Bối cảnh trong nước.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 97 - 101)

1 Dệt thoi Trung Quốc, Nhật Bản, Italia 2.000.000 2 Rôto đánh sợi Trung quốc 6

3.1.2. Bối cảnh trong nước.

- Quá trình cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức sở hữu của các DNNN trong ngành dệt may.

Việc cải cách các DNNN hoạt động trong lĩnh vực dệt may đƣợc tiến hành thông qua các hình thức, nhƣ: cổ phần hóa các DNNN với cổ phần chi phối thuộc nhà nƣớc; giải thể hoặc sáp nhập các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả

và chuyển đổi một số công ty theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nƣớc một thành viên (bƣớc một của quá trình cổ phần hóa).

Theo VINATEX, yêu cầu của Chính phủ đặt ra cho VINATEX là đến hết năm 2005, toàn VINATEX sẽ phải cổ phần hóa khoảng 30 đơn vị trực thuộc bao gồm các công ty, nhƣ: Công ty may Thăng Long, Công ty Cơ khí May Gia Lâm, Công ty Cơ khí dệt may Hƣng Yên, Công ty May Nam Định... Chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2003, Tông công ty đã tiến hành cổ phần hóa đƣợc 9 công ty trực thuộc. Năm 2004, kế hoạch đặt ra cho VINATEX là cổ phần hóa 10 công ty trực thuộc, song do tăng tốc cổ phần hóa nên trong 6 tháng đầu năm 2004, đã có 10 doanh nghiệp hoàn thành quá trình định giá doanh nghiệp và tài sản; trong đó có hai đơn vị lớn là Công ty May Nhà Bè và Công ty May 10 đã hoàn tất thủ tục để trở thành công ty cổ phần... Công tác xử lý số lao động dƣ thừa do quá trình cổ phần hóa là một vấn đề phức tạp nên luôn đƣợc VINATEX coi trọng thông qua các ƣu đãi nhƣ: đƣợc quyền mua các cổ phần ƣu đãi hoặc đƣợc đào tạo lại để sắp xếp các công việc phù hợp với năng lực hơn... Theo báo cáo của VINATEX, chỉ tính riêng Quý I/2004, VINATEX đã giải quyết chế độ cho hơn 400 lao động dôi dƣ trong quá trình sắp xếp lại các DNNN với tổng kinh phí 14 triệu Đồng/01 Lao động. Có thể khẳng định rằng, về cơ bản quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc VINATEX đang diễn ra khá suôn sẻ và đạt các yêu cầu đặt ra cũng nhƣ đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.5

Bên cạnh việc tiến hành cổ phần hóa, việc đổi mới các DNNN ở VINATEX còn đƣợc tiến hành thông qua chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức công ty mẹ, con và công ty TNHH một thành viên. Theo đó, mô hình công ty mẹ - con sẽ bao gồm các công ty TNHH một thành viên do nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn và các công ty cổ phần, các công ty TNHH từ hai thành viên trở lên... nhƣng công ty mẹ nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối. Điển hình trong số các công ty chuyển đổi theo hình thức công ty mẹ, con là Công ty May Việt Tiến mà bƣớc đầu hoạt động của công ty đã ổn định, đạt hiệu quả cao. Sau

5

Công ty Việt Tiến, sẽ có một số công ty khác thuộc VINATEX đƣợc chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ, con, nhƣ: Công ty Dệt Phong Phú... Các công ty đã chuyển đổi thành công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên là Công ty Dệt 8/3, Công ty Dệt Việt Thắng, Công ty Dệt may Thắng Lợi, Công ty Tài chính Dệt May, Công ty Dệt kim Đông Xuân, Công ty Bông Việt Nam... Nhờ đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại các DNNN trong ngành dệt may, nên số DNNN phải hoàn tất cổ phần hóa trong năm 2005 là 07 doanh nghiệp so với 14 doanh nghiệp theo dự kiến; số doanh nghiệp mà nhà nƣớc còn nắm giữ 100% vốn trong năm 2005 chỉ còn 9 doanh nghiệp6

.

