Vài nét về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 52 - 54)

01 Sợi toàn bộ 1.000 tấn 89,9 1,9 106 17,9% 02 Dệt vải, hoàn tất Triệu m

2.1.2. Vài nét về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Sự sụp đổ của thị trƣờng Liên Xô (cũ) và Đông Âu đầu những năm 1990 đã khiến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trong một thời gian. Song chính biến cố này đã trở thành một động lực quan trọng để ngành dệt may tăng cƣờng đầu tƣ tìm kiếm thị trƣờng mới. Cũng từ đây, xuất khẩu hàng dệt may (chủ yếu là sản phẩm may mặc) bắt đầu tăng tốc.

- Về kim ngạch xuất khẩu.

Từ năm 1993, hàng dệt may Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế và có sự tăng trƣởng mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu đã tăng từ 120 triệu USD năm 1990 lên hơn 1,5 tỷ USD năm 1997 và 1,815 tỷ USD năm 2000. Doanh thu xuất khẩu của ngành năm 2000 chiếm 12,6% trong tổng số 14,5 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế... và năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD (Bảng 5).

Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam (1997-2004)

Đơn vị: Triệu USD/%.

Năm Hàng dệt may Hàng may mặc Tỷ lệ % hàng

may mặc trong tổng KN Kim ngạch Tăng trưởng Kim ngạch Tăng trưởng

1998 1.351 0,1 1.055 0,5 78,1 1999 1.747 29,3 1.360 28,9 77,8 1999 1.747 29,3 1.360 28,9 77,8 2000 1.892 8,3 1.475 8,5 78,0 2001 1.962 3,7 1.519 3,0 77,4 2002 2.750 40,2 2.690 53,5 97,8 2003 3.650 32,0 3.260 21,2 89,3 2004 4.250 16,4 3.961 21,5 93,2 Nguồn: VINATEX. Trên cơ sở phát huy lợi thế về nhân lực và nắm bắt xu hƣớng dịch chuyển ngành dệt may sang các quốc gia đang phát triển nên kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Những năm gần đây, tỷ lệ giá trị xuất khẩu sản phẩm may mặc chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia luôn đạt trên 12%.

Theo thống kê của VINATEX, năm 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 1 tỷ 150 triệu USD trong đó hàng may mặc chiếm khoảng 900 triệu USD. Năm 1997 là năm đầu tiên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD. Sau đó, năm 1998 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á tới nhu cầu tiêu dùng thế giới nên tốc độ tăng trƣởng của kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam đã giảm sụt rõ rệt (đây là tình hình chung của các quốc gia xuất khẩu ở Châu Á). Năm 1999 là năm ngành dệt may Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong đẩy mạnh xuất khẩu với tổng giá trị xuất khẩu đạt gần 1,75 tỷ USD, tỷ lệ tăng trƣởng trên 29% (trong đó may mặc đóng góp 1,36 tỷ USD). Năm 2000 và 2001, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đã chịu sức ép về cạnh tranh rất lớn từ các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Ấn Độ nên tỷ lệ tăng trƣởng cũng nhƣ giá trị kim ngạch gia tăng thấp. Năm 2002 không chỉ đánh dấu mốc tăng trƣởng quan trọng với tỷ lệ tăng trƣởng xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam đạt trên 40% (may mặc đạt 53,5%) mà còn là năm lần đầu tiên, tổng giá trị xuất khẩu hàng may mặc đạt trên 2,5 tỷ USD (hàng may mặc đóng góp tới

98,7% tổng kim ngạch). Bƣớc sang năm 2003 và 2004, ngành dệt may Việt Nam đã đƣa tổng kim ngạch xuất khẩu vƣợt qua 3 tỷ USD và 4 tỷ USD... Rõ ràng là, giai đoạn 1997-2004 là giai đoạn ngành dệt may Việt Nam đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng đáng khích lệ với tỷ lệ tăng trƣởng bình quân đạt khoảng 18,5%/năm (may mặc đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là 19,3%/năm; tỷ lệ bình quân chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt: 83,4%) và hàng dệt may (chủ yếu là may mặc) trở thành một trong các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam hiện nay.

- Về thị trường xuất khẩu.

Cùng với việc tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu mạnh mẽ thời gian qua, thị trƣờng xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam cũng đƣợc mở rộng nhanh chóng. Hàng dệt may đã có mặt tại trên 170 quốc gia (trƣớc 1990 là 30 quốc gia); thâm nhập vào hầu hết các thị trƣờng dệt may lớn đặc biệt là ba thị trƣờng Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản (Phụ lục 1).

Tuy đã có những bƣớc phát triển đáng khích lệ từ 1993 đến nay, song vai trò của Việt Nam trên thị trƣờng dệt may thế giới vẫn còn rất khiêm tốn: Là nhà xuất khẩu đứng thứ 44 trên thế giới và chiếm 1,3% thị trƣờng toàn cầu (2002). Năm 2003, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng may mặc đứng thứ 8 vào thị trƣờng Hoa Kỳ với doanh số đạt gần 2 tỷ USD (sau Trung Quốc, Mêhicô, Hồng Kông, Ấn Độ...). Năm 2004, đã trở thành năm bản lề để Việt Nam mở rộng hơn nữa thị phần của mình trong hai thị trƣờng xuất khẩu lớn là Hoa Kỳ và EU (trƣớc khi ACT có hiệu lực) với 50% đến 55% tổng sản lƣợng đƣợc tiêu thụ tại Hoa Kỳ và 25% đến 27% tại thị trƣờng EU... Hơn thế nữa, đã có những dự báo lạc quan về việc Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu sản phẩm may mặc lớn thứ ba tại Châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ).

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)