Những giải pháp từ góc độ ngành và Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 115)

8 Theo Quyết định số 55/2001-TTg, ngày 23/04/2001 của Thủ Tƣớng Chính Phủ.

3.3.2. Những giải pháp từ góc độ ngành và Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

- Về nguồn nhân lực.

Theo tính toán của các chuyên gia của ngành thì cứ mỗi 4 tỷ USD giá trị hàng dệt may thì cần tối thiểu 1 triệu lao động. Nhƣ vậy, đến năm 2010, Việt Nam sẽ cần tối thiểu 1,5 triệu lao động phục vụ mục tiêu tạo thêm 6 tỷ USD giá

trị sản phẩm. Trong khí đó, hiện nay ngành dệt may Việt Nam đang rất thiếu từ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật (đặc biệt là cán bộ quản lý kỹ thuật công nghệ nhuộm hoàn tất và nghiên cứu thị trƣờng) đến công nhân lành nghề. Vì vậy, mở rộng và thành lập mới các trung tâm dạy nghề tại các địa phƣơng nhằm tăng cƣờng khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của ngành dệt may là một đòi hỏi bức thiết hiện nay. Bên cạnh đó, vấn đề chất lƣợng đào tạo cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét, nhƣ: Trình độ tay nghề thực tế sau khi tốt nghiệp, tác phong công nghiệp... Hơn thế nữa, cần nghiên cứu đề xuất Chính phủ mở thêm từ 1 đến 2 trƣờng Đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nghệ, cán bộ nghiên cứu thị trƣờng và thiết kế mẫu mốt sản phẩm...

Với việc mở các trƣờng đào tạo cán bộ ở trình độ Đại học và trên đại học tại các trung tâm dệt may lớn (trong đó giành nhiều thời gian thực tập cho sinh viên sử dụng thành thạo công nghệ, làm quen với các quy trình quản lý, điều hành sản xuất công nghiệp, kết hợp với hƣớng dẫn chuyên sâu công tác nghiên cứu thị trƣờng theo đặc thù ngành may và thiết kế thời trang...) sẽ tạo ra một lực lƣợng cán bộ trẻ, có năng lực tốt trên nhiều lĩnh vực khác nhau cho ngành dệt may Việt Nam. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, trong vòng 20 đến 25 năm nữa, Việt Nam không chỉ duy trì đƣợc lợi thế về nguồn lao động với giá cả tƣơng đối thấp mà còn là một quốc gia có đội ngũ kỹ sƣ và công nhân lành nghề trong lĩnh vực dệt may tƣơng đối dồi dào; cơ sở quan trọng để các nhà đầu tƣ đƣa ra quyết định rót vốn của mình.

- Phát huy vai trò của Hiệp hội Dệt may và VINATEX trong tăng cường liên kết nội bộ và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam và VINATEX trong các hoạt động hỗ trợ tài chính, làm đầu mối xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và giải quyết các vấn đề mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không giải quyết đƣợc, nhƣ: Tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng; tổ chức triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nƣớc; giao dịch buôn bán chuyển giao công nghệ, mẫu mốt sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, cung cấp thông tin thị trƣờng ...

- Tăng cường liên kết khối theo mô hình công ty mẹ con và sự hỗ trợ giữa các công ty trong Hiệp hội và VINATEX.

Nhƣ đã phân tích ở trên, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn với thời gian giao hàng ngắn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay còn rất thấp mà nguyên nhân cơ bản là quy mô sản xuất cũng nhƣ khả năng cung ứng nguyên, phụ liệu còn thấp. Việc áp dụng mô hình công ty mẹ con và liên kết khối chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả năng sản xuất cũng nhƣ đáp ứng kịp thời các điều khoản của hợp đồng về mặt thời gian. Trong đó, các liên kết trong VINATEX sẽ đƣợc triển khai rộng theo mô hình công ty mẹ con trong đó đảm bảo sự độc lập, chủ động tƣơng đối của các công ty con trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, cần nhân rộng mô hình công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên để gắn chặt hơn nữa giữa quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo đối với vốn nhà nƣớc. Các doanh nghiệp trong toàn ngành cần nhanh chóng thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ với nhau theo ngành dọc để tạo lập những tập đoàn dệt may lớn; có sự phân cấp trách nhiệm rõ theo lợi thế của từng thành viên để không ngừng nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Hơn thế nữa, khi các công ty đầu ngành quyết định đầu tƣ đổi mới công nghệ thì các công ty nhỏ hơn sẽ tiếp nhận những công nghệ của các công ty lớn để tiếp tục khai thác. Hình thức này một mặt giúp các công ty lớn có điều kiện giảm thiểu chi phí đầu tƣ trong đổi mới trang thiết bị công nghệ nhƣng đồng thời cũng giúp các công ty có quy mô nhỏ với mức vốn vừa phải có đủ khả năng tài chính để mở rộng sản xuất với chất lƣợng sản phẩm đạt yêu cầu của thị trƣờng.

- Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngành dệt may Việt Nam nói chung và dệt may xuất khẩu nói riêng cần nhập khẩu những trang thiết bị, công nghệ dệt may hiện đại nhất hiện nay trên thế giới để nâng cao chất lƣợng in, nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Trong thời gian tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu và đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngành dệt, cần tập trung đầu tƣ nghiên cứu, nhập khẩu nguồn nguyên liệu vải mộc từ các nƣớc có nguồn nguyên liệu bông sẵn có và công nghệ dệt tiến tiến, nhƣ Ấn Độ, Pakistan... để sản xuất ra những sản phẩm vải cao cấp, đáp ứng nhu cầu của ngành may mặc xuất khẩu. Đây là một yêu cầu đặt ra trong việc nâng cao tính chủ động về nguyên liệu cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giá trị gia tăng cho sản phẩm may mặc xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm dệt cũng nhƣ hình thành các tập đoàn lớn

với công nghệ hiện đại, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn ISO 9000, 14000 và SA 8000 sẽ tạo cơ sở để các hãng lớn của Hoa Kỳ, EU... với những thƣơng hiệu nổi tiếng ký đặt hàng lâu dài với Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của mình từ cạnh tranh đơn thuần nhờ lao động rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng (thông qua chất lƣợng, dịch vụ và hình thức xuất khẩu). Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn những sản phẩm mà mình có lợi thế cạnh tranh cao để chuyển dịch và tập trung chuyên môn hóa sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng vƣợt trội và đa tính năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Tóm lại, bối cảnh quốc tế và trong nƣớc hiện nay đang đặt ngành dệt may nói chung và dệt may xuất khẩu Việt Nam nói riêng trƣớc các thách thức mới; đòi hỏi phải có các định hƣớng chính sách cũng nhƣ các quan điểm chỉ đạo đúng đắn, hợp lý. Hơn thế nữa, sau khi ACT có hiệu lực và việc Việt Nam chƣa phải là thành viên của WTO thì những khó khăn vốn có của ngành dệt may Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu lại càng trở nên phức tạp hơn. Hệ thống các giải pháp vĩ mô ở các cấp độ khác nhau đƣợc đƣa ra sau khi có những dự báo cho giai đoạn tới là cần thiết và cần đƣợc triển khai một cách nhất quán, đồng bộ.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu các sản phẩm dệt may thời gian qua đã mang về nguồn thu ngoại tệ đứng thứ hai sau dầu thô. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm duy trì và phát triển tốc độ tăng trƣởng của lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Phát triển công nghiệp dệt may hƣớng tới xuất khẩu là một trong các mục tiêu ban đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; bởi vì: Ngành dệt may giúp sử dụng nhiều lao động, đầu tƣ thấp và thời gian thu hồi vốn nhanh và đặc biệt là các quốc gia phát triển đã và đang chuyển giao ngành công nghiệp này sang các nƣớc đi sau... Hơn thế nữa, từ khi ACT có hiệu lực (01/01/2005) đến nay, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may đang ngày càng gay gắt; sự mở rộng thị trƣờng và thị phần của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam đã dẫn đến những khó khăn, trở ngại cho sự phát triển của ngành dệt may nói chung và việc tăng cƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may nói riêng... Rõ ràng là, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang đứng trƣớc những khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2010. Thực tế đó đòi hỏi phải có những giải pháp trung và dài hạn để tháo gỡ.

Đảng ta đã xác định rõ việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu là hết sức cần thiết và đã đặt ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Chính Phủ đã cụ thể hóa các định hƣớng này thông qua việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010-2020... Trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc này thì vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may xuất khẩu chính là việc khai thác các lợi thế tiềm năng và vốn có; hạn chế, khắc phục các tồn tại để có thể sản xuất, xuất khẩu ra các sản phẩm cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Thực tế là hiện nay, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may xuất khẩu còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của

Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và một số quốc gia khác. Lợi thế lớn nhất đang có của Việt Nam trong lĩnh vực này là giá nhân công hạ cũng sẽ mất dần cùng với sự phát triển của đất nƣớc và đời sống của nhân dân lao động không ngừng đƣợc nâng cao. Hơn thế nữa, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đang tăng với tốc độ tƣơng đối cao, nhƣng hàm lƣợng giá trị gia tăng trong mỗi đơn vị sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam lại rất thấp. Vì vậy, muốn thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra cũng nhƣ đạt đƣợc sự tăng trƣởng bền vững thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, khả năng tiếp cận các thị trƣờng ngoài, xây dựng thƣơng hiệu nƣớc của mỗi doanh nghiệp cho tới các giải pháp hỗ trợ từ phía Chính Phủ để phát triển đội ngũ các chuyên gia thiết kế thời trang, chuyển dần từ hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp... Các giải pháp đƣợc nêu ra là có tính khả thi. Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp đó thì các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam mới có thể duy trì và mở rộng thị phần cũng nhƣ khẳng định vị trí trên thị trƣờng thế giới./.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)