Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 70)

09 Áo veston nam 20 Hàng may chất liệu len 10 Bộ quần áo nữ 21 Hàng may lụa và sợi thực vật

2.3.1.Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam.

những tháng đầu năm 2005 – thời điểm dỡ bỏ hạn ngạch – cho thấy một thực tế là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trƣờng này là rất thấp, và hơn nữa, chƣa dễ dàng khắc phục đƣợc.

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam thời gian qua. Việt Nam thời gian qua.

2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam. phẩm dệt may Việt Nam.

Những phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam ở trên cho thấy, sản phẩm xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã có một số thế mạnh đáng kể. Một là, sản phẩm dệt may Việt Nam đang có chuyển biến tích cực về cơ cấu và bƣớc đầu đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng về chất lƣợng, mẫu mã; Hai là, sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam có giá cả khá thấp, có tác dụng kích thích tiêu thụ, trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang kinh doanh xuất khẩu có lãi; Thứ ba là, mặc dù chịu tác động của những diễn biến phức tạp trên thị trƣờng thế giới, xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam những năm qua đã không ngừng mở rộng thị trƣờng, tăng kim ngạch, khẳng định đƣợc vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may, đồng thời đóng góp tích cức cho sự phát triển kinh tế trong nƣớc.

Những điểm mạnh nói trên của sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó nổi bật lên những nhân tố sau:

- Về môi trường vĩ môi.

Môi trƣờng trong và ngoài nƣớc tƣơng đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp dệt may xuất khẩu. Những năm qua, ngành sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có những kết quả đáng khích lệ cả về mặt lƣợng và mặt chất; xu thế mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế đã tạo đà phát triển cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và dệt may xuất khẩu nói riêng. Với một loạt các sự kiện nhƣ việc Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã đƣợc thực thi vào đầu năm 2002; ký kết với Liên minh Châu Âu về việc loại bỏ hạn ngạch, gia nhập AFTA... đã góp phần tích cực trong hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của của toàn ngành. Bên cạnh đó, Việt Nam và Hoa Kỳ đã bình thƣờng hoá mối quan hệ kinh tế và Việt Nam đƣợc hƣởng Quy chế tối huệ quốc...

- Về chính sách hỗ trợ phát triển.

Sự quan tâm, hỗ trợ đầu tƣ và phát triển năng lực sản xuất của Chính phủ là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt nam nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Việc Chính phủ phê duyệt hoạch định chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 với mức đầu tƣ lớn và mức độ ƣu tiên cao đã thể hiện chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về ƣu tiên phát triển ngành công nghiệp này trong thời gian tới. Đây thật sự trở thành một điểm mạnh đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may xuất khẩu trong tƣơng lai.

- Về giá nhân công.

Giá nhân công rẻ đã giúp các sản phẩm dệt may Việt Nam thâm nhập và duy trì, phát triển thị phần hàng hóa của mình trên mọi thị trƣờng. Nhƣ đã phân tích ở trên, đến nay, giá nhân công Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia là đối thủ cạnh tranh khác. Tuy yếu tố giá nhân công chi phối mạnh tới giá thành sản phẩm gia công xuất khẩu song nếu tính trong tổng giá thành sản phẩm thì giá nhân công lại chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy, có thể khẳng định rằng giá nhân công thấp làm cho giá cả gia công xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác song đây chỉ là những điểm mạnh trong

sách lƣợc kinh doanh vì nó không đem lại giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm xuất khẩu. Mặt khác, lợi thế cạnh tranh có đƣợc do mức giá nhân công thấp cũng bị giảm sút bởi năng suất lao động của công nhân ngành dệt may Việt Nam thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới và trong khu vực.

- Về phương thức phân phối sản phẩm.

Trong hai phƣơng thức xuất khẩu sản phẩm dệt may (gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp - FOB), hình thức xuất khẩu trực tiếp mang lại giá trị gia tăng cao nhƣng cũng tỷ lệ thuận mới mức độ rủi ro và đòi hỏi các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển tƣơng đối cao (điểm yếu nhất của công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay). Trong khi đó, phƣơng thức gia công xuất khẩu đang tỏ ra phù hợp với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu hiện nay hơn. Với việc lựa chọn hình thức gia công xuất khẩu là chủ yếu, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện để khai thác tốt các lợi thế so sánh của mình. Hơn thế nữa, phƣơng thức gia công xuất khẩu là hình thức quan trọng giúp các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam tạo dựng uy tín cho sản phẩm của mình trên thị trƣờng thế giới. Thông qua hình thức gia công xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nƣớc có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về tổ chức, quản lý sản xuất; marketing sản phẩm ra thị trƣờng quốc tế; tiếp thu công nghệ mới; tích luỹ nguồn lực tài chính... tạo điều kiện để phát triển phƣơng thức xuất khẩu trực tiếp sau này.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 70)