Quá trình phát triển và thực trạng ngành dệt may Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 42)

2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công nghiệp dệt may Việt Nam qua các thời kỳ.

Ngành sản xuất các sản phẩm dệt may ở nƣớc ta là một trong những ngành nghề có truyền thống lâu đời nhất, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của xã hội ngƣời Việt. Từ hàng nghìn năm nay, ngƣời Việt đã biết trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay, lanh... để kéo sợi, dệt vải phục vụ may mặc và lễ hội. Một minh chứng cụ thể là những làng nghề truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhƣ: Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Tây), Làng dệt khăn Phùng Xá (Hà Tây), Dệt Làng Mẹo (Thái Bình), Thổ Cẩm Mai Châu (Hoà Bình)... Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, nghành sản xuất này vẫn chỉ dừng lại ở trình độ sản xuất thủ công và với quy mô phổ biến là gia đình; đặc biệt ở một số địa phƣơng đã hình thành nên các làng nghề. Quá trình chuyển hoá từ sản xuất thủ công lên sản xuất công nghiệp mới chỉ đƣợc ghi nhận cách đây hơn một thế kỷ với tác nhân là sự chuyển giao công nghệ từ Châu Âu... Quá trình hình thành và phát triển của công nghiệp dệt may Việt Nam có thể chia thành bốn giai đoạn lớn sau đây:

- Giai đoạn từ thời Pháp thuộc đến 1975.

Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành ngành công nghiệp dệt may Việt Nam và đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của một vài xí nghiệp có quy mô công nghiệp do Pháp thành lập nhƣ: Công ty Bông vải Bắc Kỳ, Công ty Tơ lụa Bắc Kỳ (những tiền thân của Nhà máy dệt Nam Định); Xí nghiệp tơ tằm Delignon ở Nam Trung bộ... Bên cạnh đó, thời kỳ này cũng là thời kỳ các tƣ sản dân tộc cũng đã tiến hành đầu tƣ cho ngành công nghiệp non trẻ này (Cơ sở Dệt kim Cự Doanh, Cự Đà, Cự Minh và các cơ sở dệt thoi của Bạch Thái Bƣởi, Vũ Tƣ Cấu). Trong giai đoạn này, ngành may chƣa thật sự phát triển song cũng đã có

những sản phẩm tên tuổi trên thị trƣờng Pháp: áo đầm của Lucie Tailleur, Veston-complet của Tân Tân... Trong thời kỳ từ 1954 đến 1975, 100% số xí nghiệp dệt may là những đơn vị kinh tế lớn, vốn nhà nƣớc (nay cấu thành Tổng công ty Dệt may Việt Nam - VINATEX). Mục tiêu chính của ngành dệt may thời kỳ này là phục vụ nhu cầu trong nƣớc và chiến tranh: Cung cấp vải, quần áo may sẵn cho nhân dân; quân trang cho bộ đội... Rất tiếc là, do hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn này nên chƣa có những số liệu thống kê chính thức về năng lực sản xuất, chất lƣợng, mẫu mã và các chỉ tiêu khác của ngành.

- Giai đoạn từ 1976 đến 1990.

Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp dệt may trên phạm vi cả nƣớc chủ yếu vẫn dựa vào thiết bị cũ đã đƣợc đầu tƣ trƣớc đây và hƣớng vào nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính. Xuất khẩu dệt may trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức vài trăm triệu USD một năm và đƣợc thực hiện trong khuôn khổ các Hiệp định và Nghị định thƣ của nƣớc ta với khu vực Đông Âu. Tuy nhiên, đây là thời kỳ ngành dệt may Việt Nam mở rộng năng lực sản xuất một cách nhanh chóng: Tiếp quản một số nhà máy dệt, may phía Nam do chế độ cũ để lại (dệt Việt Thắng...) và xây mới nhiều nhà máy trên cả ba Miền đất nƣớc. Đến năm 1990, toàn ngành dệt may đã có 129 DNNN, gần 2000 hợp tác xã và hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực dệt với khoảng trên 43.000 máy và khung dệt thủ công... Đến lúc này, lực lƣợng lao động của ngành dệt may tƣơng đối dồi dào với khoảng 2.000 Tiến sỹ, phó tiến sỹ và kỹ sƣ công nghệ dệt may; sản lƣợng năm 1990 đạt 50.000 tấn sợi, 450 triệu mét vải khổ 0,8m và 150 triệu sản phẩm may... Bên cạnh đó, ngành dệt may lúc này đã trở thành đầu mối xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa trực tiếp với các quốc gia trong khối Xã hội Chủ nghĩa trƣớc đây, theo các Nghị định thƣ hàng năm. Giai đoạn này đƣợc đánh giá là giai đoạn mở mang về mặt lƣợng của công nghiệp dệt may Việt Nam và toàn ngành đã hoàn thành nhiệm vụ, kết hoạch nhà nƣớc giao trong các năm và trong cả giải đoạn.

