Những giải pháp từ phía Chính phủ.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 107)

4 Tỷ lệ nội địa hoá

3.3.1. Những giải pháp từ phía Chính phủ.

- Hoàn thiện môi trường kinh tế, pháp luật và triển khai các cơ chế, chính sách phát triển ngành dệt may.

+ Về công tác làm luật và thực hiện các cơ chế chính sách phát triển ngành: Chính Phủ nghiên cứu trình Quốc hội tiếp tục điều chỉnh các luật và văn bản dƣới luật liên quan đến môi trƣờng kinh doanh để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Chính phủ thành lập Uỷ ban Liên Bộ do Bộ Công nghiệp chủ trì gồm đại diện các Bộ: Thƣơng mại, Kế hoạch và đầu tƣ, Tài chính (Tổng cục Hải quan), Lao động thƣơng binh và xã hội và Hiệp hội Dệt may Việt Nam,

VINATEX hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm để thống nhất chỉ đạo việc thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển ngành dệt may.

Đối với Luật Lao động hiện hành cần đƣợc sửa đổi đối với ngành may để tăng giờ làm việc nhằm đáp ứng tốt hơn thời gian giao hàng vì ngành may là một ngành kinh tế mang tính thời vụ cao do các đơn hàng tập trung hầu hết vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đã phải tăng giờ làm việc từ 400 đến 600 giờ/01 năm. Trong khi đó, Luật Lao động có ghi: "các doanh nghiệp không đƣợc phép tăng ca quá 200 giờ/01 năm" - Điều 69. Đây là quy định pháp luật mà hầu hết các doanh nghiệp may từ doanh nghiệp có quy mô lớn nhất tới các doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhất không thể thực hiện đƣợc trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Lao động, thƣơng binh và xã hội soạn thảo trình Quốc hội xem xét sửa đổi điều khoản này quy định cho ngành may đƣợc phép làm thêm 400 giờ/01 năm thay vì 200 giờ/01 năm và loại bỏ phần thu lệ phí công đoàn 2% trên tổng số lƣơng thực trả nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ nên giảm thuế đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo Điều 110 của Luật Lao động hiện hành quy định.

+ Về hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may (nhập khẩu nguyên, phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm).

(1) Cần đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu nguyên, phụ liệu, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu; các thủ tục này hiện vẫn còn rƣờm rà, mất nhiều thời gian, qua nhiều công đoạn, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là với các hợp đồng gia công xuất khẩu có thời gian giao hàng ngắn.

(2) Đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Tình trạng một loại nguyên liệu nhƣng có các thông số kỹ thuật khác nhau với định mức tiêu hao và chức năng khác nhau vẫn đƣợc áp dụng cùng một mức thuế đã gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. (3) Cải tiến thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nguyên, phụ liệu cho các doanh nghiệp may xuất khẩu. Đồng thời tính phần “xuất khẩu tại chỗ” này vào tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu qui định tại giấy phép đầu tƣ, giảm khó khăn của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc thực hiện quy

định này, đặc biệt là những năm đầu tiên sản xuất chƣa ổn định. Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu đầu tƣ vào sau khi xuất khẩu, thay vì phải nộp ngay sau khi hàng về.

(4) Xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc (đặc biệt là hóa chất phục vụ cho ngành may) đồng thời với tập trung nghiên cứu, đầu tƣ sản xuất dần thay thế hàng nhâp khẩu. Phần lớn số hóa chất phục vụ ngành dệt may hiện nay là nhập khẩu nên giá thành còn rất cao so với các đối thủ cạnh tranh. Một trong các nguyên nhân khiến giá cả các hóa chất này cao hơn so với các quốc gia trong khu vực là do thuế nhập khẩu đang áp mức từ 20% đến 50% giá trị mà không phân biệt mục đích nhập khẩu.

