Tình hình phát triển công nghiệp dệt may và xuất khẩu sản phẩm dệt may ở một số quốc gia.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 33 - 38)

dệt may ở một số quốc gia.

1.2.1.1. Tình hình công nghiệp dệt may và xuất khẩu sản phẩm dệt may ở Trung Quốc.

Những điều chỉnh lớn của Trung Quốc đầu những năm 1990 đƣợc thực hiện thông qua việc khuyến khích sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ để hình thành các doanh nghiệp lớn, có khả năng đáp ứng kịp thời cả về thời gian, chất lƣợng và số lƣợng cho những đơn hàng hớn. Nếu năm 1980 ở Trung Quốc mới có 37.900 doanh nghiệp nhỏ thì 15 năm sau, Trung quốc đã có tới 102.500 doanh nghiệp; số lƣợng lao động đƣợc sử dụng từ khoảng 6 triệu lao động lên tới 12,43 triệu lao động; quy mô một doanh nghiệp bình quân là 121 lao động, sản lƣợng hàng năm khoảng 8,2 triệu NDT (lợi nhuận khoảng 259.700 NDT). Điều đặc biệt đáng chú ý là lợi nhuận các doanh nghiệp này có đƣợc không phải do quy mô của nền kinh tế hoặc khả năng cạnh tranh cao của sản phẩm hàng hóa dịch vụ mang lại vì lúc này nền công nghiệp dệt may của Trung Quốc cũng đang trong thời kỳ trì trệ, thể hiện:

- Chỉ có 10% số vải bông sản xuất ra đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trƣờng thế giới.

- Chỉ có 15% số máy dệt bông là loại máy tự động.

- Có tới 94% trong tổng số 824.000 máy dệt thoi - khung cửi đã quá hạn sử dụng. - Các công ty nƣớc ngoài chiến tới 34% tổng giá trị xuất khẩu (1999). - Giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu dệt may là không đáng kể.

Bên cạnh đó, các công ty thuộc sở hữu nhà nƣớc giai đoạn này cũng hoạt động rất kém hiệu quả:

- Năm 1996, 55% (trong tổng số 3.061) doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong ngành công nghiệp dệt may sản xuất thua lỗ với mức lỗ lên tới 11,17 tỷ NDT; tính chung cả ngành, nhà nƣớc phải bù lỗ khoảng 8,35 tỷ NDT.

- Năm 1999, sản lƣợng đầu ra của các doanh nghiệp dệt thuộc sở hữu nhà nƣớc giảm tới 25% so với cùng kỳ năm trƣớc và tƣơng ứng với nó, số tiền chính phủ phải bỏ ra bù lỗ cũng giảm xuống còn 0,37 tỷ NDT; song chính quyền Trung ƣơng Trung Quốc cũng bao cấp cho các doanh nghiệp này khoảng 60 tỷ NDT dƣới các hình thức: Vay đầu tƣ lãi suất thấp, trợ cấp tài chính trực tiếp; giải quyết các khoản phúc lợi xã hội cho công nhân, xóa các khoản nợ xấu...

Để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt may, năm 1998, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Cục Công nghiệp dệt may Quốc gia và Hiệp hội Dệt may Trung Quốc. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách tái cơ cấu, giảm quy mô và nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp dệt may. Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết triển khai chính sách này một cách tƣơng đối cứng rắn nên đã mang lại hiệu quả cao đối với các mục tiêu đặt ra. Trong thời gian triển khai kế hoạch này, Trung Quốc đã dỡ bỏ khoảng 1.000.000 máy se sợi bông công nghệ lạc hậu; cắt giảm một lƣợng lớn lao động phổ thông trong ngành công nghiệp dệt; đƣa các doanh nghiệp dệt thuộc sở hữu nhà nƣớc quay lại hoạt động một cách hiệu quả chỉ sau ba năm. Nhờ những chính sách đúng đắn này, số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may của Trung Quốc đã giảm từ 102.500 năm 1995 xuống còn 24.500 vào năm 2001; số lao động đã giảm nhanh chóng từ 12,43 triệu năm

1995 xuống còn 5,07 triệu vào năm 2001; và tổng giá trị sản xuất bình quân của mỗi doanh nghiệp cũng tăng từ 8,2 triệu NDT lên 44,13 triệu NDT trong cùng khoảng thời gian... Điều không thể không đề cập tới là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng rõ rệt và khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn cũng đƣợc cải thiện.

Để chuẩn bị cho giai đoạn hậu hạn ngạch, từ năm 1998, Trung Quốc đã tiến hành nhiều chính sách cải cách để phát triển ngành dệt may nhƣ từng bƣớc tƣ nhân hóa, cho phá sản các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) làm ăn thua lỗ, đổi mới trang thiết bị công nghệ... Tuy nhiên, ngay cả khi đã đạt đƣợc thỏa thuận gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại lớn nhất thế giời này thì nền công nghiệp dệt may Trung Quốc vấn còn ít nhất là ba thách thức lớn ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh là: (1) Thuế quan và các chính sách liên quan đến nhập khẩu của các quốc gia bạn hàng. (2) Chống phá giá và các tranh luận thƣơng mại liên quan đến bảo hộ thị trƣờng trong nƣớc của các nƣớc nhập khẩu. Và (3) các vấn đề phát sinh do các tiêu chuẩn quốc tế gây ra (ISO 9000, 14000; SA 8000 và WRAP...).