- Giai đoạn từ 1991 đến 1999.

Trong giai đoạn này, công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nƣớc đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là với công

nghiệp may. Sự phát triển của ngành công nghiệp này đƣợc ghi nhận trên nhiều phƣơng diện: trƣớc hết, là sự đổi mới về thiết bị và công nghệ. Tiếp đến, là sự phát triển về quy mô các DNNN và sự tham gia nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, khu vực kinh tế tƣ nhân. Cuối cùng là sự thâm nhập phát triển thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Có thể thấy rằng, công nghiệp dệt may đã và đang có vị trí quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng. Dệt may đã trở thành định hƣớng quan trọng trong chính sách hƣớng tới xuất khẩu của nƣớc ta.

Giai đoạn 1991 - 1999 cũng là thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế của đất nƣớc nên ngành dệt may cũng đứng trƣớc những khó khăn, thách thức lớn, nhƣ: Các máy móc thiết bị đã lỗi thời với công nghệ ra đời trƣớc đó khoảng gần 40 năm; máy dệt phần lớn là khổ hẹp, tiêu hao năng lƣợng và mức sử dụng lao động rất lớn; thiếu vốn cho đổi mới công nghệ cũng nhƣ thiếu đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và thích hợp với cơ chế thị trƣờng... Trƣớc những đòi hỏi của thời kỳ mới, đã có một số doanh nghiệp dệt may thành công trong đầu tƣ đổi mới công nghệ; cho ra đời nhiều chủng loại sản phẩm mới đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng. Đồng thời, một số liên doanh và công ty 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực dệt may cũng ra đời sau khi có Luật khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính những khoản đầu tƣ đổi mới công nghệ và việc ra đời các công ty liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài đã làm thay đổi diện mạo toàn ngành về mọi mặt từ quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, mẫu mã hàng hóa đến kim ngạch xuất khẩu: Công suất kéo sợi đạt 177.000 tấn; 500 triệu mét vải và 250 triệu sản phẩm may các loại; toàn ngành đã cung cấp khoảng 1 triệu việc làm; có khoảng 3.000 lao động có trình độ từ kỹ sƣ trở lên; tốc độ tăng trƣởng bình quân toàn ngành đạt 23,8%/năm... Năm 1997, VINATEX ra đời với trên 60 đơn vị thành viên; ngành dệt may đã có 2 viện, 1 trung tâm nghiên cứu và 4 trƣờng trung học dạy nghề. Đây là giai đoạn ngành dệt may Việt Nam có những thay đổi rất quan trọng về chất: Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nƣớc là chính nay đã sản xuất để xuất khẩu sang một số thị trƣờng các quốc gia phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Canada...

- Giai đoạn từ 2000 đến nay.

Theo số liệu tổng hợp của VINATEX, tính đến năm 2004, số lƣợng các cơ sở dệt may cả nƣớc là trên 50.000. Thực hiện "Chiến lƣợc tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2010" đã đƣợc Chính Phủ phê duyệt, ngành dệt may Việt nam đã, đang và sẽ tập trung đầu tƣ hiện đại hóa mọi mặt để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đồng thời với mở rộng quy mô sản xuất với trọng tâm là các sản phẩm may cao cấp xuất khẩu và nguyên liệu cung ứng cho ngành may. Các trọng tâm trên đƣợc tiến hành song song với việc tăng năng suất lao động, ổn định chất lƣợng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.

