Một số phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 28 - 33)

còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, nhƣ: (1) Quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế song phƣơng với quốc gia nhập khẩu. (2) Quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao đa phƣơng của các quốc gia là đối tác của nhau; (3) Các luật lệ và thông ƣớc quốc tế liên quan...

1.1.4. Một số phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. sản phẩm.

- Một số phương pháp phân tích và tiêu chí thường dùng.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là cốt lõi tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và năng lực cạnh tranh tổng thể của quốc gia; nó là nhân tố quyết định định hƣớng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Có nhiều tiêu chí đƣợc sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm, nhƣ: Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh, chi phí sản xuất, khả năng xuất khẩu, khả năng chiếm lĩnh thị phần, giá trị gia tăng, mức độ bảo hộ... Mỗi tiêu chí có những điểm mạnh và tồn tại những hạn chế nhất định.

+ Về chi phí sản xuất: Một sản phẩm đƣợc coi là có năng lực cạnh tranh cao nếu giá thành sản phẩm đó thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên hình thành nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm; song đây không phải là yếu tố duy nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chi phí sản xuất là một tiêu chí tổng hợp nhƣng chƣa toàn diện để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm vì bên cạnh nó còn một số kỹ năng khác cần đƣợc xem xét, nhƣ: Marketing, hệ thống phân phối, các dịch vụ hậu mãi...

+ Về lý thuyết lợi thế so sánh: Là những yếu tố mỗi quốc gia có lợi thế tƣơng đối so với quốc gia khác mà có thể tận dụng để sản xuất ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Những lợi thế này rất đa dạng; tuy nhiên hiện nay ít đƣợc sử dụng để đánh giá vì nó nhìn nhận các lợi thế và năng lực cạnh tranh trong trạng thái tĩnh, không có sự di chuyển tự do của các nguồn lực từ

nơi này sang nới khác (không thật sự phù hợp với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay).

+ Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Tiêu chí này đƣợc thể hiện trên hai góc độ: Thứ nhất, đối với sản phẩm sản xuất thay thế nhập khẩu và tiêu thụ nội địa đƣợc thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh thị phần trong nƣớc. Thứ hai, đối với sản phẩm xuất khẩu là khả năng chiếm lĩnh thị phần ngoài nƣớc. Đây là một tiêu chí đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến vì không quá phức tạp trong cách lƣợng hóa, phân tích (thể hiện qua: Thị phần, kim ngạch xuất khẩu...) và nó phù hợp với xu thế tự do hóa thƣơng mại hiện nay. Tuy nhiên, tiêu chí này chỉ thể hiện đƣợc năng lực cạnh tranh của một sản phẩm trong thời điểm hiện tại mà chƣa phản ánh đƣợc xu thế phát triển và tiềm năng trong tƣơng lai.

- Các hệ số RCA và DRC.

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế, các chỉ tiêu kinh tế đang ngày càng mang tính phổ quát và đƣợc áp dụng tƣơng đối rộng rãi trong các báo cáo đánh giá của các tổ chức kinh tế quốc tế. Nó đang trở thành những thƣớc đo tƣơng đối đầy đủ về mức độ phát triển, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp, ngành và các quốc gia trong tổng thể nền kinh tế thế giới thông qua các yếu tố then chốt với trọng số của mỗi chỉ số có thể thay đổi theo từng lính vực, giai đoạn cụ thể. Sau đây xin đƣa ra một số chỉ số đánh giá về khả năng cạnh tranh:

+ Hệ số cạnh tranh RCA (Revealed Comparetive Advantage)- Hệ số lợi thế so sánh hiển thị.

Một quốc gia đƣợc coi là có lợi thế so sánh cao hơn một quốc gia khác trong sản xuất, cung cấp một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó khi chi phí để sản xuất ra nó thấp hơn tƣơng đối so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu kinh tế luôn tìm cách để có thể lƣợng hóa lợi thế so sánh (hay lợi thế cạnh tranh) của quốc gia này về một loại sản phẩn, hàng hóa, dịch vụ nhất định so với một quốc gia khác hay thậm chí là sự so sánh diễn ra ngay cả trong thƣơng mại quốc tế. RCA chính là một trong các công cụ nhƣ vậy.

RCA là chỉ số dùng để so sánh tỷ trọng xuất khẩu một chủng loại hàng hóa ở một quốc gia với tỷ trọng hàng hóa cùng loại trên thị trƣờng quốc tế và đƣợc tính bằng công thức sau: Ew Ej Eiw Eij RCAij Trong đó:

RCAij là chỉ số so sánh hiển thị của sản phẩm i ở quốc gia j. Eij là tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i từ quốc gia j. Eiw là tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của thế giới.

Ej là tổng kim ngạch xuất khẩu của nƣớc j. Ew là tổng kim ngạch xuất khẩu trên thế giới.

Hệ số so sánh hiển thị là một hệ số phản ánh vị trí lợi thế so sánh đạt đƣợc của một sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế trong tƣơng quan với tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia. Nhƣ vậy, RCA cho phép so sánh tỷ trọng xuất khẩu của một sản phẩm trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đó trên thế giới so với tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia ấy trên trong tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới. Nếu RCA có giá trị lớn hơn 1 thì quốc gia đó đƣợc đánh giá là có lợi thế tƣơng đối trong xuất khẩu sản phẩm đƣợc xem xét. Vì khi đó tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng đó chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của thế giới lớn hơn tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.

Với cách tính nhƣ vậy, hệ số so sánh RCA cho phép loại trừ các ảnh hƣởng biến động giá cả, phản ánh lợi thế so sánh tạo đƣợc cho một sản phẩm cụ thể trên thị trƣờng toàn cầu do khai thác và phát huy có hiệu quả các nhân tố nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học - công nghệ...