Nhƣ vậy, tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trong ngành dệt may năm 2004, 2005 đã có nhiều thuận lợi hơn năm 2003 (năm đầu tiên triển khai cổ phần hóa) do VINATEX đã có những kinh nghiệm ích lũy và thời gian triển khai cổ phần hóa không bị trói buộc. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các thủ tục để cổ phần hóa doanh nghiệp, các ban ngành chức năng đã kịp thời ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn nên quá trình triển khai đƣợc thuận lợi hơn rất nhiều (Thông tƣ hƣớng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần; Quyết định cho phép các doanh nghiệp kiểm toán, cung cấp các dịch vụ tài chính có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào việc định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa của Bộ Tài chính...).

- Về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành dệt may.

Trong khoảng 15 năm trở lại đây, số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành dệt may đã có sự tăng trƣởng nhanh chóng. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế khác nhau (vốn, công nghệ...) nên sự đóng góp của khối doanh nghiệp này vào tốc độ tăng trƣởng toàn ngành còn rất hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có. Theo các số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đến hết năm 2001 toàn ngành có khoảng 500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (40 doanh nghiệp dệt sợi, 460 doanh nghiệp may) và hàng vạn cơ sở sản xuất nhỏ, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Tuy

6

nhiên, quy mô của các doanh nghiệp này còn rất nhỏ và đa phần hoạt động trong lĩnh vực may. Chỉ có khoảng 40% số doanh nghiệp này có từ 400 đến 1000 máy, số còn lại chỉ có từ 100 đến 400 máy may. Hơn thế nữa, phần lớn các trang thiết bị công nghệ ở thế hệ những năm 80 thậm chí trong các doanh nghiệp dệt còn xuất hiện hiện tƣợng mua lại các máy đã qua sử dụng mà các doanh nghiệp quốc doanh thải ra. Hiện tƣợng này đƣợc đánh giá là do quy mô của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ lại không đƣợc đối xử công bằng nhƣ các DNNN nên họ ít có điều kiện để đầu tƣ đổi mới công nghệ (đặc biệt trong lĩnh vực dệt).

Về nguồn nhân lực, phần lớn lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều chƣa qua đào tạo, trình độ chuyên môn thấp nên năng suất lao động không cao kéo theo thu nhập thấp. Đây là nguyên nhân khiến ngƣời lao động không gắn bó với doanh nghiệp, sẵn sàng bỏ việc nếu tìm đƣợc một công việc mới có mức thu nhập tƣơng xứng hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, những lao động có tay nghề khá hơn thƣờng tìm cách chuyển sang các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc doanh nghiệp quốc doanh có mức thu nhập cao hơn... Vì vậy, nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp dân doanh nói chung hay bị xáo trộn, giá trị gia tăng trên mỗi suất lao động thấp.

Những khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và năng lực sản xuất đang là những hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong ngành dệt may hiện nay. Bên cạnh những tồn tại nêu trên, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực dệt may cũng có những thuận lợi nhất định trong quá trình phát triển, nhƣ: Sự táo bạo trong đầu tƣ đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất ngành dệt của một số các doanh nghiệp dân doanh đã nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng quốc tế. Thời gian gần đây, những chuyển biến lớn ở khu vực kinh tế tƣ nhân hoạt động trong lĩnh vực dệt may đáng đƣợc ghi nhận chính là những chuyển biến trong đầu tƣ và sự hình thành, phát triển một số công ty có quy mô lớn nhƣ Công ty Dệt Thái Tuấn, Công ty Dệt Phƣớc Thịnh...

Bên cạnh quá trình cải cách DNNN và sự gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì xu thế liên doanh, liên kết, gọi vốn đầu tƣ từ các quốc gia nhập khẩu đang ngày một gia tăng. Điển hình là những liên doanh với Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU trong ngành dệt may đang ngày càng nhiều. Đây là một xu thế đáng đƣợc quan tâm và khuyến khích phát triển.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 97 - 101)