Sự phát triển thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 60 - 70)

09 Áo veston nam 20 Hàng may chất liệu len 10 Bộ quần áo nữ 21 Hàng may lụa và sợi thực vật

2.2.3. Sự phát triển thị trường xuất khẩu.

2.2.3.1. Bức tranh tổng quát.

Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế, năm 1992 đƣợc đánh dấu là năm mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trƣờng EU (ký kết Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU). Đặc biệt, ngành đã chuyển hƣớng thành công từ thị trƣờng Đông Âu (CMEA) truyền thống sang thị trƣờng Tây Âu và Châu Á sau khi khối Đông Âu sụp đổ những năm 90. Năm

1

Bộ số liệu tƣơng tự cho thấy lãi suất vay của doanh nghiệp trong năm 1998 nằm trong khoảng từ 14,% (g iá trị trung bình áp dụng cho các DNNN) tới 18,89% (g iá trị t rung bình áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

1999, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu hàng may lớn thứ 5 vào thị trƣờng Nhật Bản và thứ 17 vào thị trƣờng EU. Riêng hai thị trƣờng này đã chiếm 70% tổng số xuất khẩu hàng may của Việt Nam. Từ năm 2002, thị trƣờng Hoa Kỳ đã thật sự trở thành thị trƣờng lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu với tổng kim ngạch đạt khoảng 900 triệu USD; gần 1,4 tỷ USD (2003) và ƣớc đạt 1,75 tỷ USD trong năm 2004. Tuy nhiên, thị phần của hàng dệt may Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế còn rất nhỏ bé (0,9% thị trƣờng EU và 2,7% thị trƣờng Nhật Bản - Bảng 9 ) và đứng trƣớc sự cạnh tranh quyết liệt của của một số nƣớc khác trong vùng nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Để rõ hơn sự phát triển thị trƣờng xuất khẩu dệt may, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các thị trƣờng xuất khẩu chính của sản phẩm dệt may Việt Nam.

2.2.3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu:

Bảng 9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành may mặc Việt Nam (1997-2004)

Đơn vị: Triệu USD

m Tổn g K.N Bắc Mỹ Nhật Bản EU Các q.gia khác K.ngạc h % K.ngạc h % K.ngạc h % K.ngạc h % 199 7 1.05 0 12,0 1,1% 325 30,9 % 410 39,0 % 303,0 28,9 % 199 8 1.05 5 26,0 2,5% 321 30,4 % 521 49,4 % 187,0 17,7 % 199 9 1.36 0 34,0 2,5% 417 30,7 % 555 40,8 % 345,0 26,0 % 200 0 1.45 7 49,5 3,4% 620 42,0 % 609 41,3 % 196,5 13,0 % 200 1 1.51 9 44,6 2,9% 588 38,7 % 599 39,4 % 287,4 18,9 % 200 2 2.69 0 896,0 33,3 % 645 24,0 % 618 23,0 % 531,0 19,7 % 200 3 3.26 0 1.396,0 42,8 % 678 20,8 % 639 19,6 % 547,0 16,8 % 200 3.96 1.751,0 44,2 762 19,2 795 20,0 653,0 16,5

4 1 % % % %

Nguồn số liệu: Các báo cáo năm của Hiệp hội Dệt may Việt Nam Bảng 9 đã cho thấy, kim ngạch xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đƣợc tập trung vào Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản; sau đó đến các quốc gia Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi. Trƣớc năm 2002, thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất là EU sau đó đến Nhật Bản nhƣng sau 2002 (năm đầu tiên Việt Nam đƣợc hƣởng Quy chế Thƣơng mại bình thƣờng với Hoa Kỳ) đã có sự tăng trƣởng đột biến về xuất khẩu hàng may mặc vào Hoa Kỳ. Nếu năm 2001, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào Hoa Kỳ chỉ đạt 44,6 triệu USD chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc thì năm 2002, con số này đã là 896 triệu USD (tăng trƣởng 1.090%) và chiếm tới 33,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.

* Về thị trường Hoa Kỳ.

