Bối cảnh quốc tế và thách thức mới của thị trường dệt may thế giới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 87 - 97)

1 Dệt thoi Trung Quốc, Nhật Bản, Italia 2.000.000 2 Rôto đánh sợi Trung quốc 6

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và thách thức mới của thị trường dệt may thế giới.

- Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế khách quan và diễn ra một cách nhanh chóng.

Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều nhìn nhận khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế thế giới là một xu thế khách quan; mọi quốc gia muốn phát triển nhất thiết phải tham gia vào quá trình ấy. Trong xu thế này, các khối liên kết kinh tế đã đang và sẽ đƣợc thành lập luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế cho các quốc gia thành viên nhƣ mục tiêu chính, căn bản và xuyên suốt. Mọi quốc gia đi ngƣợc lại xu thế này tất yếu sẽ lạc hậu và không có môi trƣờng, điều kiện thuận lợi để phát triển.

Vừa qua, EU đã quyết định mở rộng khối liên minh thêm 10 quốc gia (tháng 4/2004) đƣa tổng dân số trong khối lên tới 500 triệu ngƣời và GDP toàn khối đạt 10.000 tỷ USD (gần tƣơng đƣơng với nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ). Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Khối MECOSUR với sự tham gia của 33 quốc gia với khoảng 911 triệu ngƣời, GDP của khu vực này đạt khoảng 11.000 tỷ USD... là những minh chứng cụ thể cho quá trình liên kết kinh tế theo hƣớng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng. Hơn thế nữa, toàn cầu hóa kinh tế quốc tế còn thể hiện qua việc WTO đã phát động vòng đàm phán Doha mới (đầu năm 2005) với việc đƣa ra các yêu cầu tự do hóa thƣơng mại nhanh hơn nữa; vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đang ngày càng lớn mạnh (chỉ tính riêng 70.000 công ty đa quốc gia đã chiến tới 1/3 tổng thƣơng mại toàn cầu và đã đóng vai trò chi phối nhiều loại hàng hóa, giá cả, kỹ thuật và vốn của nền sản xuất thế giới). Bên cạnh các khối kinh tế đã hình thành thì việc các quốc gia có cùng tôn giáo, gần nhau về vị trí

địa lý hay tƣơng đồng về trình độ phát triển cũng đang nỗ lực hình thành các liên kết kinh tế nhƣ bƣớc khởi sự để triển khai hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới: Nhóm các quốc gia hình thành theo thỏa thuận Thƣợng Hải; cộng đồng các quốc gia Châu Phi cũng nhƣ sự tƣơng trợ chính thức và không chính thức trong cộng đồng các quốc gia Hồi giáo...

Đồng thời với xu thế hội nhập khu vực và thế giới, những mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế cũng nhƣ sự chi phối tới chính trị của các quốc gia phát triển đối với các nƣớc đang và chậm phát triển cũng ngày càng rõ rệt. Việc các quốc gia G8 rất khó đạt đƣợc những cam kết có lợi hơn cho thƣơng mại toàn cầu cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các quốc gia đang phát triển đã trở thành vấn đề thƣờng niên của cuộc gặp thƣợng đỉnh hàng năm (giảm thiểu để đi đến xóa bỏ bảo hộ một số lĩnh vực của G8, giảm và xóa nợ cho các nƣớc nghèo nhất thế giới...). Bên cạnh đó, mức độ xung đột về lợi ích giữa khối các quốc gia phát triển và các nƣớc còn lại đang ngày càng gay gắt. Mặc dù các nƣớc đi sau luôn phải chấp nhận luật lệ thƣơng mại tự do của WTO (do các nƣớc phát triển đi trƣớc xây dựng) nhƣng do sự gia tăng vai trò cũng nhƣ thị trƣờng của các quốc gia đang phát triển nên tiếng nói của khối này trong các vòng đàm phán thƣơng mại toàn cầu đang ngày càng có trọng lƣợng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các cuộc đàm phán đổ vỡ (điểm hình là vòng đàm phán Doha 2001). Trong khi các quốc gia phát triển luôn yêu cầu các nƣớc đi sau mở cửa hơn nữa cho hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu thì họ lại kiên trì bảo hộ một số ngành sản xuất trong nƣớc (dƣới những hình thức truyền thống - hạn ngạch và các hình thức bảo hộ mới - chống phá giá, áp dụng các tiêu chuẩn về lao động, môi trƣờng, xã hội...).... Rõ ràng là, xu thế toàn cầu hóa cũng nhƣ vai trò ngày càng lớn mạnh của khối các quốc gia đang phát triển là không thể đảo ngƣợc song nó cũng đồng thời tồn tại các mâu thuẫn cố hữu bắt nguồn từ sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển cũng nhƣ lợi ích do toàn cầu hóa mang lại khác nhau giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Từ những năm 30, các hạn chế về số lƣợng hàng trong buôn bán dệt may đã đƣợc Mỹ và một số nƣớc Phƣơng Tây áp đặt để hạn chế nhập khẩu hàng dệt may. Năm 1961, hàng dệt may bắt đầu đƣợc xem xét một cách chính thức bên ngoài các quy định thông thƣờng của GATT bằng các thoả thuận ngắn và dài hạn về sợi bông và sau đó (năm 1974) là Hiệp định Đa sợi (Multi Fibre Arrangement - MFA). Theo MFA, các nƣớc nhập khẩu có thể thông qua các thoả thuận song phƣơng hoặc trong trƣờng hợp không đi đến thoả thuận song phƣơng có thể đơn phƣơng thiết lập hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may đối với từng nƣớc xuất khẩu và tốc độ tăng của hạn ngạch thay đổi tuỳ theo mỗi nƣớc.

