Bài học kinh nghiệm trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 38)

may đối với Việt Nam.

Rõ ràng là, thực trạng nền công nghiệp dệt may Trung Quốc, Ấn Độ giai đoạn cuối những năm 1990 có phần khá tƣơng đồng với nền công nghiệp dệt may hiện nay của Việt Nam (đặc biệt là công nghiệp dệt). Vì vậy, những chính sách đã đƣợc chính phủ Trung Quốc, Ấn Độ sử dụng để điều chỉnh lại cơ cấu, gia tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may cũng nhƣ những thách thức đang đặt ra là có giá trị tham khảo cho quá trình tái cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may Việt Nam.

1.2.2.1. Tự do hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các nƣớc đang phát triển đã thực hiện những biện pháp nới lỏng dần hệ thống quản lý của mình theo chính sách "tự do hóa". Sự đổi mới bắt đầu từ việc điều chỉnh về chế độ sở hữu nhƣ tƣ nhân hóa hoặc cổ phần hóa các DNNN làm ăn kém hiệu quả. Điều đó cũng giúp các khu vực kinh tế phát triển một cách năng động và mạnh mẽ hơn, phù hợp hơn với nhu cầu tất yếu về hội nhập kinh tế quốc tê. "Tự do hóa" còn thể hiện ở việc giảm bớt các hàng rào thuế quan, tự do hóa thị trƣờng ngoại hối, tỷ lệ lãi suất..., thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt (giảm bớt sự can thiệp của nhà nƣớc).

Tùy điều kiện, hoàn cảnh mà mức độ tự do hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở mỗi quốc gia có sự khác biệt; song hiện nay, nổi bật nhất là hai xu hƣớng: Tự do hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của tƣ nhân và tự do hóa có điều chỉnh.. Theo hƣớng thứ nhất là các quốc gia thực hiện chiến lƣợc hƣớng vào xuất khẩu. Hƣớng thứ hai là những nƣớc chú trọng mở rộng kinh tế đối ngoại nhƣng hƣớng vào xuất khẩu với mức độ thấp hơn đồng thời vẫn áp dụng một phần chiến lƣợc nhập khẩu.

1.2.2.2. Ưu tiên phát triển ngành dệt may như là ngành công nghiệp trọng điểm.

Nói chung, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung sản xuất hƣớng vào xuất khẩu. Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động giản đơn, đào tạo tƣơng đối đơn giản, lƣợng vốn yêu cầu không lớn bằng các ngành khác; tỷ suất đầu tƣ thấp,

thời gian quay vòng vốn nhanh và mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu khá lớn.

Kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, chính những thành công trong phát triển ngành dệt may và xuất khẩu hàng dệt may đã tạo nên các nguồn thu lớn về ngoại tệ và những kết quả về kinh tế xã hội đã góp phần tích cực đƣa các quốc gia này đến những thành công trong công cuộc xây dựng đất nƣớc. Vậy, một khi đã xác định đƣợc lợi thế và con đƣờng hƣớng tới xuất khẩu của ngành dệt may thì đòi hỏi nỗ lực lớn của các doanh nghiệp cùng sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía nhà nƣớc để tận dụng mọi cơ hội, khả năng để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất.

1.2.2.3. Tận dụng và đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Nhƣ đã đề cập ở trên, dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn nên dân số đông không chỉ là lợi thế nguồn cung ứng lao động mà còn là lợi thế hình thành một thị trƣờng tiêu thụ hàng dệt may rộng lớn. Đồng thời với lợi thế về chi phí tiền lƣơng thấp và những tiến độ của lực lƣợng lao động trong xã hội hiện đại... Việc phát triển ngành dệt may còn giúp các nƣớc đang phát triển đi sau giải quyết vấn đề việc làm tận dụng nguồn lao động dồi dào.

Song, lợi thế về tiền lƣơng thấp sẽ mất đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nên muốn duy trì lợi thế so sánh về nguồn nhân lực cũng nhƣ duy trì sự tăng trƣởng ổn định thì buộc phải đầu tƣ để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngay tại thời điển hiện tại. Muốn vậy, cần chú trọng tới đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo; bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm nhiều đến lĩnh vực năng suất và chất lƣợng sản phẩm (thành quả cuối cùng của quá trình sản xuất).