1.2.1.2. Tình hình công nghiệp dệt may và xuất khẩu sản phẩm dệt may ởẤn Độ.

Trong khi những thành công của Trung Quốc mang nặng dấu ấn của Chính quyền Trung ƣơng với những cải cách cứng rắn thì nhân tố mang lại thành công của Ấn Độ lại bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức của giới chủ và ngƣời dân về một số lĩnh vực sau nhằm nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ:

- Vai trò của ngành công nghiệp dệt may trong việc cung cấp một trong những nhu cầu cơ bản, cần thiết nhất của con ngƣời cũng nhƣ tầm quan trọng của ngành này trong việc duy trì tốc độ phát triển và cải thiện chất lƣợng cuộc sống của nhân dân lao động.

- Vị thế đặc biệt của ngành dệt may với đặc điểm là một ngành công nghiệp tự lực, từ các sản phẩm nguyên liệu thô đến việc cung cấp các sản phẩm đã hoàn thiện, với việc duy trì giá trị gia tăng trong mỗi giai đoạn sản xuất.

- Tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp dệt may đối với việc tạo ra các cơ hội việc làm trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ... tại các vùng nông thôn và thành phố, đặc biệt đối với phụ nữ và những ngƣời thiệt thòi (tàn tật). Bên cạnh đó, ngay từ năm 1985, Chính phủ Ấn Độ đã đề ra Chính sách phát triển công nghiệp dệt nhằm củng cố và phát triển ngành công nghiệp này nhƣ là động lực để phát triển công nghiệp may. Nhờ có chính sách đúng đắn và sự nhất quán trong triển khai, kết quả phát triển ngành trong những năm vừa qua là khả quan: Tốc độ tăng trƣởng bình quân (1995-2005) ƣớc đạt 7.13%/năm (với công nghiệp may mặc); số lƣợng vải tính trên đầu ngƣời tăng 3,6%/năm; tổng giá trị xuất khẩu vải tăng 13,32%/năm; và 13% tổng giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu đƣợc sản xuất trong nƣớc...

Chính phủ Ấn Độ đã thƣờng xuyên quan tâm đến những thay đổi và các cơ hội do sự thay đổi của môi trƣờng toàn cầu mang lại, đặc biệt là những thay đổi đầu tiên của quá trình liên quan đến việc hạn chế số lƣợng nhập khẩu và giảm thuế để tham gia vào thị trƣờng dệt may toàn cầu nhằm kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết cho giới chủ và ngƣời lao động. Bên cạnh đó, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp để giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa những lợi thế so sánh vốn có của mình khi tham gia vào thị trƣờng dệt may thế giới thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Với kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm về các vấn đề mà ngành phải đối mặt, các quan điểm của nhiều nhà sở hữu tƣ nhân, qua những đề xuất của Uỷ ban chuyên nghiên cứu về lĩnh vực dệt may của Chính phủ Ấn Độ (Expert Committee), để hình thành hệ thống mục tiêu và các chính sách cụ thể giúp thực hiện các mục tiêu đó trong giai đoạn đến 2005 nhƣ sau:

- Mục tiêu xuyên suốt cho giai đoạn 2000 - 2005 là tập trung vào các lĩnh vực có tính đột phá (đặc biệt là công nghiệp dệt) và củng cố chiến lƣợc phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

+ Hỗ trợ các ngành công nghiệp dệt để đạt đƣợc và duy trì vị thế cao trong ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may thế giới (hƣớng tới xuất khẩu thành phẩm).

+ Trong giai đoạn đầu cần có các chính sách ƣu đã để ngành công nghiệp này có đủ khả năng duy trì thị phần trong nƣớc khi sức ép cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu gia tăng.

+ Nâng cao tính cạnh tranh tự do của môi trƣờng kinh tế trong nƣớc đặc biệt là đối với ngành công nghiệp dệt may.

+ Cho phép ngành công nghiệp dệt may xây dựng và nâng cao năng lực sản xuất của mình theo nhiều cấp độ khác nhau để có thể đáp ứng các hệ tiêu chuẩn ISO và SA... đối với công nghiệp dệt may. Khuyến khích mọi nguồn lực ở trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển công nghiệp dệt may cũng nhƣ thực hiện các dự án nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực ngành.

+ Lĩnh vực đột phá trong công nghiệp dệt là nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa các loại sợi đang có nhu cầu cao và dự báo các xu thế thay đổi, phát triển nhu cầu của thị trƣờng thế giới về sợi để tạo tiền đề cho đa dạng hóa các sản phẩm vải dệt có giá trị cao.

+ Áp dụng công nghệ IT nhƣ một phần không thể thiếu trong toàn bộ quá trình sản xuất vải để giúp ngành công nghiệp dệt đạt đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng, thiết kế và marketing.

+ Duy trì, tăng cƣờng và đúc kết kinh nghiệm truyền thống của các thợ dệt thủ công để giúp họ nâng cao năng lực sản xuất.

+ Khôi phục lại cấu trúc ngành thông qua việc nâng cao chất lƣợng (kỹ năng và khả năng) của nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực tại các công đoạn phi tập trung của ngành công nghiệp dệt may).

+ Gia tăng số lƣợng việc làm thông qua thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành.

Sau khi thông qua mục tiêu và hệ thống các chính sách, Chính phủ Ấn Độ đã hình thành một cơ chế cộng tác hiệu quả giữa chính phủ (các bộ ngành liên quan) với giới chủ, nghiệp đoàn của công nhân, nông dân và các tổ chức phi chính phủ trong quá trình triển khai. Nhờ đó, hiệu quả mang lại rất khả quan.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)