Năm 1994, trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay của WTO, ATC ra đời thay thế cho MFA và là hiệp định quốc tế chính thức bao trùm trong lĩnh vực dệt may. Theo quy định của ATC, quá trình tự do hóa buôn bán các sản phẩm dệt may sẽ chuyển qua một giai đoạn chuyển tiếp, bắt đầu từ 01/01/1995 và đƣợc thực hiện theo 2 nội dung chính:

Hàng dệt may hội nhập dần dần vào các quy định thông thƣờng của GATT, quá trình này bao gồm 4 giai đoạn:

+ Ngày 01/01/1995 hội nhập không dƣới 16% khối lƣợng hàng hoá nhập khẩu theo bản danh mục hàng hoá của Hiệp định.

+ Ngày 01/01/1998 hội nhập không dƣới 17% tiếp theo khối lƣợng hàng hoá nhập khẩu.

+ Ngày 01/01/2002 hội nhập không dƣới 18% tiếp theo khối lƣợng của hàng hoá nhập khẩu.

+ Ngày 01/01/2005 tất cả các hàng hoá còn lại phải đƣợc hội nhập, các hạn chế theo MFA sẽ đƣợc loại bỏ hoàn toàn.

Trong từng giai đoạn, mỗi nƣớc nhập khẩu có quyền lựa chọn bất cứ sản phẩm nào trong 4 loại: sợi, vải, sản phẩm dệt và quần áo để đƣa vào danh mục hội nhập. Các sản phẩm này không nhất thiết phải giống nhau ở các quốc gia nhập khẩu. Thông thƣờng các sản phẩm đƣợc lựa chọn thƣờng là các sản phẩm ít nhạy cảm.

Bên cạnh đó, thời gian trƣớc khi ATC có hiệu lực hoàn toàn cũng nhƣ đối với các quốc gia chƣa là thành viên của WTO thì tốc độ gia tăng hạn ngạch đối

với các sản phẩm còn bị hạn chế là rất lớn. Hiệp định đƣa ra một cách thức gia tăng tốc độ tăng trƣởng hạn ngạch đối với các sản phẩm còn bị hạn chế theo các thoả thuận song phƣơng trƣớc đây của MFA. Trong giai đoạn 1 (từ 1995 đến hết 1997) đối với mỗi hạn chế song phƣơng, mức tăng trƣởng hạn ngạch sẽ không dƣới 16%, là mức cao hơn so với mức gia tăng theo MFA. Trong giai đoạn 2 (từ 1998 đến hết 2001), mức tăng trƣởng phải là 25%, cao hơn mức tăng ở giai đoạn 1. Giai đoạn 3 (từ 2002 đến hết 2004) mức tăng trƣởng phải là 27% cao hơn mức tăng trƣởng ở giai đoạn 2.

Các hạn chế không phải của MFA và không đƣợc điều chỉnh theo GATT phải đƣợc đƣa vào để phù hợp với GATT hoặc bị loại bỏ luỹ tiến trong một thời hạn không vƣợt quá thời hạn của Hiệp định, tức là vào năm 2005. Trong thời kỳ chuyển đổi, Hiệp định cũng cho phép các nƣớc thành viên có thể áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời đối với các sản phẩm chƣa chịu sự điều tiết của Hiệp định. Tuy nhiên, cần phải chứng minh rằng các sản phẩm này đang đƣợc nhập khẩu với khối lƣợng lớn làm thiệt hại nghiêm trọng hay đe doạ làm thiệt hại các sản phẩm tƣơng tự ở trong nƣớc.

