Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty vật tư chế biến cung ứng cafe xuất khẩu (Trang 32)

5. Nội dung kết cấu của đề tài

1.4.4.Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân

DL= LN/ VKDbq

− DL: Tỷ suất doanh lợi trên vốn kinh doanh

− LN: Lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động xuất khẩu − VKDbq: Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả thu được khi sử dụng một đồng vốn kinh doanh đầu tư cho hoạt động xuất khẩu trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

CHƯƠNG II

THC TRNG HOT ĐỘNG

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIN CA CÔNG TY 2.1.1. Gii thiu v công ty

Công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu được hình thành theo quyết định 329 NN- TCCB/QĐ ngày 07/05/1993 của bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Công ty là một đơn vị trung ương thuộc liên hiệp xí nghiệp cà phê Việt Nam nay là Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam.

− Tên công ty: Công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu − Tên viết tắt: Mascopex

− Tên giao dịch: Materials processing and supply cofee for export company. − Trụ sở chính: 38B Nguyễn Biểu- Vĩnh Hải- Nha Trang- Khánh Hòa

− Số điện thoại: 058 831078- 058 831079 − Mã số thuế: 4200236666

2.1.2. Quá trình hình thành và phát trin

− Tiền thân của công ty là Trạm Vật Tư Cà Phê Ca Cao được thành lập theo quyết định số 126 TCCB/QĐ ngày 14/07/1980 thuộc công ty cà phê ca cao trung ương sau đó đổi tên thành Xí Nghiệp Vật Tư Ca Cao thuộc công ty cà phê ca cao, theo quyết định số 393 NN- TCCB/QĐ ngày 16/09/1981 thuộc bộ nông nghiệp - Trụ sở đóng tại 38B Nguyễn Biểu –Nha Trang- Khánh Hòa. Trụ sở do công ty cà phê bàn giao khi di chuyển lên thị xã Buôn Ma Thuật, Tỉnh Đak Lak

− Thực hiện quyết định 388 HDBT ngày 20/1/1991 và ý kiến thủ tướng chính phủ đồng ý cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Bằng QĐ số 329NN- TCCB/QĐ ngày 07/05/1993 đổi tên thành: Công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu.

Số đăng ký kinh doanh 100035 ngày 13/05/1993 tại trọng tài kinh tế tỉnh Khánh Hòa với ngành nghề kinh doanh:

+ Thu mua cà phê nông lâm sản xuất khẩu + Cung ứng vật tư

+ Công nghiệp chế biến cà phê

Xuất khẩu cà phê nhân, nông sản khác

Nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu cho ngành cà phê

Nhập khẩu vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng thiết yếu được bộ thương mại cho phép

− Theo quyết định 44CP ngày 15/07/1995 của chính phủ phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty cà phê Việt Nam, công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu là đơn vị thành viên của tổng công ty cà phê Việt Nam có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có chức năng xuất khẩu cà phê, nông sản.

− Ngày 28/11/1995 hội đồng giao vốn. Tổng công ty cà phê Việt Nam đã giao vốn sản xuất kinh doanh cho công ty sử dụng và bảo toàn đến thời điểm cuối năm 1995 là 8.628.825.476 đồng gồm:

+ Vốn ngân sách: 5.079.213.798 đồng + Vốn tự bổ sung: 3.549.611.678 đồng Công ty có bốn chi nhánh trực thuộc:

− Tại TP.HCM: Chi nhánh vật tư chế biến cung ứng cà phê xuất khẩu Địa chỉ: 130/B44 đường Phạm Văn Hải, quận Tân Bình TP.HCM

Làm nhiệm vụ xuất khẩu cà phê, nông sản, nhập khẩu hàng hóa… Qua các cảng tại TP.HCM

− Tại tỉnh Đak Lak: Chi nhánh vật tư chế biến cung ứng cà phê xuất khẩu Địa chỉ: 28 Nguyễn Lương Bằng TP Buôn Ma Thuật- Đak Lak