Riêng xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa kỳ, từ năm 2002, Việt Nam đã trở thành một trong 10 quốc gia có giá trị xuất khẩu chủng loại hàng hóa này lớn nhất và tỷ lệ tăng trƣởng năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Năm 2003, 2004, Việt Nam đứng thứ 7 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.484 triệu USD và 2.720 triệu USD. Mặc dù Việt Nam chƣa đƣợc hƣởng ƣu đãi do ACT mang lại, song giá trị xuất khẩu tháng 2/2005 vào thị trƣờng Hoa Kỳ vẫn tăng tới 18,9% so với cùng kỳ năm trƣớc... Rõ ràng là thị trƣờng Hoa Kỳ đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu hàng may mặc nói riêng, dệt may nói chung lớn nhất của Việt Nam và còn nhiều tiềm năng.

Bảng 10: Mười quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ

Đơn vị: Triệu USD

Quốc gia Năm Tăng

trưởng

Thời gian Tăng

trưởng 2003 2004 2/2004 2/2005 Thế giới 77.434 83.312 + 7,6% 12.284 14.009 + 14,1 % Trung Quốc 11.609 14.560 + 25,4% 2.003 3.362 + 67,9% Mêhicô 7.941 7.793 - 1,9% 1.145 1.097 - 4,2% Ấn Độ 3.212 3.633 + 13,1% 588 737 +25,3% H.Kông 3.818 3.959 + 3,7% 590 507 - 14,0% Canada 3.118 3.086 - 1,0% 519 487 - 6,0%

Indonesia 2.367 2.620 + 10,6% 445 478 + 7,2%

Việt Nam 2.484 2.720 + 9,5% 362 430 + 18,9%

Honduras 2.570 2.678 + 4,2% 347 399 + 14,9%

Pkistan 2.215 2.546 + 15,8% 371 397 + 6,9%

Thái Lan 2.072 2.198 + 6,1% 314 373 + 18,7%

Nguồn: Báo cáo của USAID tháng 4/2005 ("Major Shipper Report", February, 2005 data, US) Thị trƣờng Hoa Kỳ đƣợc đánh giá là thị trƣờng hàng dệt may có tiềm năng nhất của Việt Nam do: Hoa Kỳ là một thị trƣờng tiêu thụ hàng dệt may hết sức khổng lồ (năm 2004, Hoa Kỳ đã phải nhập khẩu trên 83 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm của mình sang Hoa Kỳ.

Sau khi Hoa Kỳ quyết định huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam (03/2/1994), tiếp đó Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều Tiên, Cuba, Việt Nam) lên nhóm Y - ít hạn chế về thƣơng mại hơn (gồm Liên Xô cũ, các nƣớc thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông Cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam). Bộ Vận tải và Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận tàu biển và máy bay Hoa Kỳ vận chuyển hàng sang Việt Nam, cho phép tàu mang cờ của Việt Nam đƣợc vào cảng của Hoa Kỳ (nhƣng còn phải hạn chế xin phép trƣớc 3 ngày); ngay từ khi chƣa đƣợc hƣởng quy chế tối huệ quốc (MFN), quy chế thuế quan ƣu đãi phổ cập mà các nƣớc phát triển cam kết dành cho các nƣớc đang phát triển (GSP), các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận đƣợc với thị trƣờng Hoa Kỳ. Quyết định huỷ bỏ cấm vận đối với Việt Nam của Chính phủ Hoa Kỳ chính là tiền đề, là cơ sở cho sự khai thông quan hệ thƣơng mại Việt - Hoa Kỳ. Hàng dệt may Việt Nam với ƣu thế giá rẻ, chất lƣợng đƣợc đánh giá là tƣơng đối ổn định đã từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng Hoa Kỳ.

Hàng dệt may Việt Nam thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng Hoa Kỳ là kết quả sự nỗ lực to lớn của không những bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và các thành phần kinh tế có liên quan. Tuy còn rất nhiều trở ngại trên con đƣờng thâm nhập

vào thị trƣờng Hoa Kỳ, nhƣng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ liên tục tăng qua các năm với một tốc độ tăng trƣởng khá cao.

Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

Đơn vị: Triệu USD/%.