Theo Hiệp định hàng Dệt may (ATC) ký tại vòng đàm phán thƣơng mại đa biên tháng 4/1994 ở Maraket ghi nhận rằng ATC sẽ thay cho Hiệp định đa sợi (MFA) thì đến ngày 01 tháng 1 năm 2005, tất cả hàng dệt may phải đƣợc hoà nhập trở lại theo những nguyên tắc thƣơng mại thông thƣờng của WTO. Nhƣ vậy, hạn ngạch hàng may mặc vào Mỹ cũng nhƣ các quốc gia phát triển thuộc WTO khác sẽ đƣợc loại bỏ đối với các quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may là thành viên WTO và thuế trung bình sẽ giảm (9% ở thị trƣờng Mỹ). Đây là một thách thức lớn đối với các quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may chƣa là thành viên WTO (trong đó có Việt Nam).

Hiện nay, các quốc gia thành viên WTO đã hội nhập hoàn toàn về thƣơng mại dệt may từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và Việt Nam cũng đang đứng trƣớc sức ép phải hội nhập hoàn toàn vào Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA). Cùng với xu thế hội nhập sâu rộng trong tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh các cuộc đàm phán song

và đa phƣơng để ký kết các hiện định thƣơng mại tự do nhằm tăng cƣờng các quan hệ song và đa phƣơng... Điều này đã cho phép các quốc gia thâm nhập mạnh hơn vào thị trƣờng của nhau nên các quốc gia có ƣu thế về mỗi chủng loại hàng hóa có khả năng xâm nhập và chiếm lĩnh thị phần ở các quốc gia khác. Đối với hàng dệt may xuất khẩu, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Banglades... là những quốc gia có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần xuất khẩu các sản phẩm này.

Sự chuyển dịch căn bản của thị trƣờng hàng dệt may sẽ có tác động đáng kể tới xuất khẩu của nhiều nƣớc đang phát triển và các nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu hàng may mặc. Các nƣớc nhƣ Campuchia với thị phần hàng dệt may chiếm tới 85% trong tổng cơ cấu hàng xuất khẩu, Bangladesh (chiếm 75%) và Nepal (chiếm 40%) cần phải rất cố gắng để ít nhất giữ đƣợc thị phần của mình trên thị trƣờng thế giới nếu không sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng cũng nhƣ phải đối mặt với các tác động xã hội sâu sắc hơn. Trên thực tế các nƣớc đang phát triển dễ phải gánh chịu những tổn thất to lớn trƣớc quá trình tự do hoá thị trƣờng hàng dệt may nếu không chuẩn bị tốt cho những thay đổi về thị trƣờng và môi trƣờng kinh doanh dự kiến. Thay vì giành đƣợc các thị trƣờng xuất khẩu mới nhƣ đã hy vọng sau các thoả thuận của vòng đàm phán Uruguay, nhiều nƣớc lại có nguy cơ mất đi các thị trƣờng hiện nay. Những mất mát này lại sẽ làm mất đi niềm tin vào các cam kết của chƣơng trình phát triển Doha. Do vậy, các nƣớc và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có sự chuẩn bị cho một thực tế mới trong buôn bán quốc tế về hàng dệt may.

Theo các nhà phân tích, có thể có một số nhân tố tác động tới những ngƣời tham gia thị trƣờng này khi hệ thống hạn ngạch đƣợc dỡ bỏ. Dƣới đây là 3 nhân tố quan trọng:

+ Việc sử dụng hạn ngạch: Các nƣớc đã sử dụng hết các hạn ngạch của mình trong những năm trƣớc năm 2005 có thể sẽ tăng đƣợc lƣợng hàng dệt may xuất khẩu sau ngƣỡng 2005. Các nƣớc không thể sử dụng hết hạn ngạch hiện nay thì không thể có lợi từ việc mở cửa thị trƣờng. Do vậy quá trình giám sát

việc triển khai hạn ngạch là một vấn đề quan trọng. Do chỉ còn Canada, EU và Hoa Kỳ là đang tiếp tục áp dụng hạn ngạch nên các nƣớc đang thực hiện theo hệ thống này cần phải theo sát việc thực thi hạn ngạch.