(5) Cải tiến cơ chế phân bổ hạn ngạch theo hƣớng khuyến khích doanh nghiệp tìm thị trƣờng phi hạn ngạch và hình thành cơ chế chuyển nhƣợng quota hợp lý để tránh tình trạng nơi thiếu năng lực sản xuất thì thƣa quota và ngƣợc lại; khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nƣớc thông qua nâng tỷ lệ hạn ngạch phân bổ theo hình thức thƣởng và ƣu tiên cấp đủ hạn ngạch cho các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nƣớc (tƣơng ứng với phần nguyên liệu đƣợc sử dụng). Đồng thời với việc sử dụng quỹ thƣởng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu và tìm thị trƣờng xuất khẩu mới.

- Có biện pháp thích hợp khuyến khích phát triển các ngành phụ trợ của ngành dệt may.

+ Có quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi tự nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển ngành nguyên liệu cho sự phát triển ổn định của ngành dệt, đồng thời đặt cơ sở cho sự hình thành và sản xuất sợi hoá học. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung cấp thuốc nhuộm và sản xuất sợi hoá chất khác cho ngành dệt.

Khâu yếu nhất hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là sản xuất vải và nguyên, phụ liệu phục vụ cho may xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất vải dệt thoi - sản phẩm mà các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất. Hiện nay diện tích trồng bông của Việt Nam chỉ đáp ứng đƣợc từ 10% đến 15% nhu cầu nguyên liệu của toàn ngành dệt may. Vì vậy, cần nhanh chóng phát triển vùng nguyên liệu bông, vùng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa thông qua

các chính sách hỗ trợ cho nông dân về vốn, giống cây, phân bón... cũng nhƣ bao tiêu toàn bộ 100% sản phẩm với giá cả hợp lý giúp họ đủ khả năng tái sản xuất và nâng cao mức sống. Mục tiêu đặt ra là trong năm 2005 số diện tích trồng bông phải đạt 60.000 ha; thu hoạch đƣợc 30.000 tấn bông xơ và đến năm 2010 các chỉ tiêu này tƣơng ứng là 120.000 ha và 80.000 tấn bông xơ.8

Muốn đạt mục tiêu này, cần triển khai rộng khắp, hiệu quả và đồng bộ phƣơng thức bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nƣớc) trong việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu, hoàn thiện quy trình sản xuất thao hƣớng khoa học - công nghệ hóa và nâng cao năng suất lao động.

+ Hình thành các trung tâm ("chợ") cung ứng nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may tại các khu vực có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may (tam giác: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng; Hà Nội và các tỉnh lân cận; Đà Nẵng...). Có thể khẳng định rằng, một trong các nguyên nhân cơ bản khiến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may xuất khẩu hiện nay thua kém các quốc gia khác là do chúng ta còn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Trong khi đó, chất lƣợng, nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu cho ngành lại rất khó quản lý. Thực trạng này đã tác động mạnh tới chất lƣợng sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu và đặc biệt là tính kém chủ động trong quá trình sản xuất. Vì vậy, sự ra đời của các trung tâm nguyên, phụ liệu sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều nhà sản xuất hiện nay. Việc hình thành các trung tâm nguyên, phụ liệu không chỉ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên, phụ liệu ổn định, chất lƣợng đảm bảo mà còn giúp các doanh nghiệp nâng cao giá trị xuất khẩu; giới thiệu các chủng loại nguyên, phụ liệu mà các doanh nghiệp trong nƣớc đã sản xuất đƣợc với chất lƣợng đáp ứng yêu cầu đặt ra và giá cả hợp lý hơn để chúng từng bƣớc thay thế nguyên, phụ liệu nhập khẩu. Hơn thế nữa, các trung tâm nguyên, phụ liệu dệt may sẽ giúp hình thành chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất cùng ngành hàng để có thể đáp ứng những đơn hàng rất lớn theo yêu cầu của đối tác... Về mặt chất lƣợng nguyên, phụ liệu cũng đƣợc đảm bảo hơn do phải thông qua kiểm tra chất lƣợng trƣớc khi đƣa vào tiêu thụ... Bên cạnh đó, việc thành lập trung tâm nguyên, phụ liệu dệt

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)