ty chưa có uy tín đối với thị trường trong nước.
Biện pháp 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh thương mại của công ty phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường.
1. Sự cần thiết của biện pháp.
Với xu thế quốc tế hóa hiện nay, rất nhiều công ty phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Nước ta hiện nay đã gia nhập WTO nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn, không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài.
Với mặt hàng cà phê nước ta tuy có khối lượng xuất khẩu lớn nhưng chất lượng xuất khẩu cà phê thì chưa cao. Hơn nữa thị trường tiêu thụ trong nước chưa nhiều vì vậy công ty cần có chính sách, chiến lược phù hợp để phát triển trong xu thế hiện nay.
2. Nội dung của biện pháp.
Công ty cần xác định những thị trường trọng điểm để tập trung xuất khẩu vào những thị trường này, luôn luôn tạo chữ “ tín” trong kinh doanh.
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường các nước xuất khẩu để mở rộng quan hệ hợp tác và tìm kiếm khách hàng, thị trường mới có lợi cho công ty.
Tìm đối tác liên doanh hoặc đầu tư mới trang thiết bị để sản xuất sản phẩm tiêu dùng từ nguồn nguyên liệu cà phê, như công ty bánh kẹo, nước uống… Công ty cũng nên đi sâu tìm kiếm thị trường trong nước. Vì hiện nay nước ta cũng tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên. Nên công ty cần cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ tại các thị trường nội địa.
Cố gắng tìm kiếm thị trường xuất khẩu để tạo công việc cho các cán bộ công nhân viên được thường xuyên làm việc. Cần có bộ phận Marketing để không chỉ nghiên cứu thị trường đầu vào mà còn tìm hiểu thông tin về thị trường đầu ra, để tạo