+ Khai thác các mặt hàng không bị hạn ngạch: Sau giai đoạn thứ ba của Hiệp định hàng dệt may vào tháng 01/2002 thì thị trƣờng hàng dệt may thế giới đã bắt đầu có sự thay đổi thông qua việc bãi bỏ hạn ngạch đối với một số chủng loại sản phẩm, điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển trong tƣơng lai. Bắt đầu từ năm 2002, Hoa Kỳ đã đƣa 7 chủng loại sản phẩm hàng dệt may vào điều chỉnh theo quy định của WTO, theo đó bãi bỏ hạn ngạch cho các chủng loại này và đã tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong buôn bán hàng dệt may. Trong tất cả các chủng loại đƣợc dỡ bỏ hạn ngạch, Trung Quốc là nƣớc đã tận dụng cơ hội này để tăng mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Hoa Kỳ hiệu quả nhất và một số chủng loại đã tăng tới vài trăm phần trăm. Trong khi các nƣớc khác chỉ tăng xuất khẩu đối với một số chủng loại thì chỉ có Trung Quốc là tăng tất cả các chủng loại, nguyên nhân chủ yếu là do sự suy yếu của các nƣớc cung cấp khu vực Trung Mỹ và Caribe, khiến cho một số nhà sản xuất nhỏ mất thị phần của mình.

+ Xuất khẩu với số lượng lớn: Các nƣớc đang phát triển không chịu ảnh hƣởng của những hạn chế về hạn ngạch sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt mà trƣớc đó họ chƣa từng gặp phải. Đó là khả năng đáp ứng những đơn hàng với số lƣợng lớn trong một thời gian ngắn. Đối với các nƣớc đang phát triển mà số lƣợng hàng xuất khẩu hiện không đáng kể, đây sẽ là một vấn đề khó khăn hơn khi những nƣớc này tham gia hay giữ thị phần của mình trên thị trƣờng thế giới mà tiêu chí sản xuất với số lƣợng lớn sẽ trở thành một đòi hỏi cấp thiết. Các nhà nhập khẩu quốc tế lớn không thể mua hàng từ một nƣớc mà chỉ có một vài công ty sản xuất để đáp ứng cho thị trƣờng quốc tế. Đây là một trong những lý do khiến xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc đang tăng trƣởng đến "chóng mặt" kể từ đầu năm 2005.

Trƣớc khi chế độ hạn ngạch dệt may đƣợc xoá bỏ, các quốc gia đã lƣờng trƣớc những khó khăn khi phải đối mặt với cƣờng quốc dệt may Trung Quốc. Tuy nhiên những con số từ đầu năm 2005 tới nay cho thấy, thực tế còn đáng lo

ngại hơn nhiều so với những phỏng đoán ban đầu. Đối với EU, một số mặt hàng dệt may của Trung Quốc xuất sang tăng nhanh ngoài sức tƣởng tƣợng. Tính riêng trong tháng 1-2005, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU15 đã tăng tới 47% so với cùng kì năm trƣớc. Trong khi đó, tại Mỹ, số liệu trong tháng 2 và 3 cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc tăng 63% so với cùng kì. Chỉ tính riêng tháng 1, xuất khẩu dệt may Trung Quốc sang Mỹ đạt 1.4 tỷ USD, tăng tới 65.26%. Tính chung 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã xuất khoảng 84.48 triệu áo sơ mi chất liệu cotton sang Mỹ. Ngoài những thị trƣờng quan trọng kể trên, xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào các quốc gia và khu vực khác cũng tăng khá: sang Thổ Nhĩ Kì tăng 78.9%, Nhật Bản 11.9%, và Hồng Kông 18.26%).

Do việc hội nhập hoàn toàn của hàng dệt may thế giới theo Hiệp định thuế quan và mậu dịch của WTO nên sẽ có những thách thức mới, nhƣ:

Phải cạnh tranh ở các thị trường tiêu thụ đang nổi lên: Thƣơng mại sẽ không còn bị điều chỉnh bởi các hạn chế về số lƣợng và do vậy một thị trƣờng rộng lớn và ngày một phát triển đang mở ra trƣớc mắt các nhà xuất khẩu. Bên cạnh các thị trƣờng Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, nơi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và mức tăng xuất khẩu giảm xuống lại nổi lên các thị trƣờng mới ở những nƣớc Đông Nam Á có mức thu nhập cao hơn cũng nhƣ các nhóm ngƣời tiêu dùng với mức thu nhập cao và trung bình tại các quốc gia lớn đang phát triển. Những thị trƣờng mới này sẽ trở thành những mục tiêu quan trọng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 87 - 97)