Năm Toàn ngành Sang Hoa Kỳ Đóng góp

K. ngạch T. trƣởng K.ngạch T.trƣởng Tỷ lệ % T. trƣởng 1997 1.349 17,3% 26,0 +9,7% 1,93% --- 1998 1.351 0,1% 26,4 +1,5% 1,95% + 0,02% 1999 1.747 29,3% 30,0 +13,6% 1,72% - 2,30% 2000 1.892 8,3% 49,9 + 65,3% 2,64% + 0,92% 2001 1.962 3,7% 49,3 - 1,2% 2,51% - 0,13% 2002 2.750 40,2% 800,0 +1.623,0% 29,09% + 26,58% 2003 3.650 32,0% 2.484,0 + 3.105,0% 68,05% + 38.96% 2004* 4.250 16,4% 2.720,0 + 9,5% 64,00% - 4,05% * ước tính Nguồn: Báo cáo của USAID 4/2005 Năm 1997, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều thị trƣờng nhập khẩu hàng dệt may hạn ngạch cũng nhƣ phi hạn ngạch của Việt Nam bị giảm sút, thị trƣờng Hoa Kỳ xem ra vẫn là thị trƣờng khá ổn định, tuy tốc độ tăng trƣởng cũng có giảm sút hơn so với các năm trƣớc. Năm 1997 tốc độ tăng trƣởng là 9,7% với kim ngạch xuất khẩu đạt 26,0 triệu USD; năm 1998 tốc độ tăng trƣởng là 1,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,4 triệu USD... Nhƣ đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là bị tác động, ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997 - 1998) đã làm cho giá cả của hàng dệt may Việt Nam vốn đã cao do chênh lệch thuế suất, nay lại càng cao hơn (do đồng tiền của các nƣớc chịu khủng hoảng mất giá trong khi giá đồng VNĐ lại ít bị tác động do mức độ hội nhập tài chính còn rất thấp). Do vậy, các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trở nên rẻ hơn một cách tƣơng đối so với hàng của Việt Nam, hàng dệt may của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh không tƣơng sức trên thị trƣờng này.

Năm 1999, tình hình đã đƣợc cải thiện hơn, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào

thị trƣờng Hoa Kỳ năm 1999: 30,0 triệu USD, đạt tốc độ tăng trƣởng 13,6%. Theo dự đoán năm 1999 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đi đến ký một Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng để Việt Nam có thể đƣợc hƣởng Quy chế đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN), hàng dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Hoa Kỳ sẽ đƣợc thông thoáng hơn. Thực tế là trong năm 1999 mặc dù đã trải qua 8 vòng đàm phán, nhƣng vẫn chƣa đi đến một thoả thuận thống nhất của hai nƣớc trong một số vấn đề (phải sang đến năm 2000 Hiệp định Thƣơng mại Việt - Hoa Kỳ mới đƣợc ký kết). Sang đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Hoa Kỳ là 49,9 triệu USD (tăng khoảng 65,3%). Tuy nhiên, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu lại giảm: 49,34 triệu USD (tăng trƣởng giảm sút khoảng - 1,2%), lý do của sự giảm sút này là do nền kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may thế giới sụt giảm, nên nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Hoa Kỹ cũng nhƣ các thị trƣờng khác cũng bị giảm sút đáng kể.

Năm 2002, là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 800 triệu USD với tỷ lệ tăng trƣởng đạt trên 1.600%. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của Hiệp định thƣơng mại song phƣơng đã có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ đƣợc hƣởng mức thuế suất ƣu đãi trong khi đó lại chƣa phải chịu hạn ngạch trong thời gian này. Từ năm 2002 đến nay, tổng kim ngạch xuất khẩu đã có sự tăng trƣởng nhanh chóng vƣợt mức 2 tỷ USD (2003) rồi vƣợt 2,5 tỷ USD (2004). Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2005 Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trƣờng Hoa Kỳ ƣớc đạt gần 2 tỷ USD, tƣơng đƣơng mức xuất khẩu cùng kỳ năm 2004 (1,973 tỷ USD). Từ chỗ chiếm chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu (1997), thị trƣờng Hoa Kỳ đã vƣơn lên thành thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam với gần 45% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004.

Trong giai đoạn trƣớc khi Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực thì khó khăn lớn nhất cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam khi xuất sang Hoa Kỳ là chịu thuế suất quá cao do Việt Nam chƣa đƣợc hƣởng MFN. Mức thuế suất quá cao này chính là rào cản trực tiếp ngăn không cho hàng dệt may của Việt Nam thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất thế giới này. Các sản phẩm may mặc của Việt Nam không thể cạnh tranh nổi với các sản phẩm dệt may đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc khác - những nƣớc đƣợc

hƣởng các ƣu đãi. Các sản phẩm dệt may của họ có giá rẻ hơn hẳn các sản phẩm của Việt Nam. Hãy thử xem ví dụ sau:

Bảng 12: So sánh mức giá có MFN và không có MFN tại thị trường Hoa Kỳ (2001)