2.1.1.2. Thực trạng ngành Dệt May Việt Nam hiện nay. - Về cơ cấu sản xuất.

Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may còn tƣơng đối manh mún và khó dự đoán. Với 46% doanh nghiệp trong ngành là các công ty tƣ nhân và chiếm 35% đến 40% tổng sản phẩm nguyên liệu dệt; 70% đến 75% tổng sản phẩm may mặc toàn quốc... Thành phần kinh tế này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm khoảng 33% trong tổng số các doanh nghiệp trong ngành đã góp phần không thể thiếu trong quá trình chuyển giao và tiếp thu công nghệ mới từ các quốc gia phát triển và các nƣớc công nghiệp mới (NICs) vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng trong các thành phần kinh tế của ngành dệt may vẫn là VINATEX - đơn vị đang giữ vai trò chủ chốt trong việc đầu tƣ phát triển ngành công nghiệp nguyên, phụ liệu ngành may và sản phẩm ngành dệt Việt Nam.

Trong các lĩnh vực của ngành dệt may, lĩnh vực dệt kim đang là một lĩnh vực có tốc độ phát triển cao, đáp ứng các nhu cầu, đòi hỏi của thị trƣờng nội địa và thị trƣờng xuất khẩu. Trong khi các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nƣớc đang hƣớng vào thị trƣờng Đông Âu và nội địa (những thị trƣờng không quá khắt khe) thì các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc (cả trung ƣơng và địa phƣơng) lại đang nhằm tới các thị trƣờng xuất khẩu lớn nhƣ Hoa Kỳ, Nhật

Bản, EU...; nhiều doanh nghiệp đang hƣớng đầu tƣ vào công nghệ dệt kim thoi - lĩnh vực đang có nhiều cơ hội phát triển.

Một thực trạng không thể không đề cập đến khi xem xét cơ cấu ngành trong công nghiệp dệt may Việt Nam chính là khoảng cách phát triển giữa ngành may mặc và ngành dệt (đặc biệt là nguyên liệu dệt) còn rất lớn. Trong khi sự phát triển của toàn ngành vẫn đạt tốc độ cao thì sự mất cân bằng trong ngành sản xuất nguyên liệu dệt và may mặc lại càng rõ nét. Hơn thế nữa, khối sản xuất nguyên, phụ liệu dệt trong nƣớc hiện nay không đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc buộc các doanh nghiệp này phải nhập khẩu với tỷ lệ rất cao: sợi, hóa chất, máy móc thiết bị (nhập khẩu 100%); ngành bông vải (nhập khẩu 80%). Trong khi đó, điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu là ở chỗ phần lớn họ chỉ là các nhà thầu phụ cho các đối tác nƣớc ngoài. Các nhà sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn nguyên liệu thô và thiết bị của các nhà cung cấp nƣớc ngoài để đáp ứng các yêu cầu của thị trƣờng thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này chính là thiếu sự cộng tác giữa hai ngành (dệt và may) dẫn đến hoạt động xúc tiến thƣơng mại yếu kém và chất lƣợng dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp nguyên, phụ liệu trong nƣớc rất thấp.

- Về năng lực sản xuất.

Nhìn chung, do đã có những đầu tƣ, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị nên thời gian gần đây (đặc biệt là giai đoạn 2001 - 2003, từ khi triển khai Quyết định số 55/TTg-CP ngày 23 tháng 04 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính Phủ) năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam đã có chuyển biến đáng kể. Sự tăng trƣởng này đƣợc thể hiện qua hoạt động đầu tƣ của ba khu vực: Quốc doanh, tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Đối với khu vực Quốc doanh: Là nòng cốt của khu vực quốc doanh, VINATEX đã tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc để đẩy mạnh tốc độ đổi mới trang thiết bị ngành dệt với nhiều hình thức khác nhau (đầu tƣ mới, mở rộng sản xuất, đầu tƣ mới thay thế trang thiết bị cũ, đầu tƣ chiều sâu nâng cao

năng suất, chất lƣợng sản phẩm...). Bên cạnh đó, VINATEX đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch toàn ngành với 11 cụm công nghiệp dệt tại các khu công nghiệp tập trung và phối hợp với các tỉnh trong cả nƣớc phát triển các nhà máy may. Kết quả của quá trình này đã đƣợc thể hiện qua bảng tổng kết năng lực sản xuất của VINATEX sau đây:

Bảng 1: Năng lực sản xuất của VINATEX

STT Tiêu chí đánh giá Đơn vị 2001 2003 Tăng trưởng(%)

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 42)