1.2.2.4. Đầu tư trang thiết bị máy móc và công nghệ.

Về lĩnh vực này, mỗi quốc gia cần có cách làm thực tế để có hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của mình. Ví dụ nhƣ: Tập trung thay thế các trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, công nghệ không phù hợp bằng các máy móc và công nghệ hiện đại... Hiện nay, mặc dù Trung Quốc đang là quốc gia có khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới nhƣng hàng năm vẫn phải

nhập khẩu máy móc, thiết bị ngành dệt may từ các nƣớc phát triển để thay thế, nâng cấp các trang thiết bị trong nƣớc. Chỉ tính từ tháng 01/2003 đến tháng 06/2003, Trung Quốc đã nhập khẩu trên 2,2 tỷ USD thiết bị dệt (tăng 67% so với cùng kỳ). Nguồn nhập khẩu chủ yếu là các nƣớc phát triển với các công nghệ hiện đại, nhƣ: nhập từ Nhật Bản 628,19 triệu USD; Đức 475,09 triệu USD, Italy 279,95 triệu USD; Thụy Sỹ 175,99 triệu USD và Đài Loan 167 triệu USD.

Song, đổi mới trang thiết bị công nghệ không nhất thiết phải tiến hành ngay trong một thời điểm mà có thể kết hợp cải tiến dần trong quá trình phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Cũng không buộc phải sử dụng các trang thiết bị, công nghệ hàng đầu hiện nay mà vẫn có thể sử dụng các trang thiết bị, công nghệ tuy không hiện đại nhƣng còn hoạt động tốt và nhất là phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp rồi dần đổi mới khi đã thu đƣợc hiệu quả kinh tế. Đồng thời, đặc biệt chú ý áp dụng trang thiết bị kỹ thuật hiện đại trong sản xuất cũng nhƣ trong thiết kế mẫu mốt, tạo dáng thời trang... để đạt hiệu quả kinh tế tối ƣu nhất.

1.2.2.5. Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh việc tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực trong quá trình phát triển ban đầu của ngành dệt may cũng cần nhận thấy rằng: Để khẳng định vị trí và tên tuổi của ngành dệt may trên thị trƣờng quốc tế thì các quốc gia chuyên xuất khẩu hàng dệt may đều phải tập trung phát triển ngành dệt may ở cấp độ cao hơn. Khi các quốc gia đã xuất khẩu khối lƣợng lớn hàng dệt may thì việc tăng thêm sản lƣợng xuất khẩu hàng dệt may trở nên tƣơng đối khó khăn. Khi đó, để kim ngạch xuất khẩu không chỉ tăng về khối lƣợng mà còn phải chú trọng đến giá trị gia tăng xuất khẩu thì đỏi hỏi phải tập trung vào khâu mẫu mã, kiểu dáng, chất lƣợng.

Sử dụng các phƣơng tiện khoa học kỹ thuật để thu thập thông tin về thị hiếu, sở thích của ngƣời tiêu dùng; tìm các biện pháp cần thiết để có đƣợc phản hồi từ phía ngƣời tiêu dùng là hết sức cần thiết. Đồng thời, ứng dụng máy móc hiện đại để thiết kế kiểu dáng; đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao khả năng tác nghiệp cho đội ngũ các nhà thiết kế thời trang (cả chuyên nghiệp và nghiệp dƣ) cùng

với có biện pháp hợp lý khái thác thành quả sáng tạo của họ cũng không thể thiếu trong phát triển công nghiệp dệt may hứong tới xuất khẩu.

Cạnh tranh là quá trình khách quan của kinh tế thị trƣờng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, quá trình này chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố mà sự thành bại tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của hệ thống công nghiệp và năng lực quản lý điều hành của mỗi quốc gia. Bởi vậy , việc tạo lập và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, các quốc gia đang muốn thâm nhập vào thị trƣờng thế giới. Là một quốc gia đi sau – chậm phát triển và chƣa phải là thành viên của WTO, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của “những ngƣời đi trƣớc” song cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình tham gia vào hệ thống thƣơng mại toàn cầu. Chƣơng tiếp theo sẽ đi sâu nghiên cứu thực tế của Việt Nam – vấn đề thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may trong những năm đầu thực hiện chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng thế giới.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 38)