Làm nhiệm vụ thu mua cà phê nhân, nông sản, kinh doanh vật tư phân bón… − Tại tỉnh Gia Lai: Chi nhánh vật tư chế biến cung ứng cà phê xuất khẩu

Địa chỉ: Phường Yên Thế, Biễn Hồ, TP Pleiku- Tỉnh Gia Lai

Làm nhiệm vụ thu mua cà phê nhân, nông sản, kinh doanh vật tư phân bón. − Tại tỉnh Lâm Đồng: Chi nhánh vật tư chế biến cung ứng cà phê xuất khẩu

Địa chỉ: Khu 11 thị trấn Di Linh- Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng

Qua 27 năm hoạt động với nhiều lần đổi tên để phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ của công ty được Đảng, nhà nước và ngành giao cho. Trước năm 1993 công ty là đơn vị duy nhất tiếp nhận, phân phối, cung ứng vật tư hàng hóa trong nước cũng như hàng trăm ngàn tấn hàng thiết bị vật tư chuyên dùng của hiệp định kinh tế phát triển cà phê mà chính phủ Việt Nam ký với Liên Xô và các nước Đông Âu ( khối SAV )… Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu công ty là doanh nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch nhà nước giao cho. Năm 2001 công ty là doanh nghiệp xếp thứ 2 trong Tổng công ty cà phê Việt Nam và cũng là đơn vị xếp thứ 5 trong cả nước về sản lượng cà phê xuất khẩu. Nhưng mấy năm gần đây do sự biến động của thị trường cà phê, một phần nữa là do tình hình bên trong công ty làm cho tình hình hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Chc năng, nhim v, quyn hn ca công ty

2.1.3.1. Chc năng

− Tổ chức việc thu mua cà phê xuất khẩu hay thu mua chế biến rồi xuất khẩu cà phê và các mặt hàng nông sản khác.

− Nhập phân bón, hàng tiêu dùng, vật tư xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất cà phê.

− Tổ chức kinh doanh cung ứng vật tư, hàng nông sản, phân bón và hoạt động kinh doanh dịch vụ theo phạm vi kinh doanh đã đăng ký.

− Ngoài ra công ty còn đầu tư phát triển trồng mới cây cà phê, cây nông nghiệp và cây công nghiệp, máy móc thiết bị chế biến cà phê.

2.1.3.2. Nhim v

Công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê nên công ty có một số nhiệm vụ sau:

− Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp cũng như các kế hoạch khác có liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của công ty.

− Tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó đồng thời đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới thiết bị, bù đắp chi phí, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.

− Thực hiện đúng cam kết trong hoạt động ngoại thương và hoạt động có liên quan.

− Nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, gia tăng khối lượng hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút nhiều nguồn vốn và ngoại tệ cho sản xuất kinh doanh.

− Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, lao động tiền lương… làm tốt công tác phân phối theo lao động công bằng xã hội. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ và không ngừng nâng cao năng lực của cán bộ công nhân trong công ty.

2.2. CƠ CU T CHC B MÁY QUN LÝ VÀ T CHC SN XUT CA CÔNG TY CA CÔNG TY

2.2.1. Cơ cu t chc qun lý

Văn phòng chính của công ty đặt tại 38B Nguyễn Biểu- Vĩnh Hải- Nha Trang- Khánh Hòa có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty.

Sơđồ 1: T chc qun lý ca công ty

Ghi chú: Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ quản lý gián tiếp

2.2.1.2. Chc năng ca các phòng ban.

Công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, mô hình này quản lý theo mệnh lệnh đưa từ cấp trên xuống cấp dưới, mọi trách nhiệm ban giám đốc là người chịu mọi trách nhiệm.