Phƣơng pháp tính hệ số so sánh nội sinh DRC dựa trên cơ sở tính hệ số tỷ lệ tổng chi phí nội địa của một đơn vị sản phẩm với mức giá xuất khẩu trung bình của một đơn vị sản phẩm đó trên thị trƣờng quốc tế. Hệ số thu đƣợc cho mỗi sản phẩm dịch vụ đƣợc gọi là hệ số so sánh nội sinh của sản phẩm, dịch vụ ấy.

Hệ số DRC nếu đƣợc tính toán cho từng thời kỳ sẽ phản ánh khả năng kinh tế (hay lợi thế kinh tế, lợi thế so sánh) của quá trình đầu tƣ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng thế giới. Một quốc gia có lợi thế tƣơng đối trong sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đó khi có hệ số DRC nhỏ hơn 1. Trái lại, nếu hệ số DRC lớn hơn 1 thì có nghĩa là sản phẩm, dịch vụ đó không có lợi thế so sánh tƣơng đối trong thị trƣờng xuất khẩu thế giới.

Hệ số DRC cần thiết cho hoạch định chiến lƣợc hƣớng tới xuất khẩu; nó cho phép các chiến lƣợc gia định hƣớng, lựa chọn những sản phẩm chủ yếu có tiềm năng nội sinh về hiệu quả kinh tế và có dung lƣợng lớn (quy mô lớn) trên thị trƣờng thế giới; đồng thời định hƣớng điều chuyển các nhân tố đầu vào để giảm tổng chi phí nội địa và kiểm soát hệ số DRC trƣớc các biến động về giá cả trên từng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

+ Chi phí đơn vị (UC).

Mặc dù DRC là một thƣớc đo hữu ích và thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu về khả năng cạnh tranh, nhƣng đối với nhà hoạch định chính sách thì đôi lúc cũng khó nắm bắt khái niệm này. Thêm nữa, việc ứơc tính DRC trong nhiều trƣờng hợp là không dễ dàng. Vì vậy, ở Việt Nam, nhiều nhà kinh tế sử dụng thƣớc đo chi phí đơn vị để nghiên cứu và đánh giá năng lực cạnh tranh.

Chi phí đơn vị (UC), đƣợc xác định bằng tổng chi phí (TC) chia cho giá trị sản lƣợng (VO):

UC = TC/VO.

Giá trị sản lƣợng lại bằng sản lƣợng nhân với giá xuất xƣởng.

Nếu bán trong nƣớc thì giá xuất xƣởng là giá thị trƣờng nội địa (Pd), thƣờng cao hơn giá quốc tế của một sản phẩm nhập khẩu tƣơng tự một khoảng bằng tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa. Đối với hàng xuất khẩu, giá xuất xƣởng bằng giá

quốc tế FOB (Pw). Chúng ta biết rằng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải thể hiện và đánh giá bằng việc các doanh nghiệp bán sản phẩm của mình trên một thị trƣờng nhất định và đảm bảo sản xuất phải có lãi, doanh thu lớn hơn chi phí. Các nhà sản xuất sẽ được cho là có khả năng cạnh tranh nếu chi phí sản xuất trên một đơn vị sản lượng hiện vật không cao hơn các các đối thủ cạnh tranh khác trên một thị trường nhất định. Chi phí đơn vị đƣợc tính theo giá trị của một đơn vị sản phẩm (tổng chi phí chia cho tổng giá trị sản xuất) nhỏ hơn 1 thì nhà sản xuất có lợi nhuận và có lợi thế thực sự trong cạnh tranh trên thị trƣờng. Khi chi phí đơn vị bằng 1, nhà sản xuất hoà vốn. Và cuối cùng, nếu chi phí đơn vị lớn hơn 1, nhà sản xuất lỗ vốn.

Có một số thuận lợi khi sử dụng giá trị đơn vị sản phẩm để tính chi phí đơn vị. Thứ nhất, nó khắc phục những khác biệt trong tập hợp sản phẩm và chất lƣợng sản phẩm thƣờng làm khó khăn cho sự so sánh giữa các doanh nghiệp. Giả thuyết rằng giá sản phẩm thƣờng tỷ lệ với chất lƣợng sản phẩm. Thứ hai, chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp mà không cần xem xét thị trƣờng xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, khái niệm cạnh tranh chi phí mang tính đa phƣơng, không cần chỉ ra các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nhƣ đã nói ở trên, các doanh nghiệp hay sản phẩm đƣợc coi là có khả năng cạnh tranh nếu chi phí đơn vị nhỏ hơn hoặc bằng 1. Sự chênh lệch giữa chi phí đơn vị và 1 sẽ thể hiện lợi nhuận thuần tuý trong trƣờng hợp chi phí đơn vị nhỏ hơn 1. Vì vậy, thƣớc đo khả năng cạnh tranh này thể hiện khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, sản phẩm - Chi phí đơn vị càng thấp thì khả năng mở rộng doanh nghiệp hoặc khả năng đƣơng đầu với những biến động không thuận lợi bên ngoài sẽ lớn hơn, chi phí đơn vị thấp hơn có thể đƣợc coi là dấu hiệu của khả năng cạnh tranh cao hơn. So sánh chi phí đơn vị giữa các doanh nghiệp hay sản phẩm vì vậy có thể mang lại những thông tin cần thiết về khả năng cạnh tranh tƣơng đối của các doanh nghiệp và sản phẩm.

Phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí là giải pháp tốt trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp và đƣợc các chuyên

gia gọi là khả năng cạnh tranh chi phí. Khái niệm khả năng cạnh tranh chi phí có thể đƣợc sử dụng để phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp về một chủng loại sản phẩm cả ở thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 28 - 33)