Áo sơ mi Được hưởng MFN Không được hưởng MFN

Giá trƣớc thuế 12USD 12USD

Thuế 20,7% 45%

Giá sau thuế 14,484 USD 17,4USD

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của USAID năm 2002. Cùng là một chiếc áo sơ mi nếu đƣợc hƣởng MFN thì mức thuế suất đánh vào là 20,7%, còn nếu không đƣợc hƣởng MFN thì mức thuế suất là 45% chênh lệch nhau đến 24,3%. Giả sử giá của một chiếc áo sơ mi chƣa tính thuế là 12USD. Thì giá bán của chiếc áo đó sau khi tính thuế lần lƣợt là: 14,484USD và 17,4 USD hơn nhau 2,916 USD (xét về số tuyệt đối) và hơn nhau 20,13% (xét về số tƣơng đối). Đây là ví dụ về một mặt hàng có mức chênh lệch về thuế suất chƣa phải là lớn lắm. Còn rất nhiều mặt hàng mức chênh lệch thuế suất rất lớn. Do vậy, ở giai đoạn này, Việt Nam thƣờng xuất sang Hoa Kỳ các mặt hàng có mức chênh lệch về thuế suất không lớn lắm (có thể cạnh tranh đƣợc), thuộc các loại (category) sau đây: găng tay, sơ mi trẻ em… (chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ) và mặt hàng dệt kim nhƣ: sơ mi trẻ em; sơ mi nam, nữ; găng tay dệt kim,… Hàng may mặc dệt thoi thƣờng chiếm phần lớn trong giá trị xuất khẩu nhƣng tốc độ tăng trƣởng giá trị xuất khẩu hàng may mặc dệt kim lại cao hơn...

* Thị trường Nhật Bản.

Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào Nhật Bản (1997-2004)

Đơn vị: Triệu USD

Năm XK toàn

ngành dệt may

Xuất khẩu hàng may mặc Các thị trường Nhật Bản Kim ngạch Tỷ trọng (%) Tăng/giảm (%) 1997 1.349 1.050 325 30,95 + 31,05 1998 1.351 1.055 321 30,43 - 1,23 1999 1.747 1.360 417 30,66 + 29,91

2000 1.892 1.457 620 42,03 + 48,68 2001 1.962 1.519 588 38,71 - 5,16 2001 1.962 1.519 588 38,71 - 5,16 2002 2.750 2.690 645 23,98 + 9,69 2003 3.650 3.260 678 20,80 + 5,12 2004 4.250 3.961 762 19,24 + 12,39

Nguồn: Bộ Thƣơng mại Số liệu so sánh trên đã cho thấy thị trƣờng Nhật Bản là một trong những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam nói chung và may mặc nói riêng (là thị trƣờng phi hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam). Đến năm 1997, Việt Nam đã trở thành một trong 7 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1998, cũng nhƣ nhiều quốc gia khác ở Châu Á, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản dã bị tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ nên kim ngạch đã có sự sụt giảm cả về giá trị và tỷ lệ tăng trƣởng. Năm 1999 và 2000, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản đã có sự phục hồi; Nhật Bản và EU trở thành hai thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, do sự vƣơn lên mạnh mẽ của thị trƣờng Hoa Kỳ nên mặc dù vẫn có sự tăng trƣởng về kim ngạch song tỷ trọng hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản so với tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã có sự sụt giảm đang kể (từ 40% xuống còn 20%) và nhƣ đã đề cập ở trên, thị trƣờng Hoa Kỳ đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Những năm 1990, thị phần hàng may mặc xuất khẩu Trung Quốc chiếm tới 57% thì thị phần hàng Việt Nam đứng thứ tƣ với 4,1%. Sau một thời gian điều chỉnh cơ cấu ngành và ƣu tiên đầu tƣ phát triển, ngành dệt may Trung Quốc đã có sự phát triển vƣợt bậc và hiện nay, thị phần hàng hóa Trung Quốc tại Nhật Bản đã đạt tới 89% với tổng sản lƣợng xuất khẩu đạt gần 1,36 triệu tấn sản phẩm; hàng Việt Nam vƣơn lên vị trí thứ hai với 2,3% thị phần và trên 0,035 triệu tấn sản phẩm (Phụ lục 3).

Số liệu trong Phụ lục 3 đã cho thấy thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tại Nhật Bản là rất nhỏ; nó phản ánh năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam tại thị trƣờng Nhật Bản còn yếu.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)