Tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 102 - 104)

4 Tỷ lệ nội địa hoá

3.2.2. Tiềm năng phát triển.

Với tốc độ phát triển thời gian qua và là thành viên của Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN, thị trƣờng nguyên liệu dệt và may mặc Việt Nam đã đƣa ra nhiều cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu trang thiết bị công nghệ và các sản phẩm quan trọng. Hơn thế nữa, thị trƣờng trong nƣớc rất tiềm năng với khoảng trên 80 triệu dân hiện tại và dự báo lên tới 100 triệu vào năm 2010. Theo ƣớc tính, GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam sẽ lên tới 600 đến 800 USD/01 ngƣời/01 năm vào năm 2005 và 900 USD đến 1200 USD vào năm 2010. Nhƣ vậy, nhu cầu đối với sản phẩm tiêu dùng cũng sẽ tăng tƣơng ứng và đạt 250 USD đến 350 USD/01 ngƣời/01 năm vào năm 2005 và 400 USD đến 450 USD

vào năm 2010 (trong đó, 6% đến 8% là chi tiêu cho các sản phẩm dệt may; con số này sẽ cao hơn nhiều đối với thu nhập của dân chúng tại khu vực thành thị).

Đầu năm 2005, Mỹ đã dỡ bỏ 701 danh mục quota đối với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm dệt may; Canada và EU cũng dỡ bỏ 239 và 165 hạng mục tƣơng ứng nên sẽ có tác động mạnh đến ngành công nghiệp dệt may Việt Nam (vì phải chống lại các đối thủ cạnh tranh lớn nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades...). Bên cạnh đó, các nhà sản xuất trong nƣớc cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

Nếu trở thành thành viên của WTO (trong cuối năm 2005 hoặc nửa đầu năm 2006), các doanh nghiệp trong nƣớc bao gồm cả các nhà sản xuất dệt may sẽ là đối tƣợng chính phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn nữa. Nếu Việt Nam vẫn chƣa trở thành thành viên chính thức của WTO, các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ buộc phải xin quota cho các sản phẩm xuất khẩu đồng thời với việc đàm phán các trách nhiệm nhập khẩu hàng hóa... Thậm chí, các doanh nghiệp Việt Nam còn đứng trƣớc nguy cơ bị loại khỏi các nhà cung cấp hàng dệt may cho các quốc gia nhập khẩu trong WTO. Tuy nhiên, khả năng này rất khó xảy ra.

Với chính sách đẩy mạnh tiến độ đầu tƣ của Chính phủ Việt Nam, các công ty sản xuất nguyên liệu dệt đã thay thế (hoặc nâng cấp) phần lớn các thiết bị lạc hậu của mình để đầu tƣ vào các thiết bị hiện đại đƣợc sản xuất tại EU hoặc Nhật Bản (kết hợp với các trang thiết bị hiện đại ở công đoạn nhuộm, in ấn và hoàn thiện). Các doanh nghiệp dệt may đã tập trung đầu tƣ vào các dòng sản phẩm mới cùng các trang thiết bị hiện đại để cho ra đời sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng thế giới. Đồng thời với nó, các doanh nghiệp cũng đang từng bƣớc trú trọng đầu tƣ vào các hạng mục để hoàn thiện theo các tiêu chuẩn ISO 14000 và SA 8000 cho các sản phẩm xuất khẩu (xử lý nƣớc thải và các vấn đề liên quan đến môi trƣờng...). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã nhận thức đƣợc vấn đề bản quyền và thƣơng hiệu nên đang nỗ lực đầu tƣ để hình thành, củng cố và phát triển các thƣơng hiệu của mình (May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, Thành Công, Việt Thắng...). Hơn thế nữa, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tƣ vốn, Chính phủ đang khuyến khích các doanh

nghiệp đầu tƣ vào công tác đào tạo để phát triển nguồn nhân lực phù hợp với những đòi hỏi của tình hình mới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 102 - 104)