- Ban giám đốc: Bao gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc

+ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất điều hành mọi hoạt động của công ty theo kế hoạch đã đề ra trong phạm vi quản lý của nhà nước. Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện các nghị quyết của đại hội công nhận viên chức, của đảng bộ, của công đoàn đề ra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý trực tiếp các phòng ban, điều hành các chi nhánh hoạt động dưới sự lãnh đạo của giám đốc

- Phòng tổ chức hành chính: Phòng này chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, giúp giám đốc sắp đặt lịch trình, giúp giám đốc giám sát, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sử

Phòng TC- KT Bangiám đốc Phòng KDXNK Chi nhánh Lâm Đồng Chi nhánh Đak Lak Chi nhánh TP.HCM Chi nhánh Gia Lai Phòng TC- HC

dụng đội ngũ lao động, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh, hàng hóa, kho bãi, công tác phòng cháy, chữa cháy.

- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Phòng này chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty cũng như hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Phòng này có chức năng và nhiệm vụ:

+ Tổ chức thực hiện xây dựng chiến lược kinh doanh nội điạ, xuất khẩu, chịu trách nhiệm tìm nguồn vào và nguồn ra cho công ty, tổ chức thực hiện các hợp đồng thương mại, chịu trách nhiệm về các mối quan hệ với đối tác.

+ Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về phương hướng sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu.

+ Theo dõi tình hình biến động và mua bán trên thị trường kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra phòng kinh doanh còn phối hợp với các chi nhánh điều tra nguồn hàng, giá cả bán hàng. Sau ký kết hợp đồng phòng kinh doanh báo cho chi nhánh những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm để các chi nhánh tổ chức thu mua và chế biến theo đúng số lượng, chất lượng và thời hạn quy định. Còn phải báo cáo thống kê tính hiệu quả của từng hợp đồng.

- Phòng tài chính kế toán: Phòng này cũng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc trong công tác quản lý.

Phòng này có chức năng và nhiệm vụ:

+ Tham mưu cho giám đốc về kế hoạch thu, chi tài chính trong năm.

+ Thực hiện công tác hạch toán thống kê theo đúng chế độ hiện hành, kịp thời phản ánh những tồn đọng và tình hình tài chính của công ty cho giám đốc

+ Tham gia vào việc quản lý công tác ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế Ngoài ra phòng còn phải thực hiện các giao dịch với hệ thống ngân hàng thông qua công tác thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu, giao dịch mua bán ngoại tệ, thực hiện các dự án vay tài chính.

Các chi nhánh cũng chịu sự quản lý, chỉ đạo của giám đốc thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch mà công ty đề ra.

2.2.2. Cơ cu t chc sn xut

2.2.2.1 Mô hình t chc sn xut Sơđồ 2: T chc sn xut ca công ty Sơđồ 2: T chc sn xut ca công ty

2.2.2.2. Chc năng và nhim v ca tng b phn

Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty hợp lý sẽ mang lại hiệu qủa vào việc sử dụng các yếu tố đầu vào và đầu ra, góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện làm ăn có lãi.

Mỗi bộ phận trong công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hoạt động hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

− Bộ phận sản xuất chính: Đó chính là bốn chi nhánh của công ty và văn phòng công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ thu mua và chế biến cà phê tươi sau khi thu mua về thành sản phẩm cà phê nhân để tiêu thụ. Nhưng chủ yếu công ty mua cà phê nhân vì công nghệ chế biến của công ty còn lạc hậu.

− Bộ phận sản xuất phụ: Đó chính là bộ phận kho bãi và vận chuyển đáp ứng yêu cầu dự trữ hàng hóa và giao hàng kịp thời đúng thời hạn

Các chi nhánh của công ty có nhiệm vụ phục vụ cho công ty về các vấn đề tumuanguyên liệu theo kế hoạch công ty đề ra.

Cơ cấu tổ chức sản xuất

Bộ phận sản xuất chính

Các chi nhánh chế biến cà phê

2.3. KHÁI QUÁT CHUNG V HIU QU HOT ĐỘNG SN XUT KINH DOANH CA CÔNG TY GIAI ĐON 2003-2006 DOANH CA CÔNG TY GIAI ĐON 2003-2006

2.3.1. Tình hình thu mua nguyên liu

2.3.1.1. Phương thc thu mua nguyên liu

Nguyên liệu là yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, việc mua hàng chậm trể sẽ ảnh hưởng đến việc cung ứng không đúng thời hạn giao hàng trong hợp đồng gây thiệt hại cho công ty, còn việc mua hàng không đảm bảo chất lượng yêu cầu thì cũng gây tổn thất lớn khách hàng trả lại hàng hoặc giảm giá, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Đối với công ty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng cà phê xuất khẩu mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là cà phê và nguồn cung ứng là các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh tại các chi nhánh ĐăkLăk, Gia Lai, Lâm Đồng. Trong đó các đơn vị quốc doanh là chủ đạo chiếm 70 % lượng cà phê hàng năm của công ty và 3/4 trong số này được mua từ các nông trường trồng cà phê ở Tây Nguyên như nông trường Đ’rao, nông trường 49, 715… Đây là những nông trường lớn có năng suất bình quân khá cao, là nguồn cung ứng quan trọng của một số công ty.. Mục tiêu của công ty là cố gắng thỏa mãn các yêu cầu về phương thức thanh toán của họ sao cho việc mua bán được thuận lợi, nhằm thắt chặt mối quan hệ vững chắc trong kinh doanh. Trong những năm gần đây công ty đã có cơ sở chế biến cà phê ở các chi nhánh đặt tại vùng nguyên liệu. Nhưng hiện nay vấn đề về nguyên liệu cũng đang gặp khó khăn do dần dần nước ta đang ít nguyên liệu dần, các đối thủ cạnh tranh mạnh, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn về vốn họ bao tiêu được những gia đình sản xuất lớn, gây khó khăn cho công ty trong vấn đề mua nguyên liệu. Trước đây công ty có vốn kinh doanh lớn nên việc thu mua nguyên liệu dễ dàng hơn do mua vật tư phân bón đầu tư cho nơi sản xuất cà phê, nhưng mấy năm gần đây công ty kinh doanh thua lỗ vốn ngày càng ít đi, uy tín giảm sút do đó việc thu mua cà phê gặp nhiều khó khăn hơn.

Bng 2.1: Tình hình thu mua nguyên liu ca công ty trong giai đon 2003- 2006

ĐVT:Tn

Mặt hàng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2004/2003 2005/2004 2006/2005 Cà phê 34.918,40 35.391,30 21.878,92 9.404,92 1,35 (38,18) (57,01) Tiêu 185,15 122,12 45 - (34,04) (63,15) (100) Sắn 1.752 630 - 967,12 (64,04) (100) - Bắp 1.635,50 100 1.181,60 212,88 (93,89) 1.081,60 (81,98) Tổng 38.491,05 36.243,42 23.105,52 10.584,92 (5,84) (36,25) (54,19)

a.Mt hàng thu mua

Tình hình thu mua của công ty qua các năm có sự biến động lớn, và giảm dần qua các năm, đặc biệt là mặt hàng cà phê giảm rất mạnh qua các năm. Mặt hàng cà phê năm 2004 tăng 1,35% so với năm 2003, nhưng sang năm 2005 thì lại giảm xuống mạnh còn 21.878,92 tấn tương đương giảm 38,18% so với năm 2004. Đến năm 2006 thì sản lượng cà phê mua giảm mạnh, giảm 57,01% so với năm 2005 chỉ còn 9.404,92 tấn. Đối với các mặt hàng khác thì cũng tăng giảm thất thường vì công ty chỉ thu mua các mặt hàng này khi có đơn đặt hàng của khách hàng trước.

Như vậy về thu mua của công ty thì công ty chủ yếu thu mua cà phê các loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty vật tư chế biến cung ứng cafe xuất khẩu (Trang 32)