09 Áo veston nam 20 Hàng may chất liệu len 10 Bộ quần áo nữ 21 Hàng may lụa và sợi thực vật
2.2.2. Về giá cả và chi phí Giá cả xuất khẩu.
- Giá cả xuất khẩu.
Trong khuôn khổ phân tích năng lực cạnh tranh, giá cả có ý nghĩa hai mặt: Một mặt, với sản phẩm tƣơng đồng về chất lƣợng, mức giá thấp hàm nghĩa kích thích tiêu thụ ở nƣớc nhập khẩu, nhƣng mặt khác, mức giá thấp cũng tiềm ẩn một khả năng lợi nhuận thấp cho các nhà xuất khẩu.
Trên phƣơng diện kích thích tiêu thụ, giá hàng dệt kim của Việt Nam tƣơng đối có sức cạnh tranh do Việt Nam chủ động đƣợc từ sản xuất sợi đến may thành phẩm nhƣng giá hàng dệt thoi của Việt Nam đƣợc đánh giá là khá đắt. Một mặt do từ nguyên, phụ liệu đến công nghệ, thiết bị hầu hết phải nhập khẩu...
Bảng 7: Giá hàng xuất khẩu của một số quốc gia sang thị trường Nhật Bản
Đơn vị: Yên/Sản phẩm
Tên nước Hàng dệt kim Hàng dệt thoi Các loại khác
Việt Nam 390 1185,2 1345,0
Trung Quốc 436 867,0 1030,0
Inđônêsia 534 574,0 893,4
Thái Lan 397 1274,8 1438,6
Hàn Quốc 452 1376,4 1616,0
Nguồn: Bộ Thƣơng mại, 2003
Bảng 8: Giá cả một số sản phẩm may mặc nhập khẩu của Nhật Bản
Đơn vị: Yên/01 sản phẩm
Nước sản xuất Áo sơ mi Quần âu So sánh với VN (%)
Áo sơ mi Quần âu Việt Nam 1.000 1.500 100% 100%
Indonesia 1.300 2.050 130% 137% Thái Lan 2.400 3.950 240% 263% Trung Quốc 3.000 5.000 300% 333% Nhật Bản 5.000 6.500 500% 433%
Nguồn số liệu: Jetro.go.jp Từ các số liệu trên ta thấy, giá hàng dệt kim của Việt Nam là rẻ hơn hẳn so với các nƣớc khác trong khu vực. Tuy nhiên, trƣớc năm 2002, hàng dệt kim chƣa phải là mặt hàng xuất khẩu chính của ngành may mặc Việt Nam. Thời kỳ này, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành may mặc Việt Nam là hàng dệt thoi. Đối với hàng dệt thoi, giá cả sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam đƣợc xếp vào loại trung bình trong khu vực Châu Á (1185,2 Yên/sản phẩm, rẻ hơn so với Thái Lan và Hàn Quốc nhƣng lại đắt hơn đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc tới 37%). Theo số liệu thống kê năm 2003 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2002, tỷ trọng giá trị hàng dệt kim xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc đã tăng lên nhanh chóng và chiếm khoảng gần 25%. Đây là một lợi thế của hàng dệt kim Việt Nam trên thị trƣờng thế giới.
Song, nhƣ đã nêu trên, giá xuất khẩu thấp không hoàn toàn là một lợi thế cạnh tranh do nó hàm chứa khả năng đƣa lại mức lợi nhuận thấp cho nhà xuất khẩu. Chúng ta sẽ xem xét thêm vấn đề này trong phân tích dƣới đây.
- Chi phí đơn vị và kết quả kinh doanh.
Nhƣ đã đề cập tới trong Chƣơng 1, Chi phí đơn vị là đại lƣợng đƣợc tính bằng cách chia tổng chi phí sản xuất (gồm cả chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu) cho giá trị sản lƣợng. Đây là chỉ tiêu hữu ích để xem xét năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng và đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu - điều tra các doanh nghiệp Dệt May năm 1999 của Viện Kinh tế Việt Nam. Xin nhắc lại: Các doanh nghiệp có chi phí đơn vị = 1 là những doanh nghiệp hòa vốn, các doanh nghiệp có chi phí đơn vị lớn hơn 1 là những doanh nghiệp thua lỗ và sức cạnh tranh kém, còn các doanh nghiệp có chi phí đơn vị nhỏ hơn 1 là những doanh nghiệp có lãi và có sức cạnh tranh tốt – tuỳ theo mức chênh lệch so với 1. Hình dƣới đây cho thấy sự phân bổ doanh nghiệp theo mức chi phí đơn vị của các doanh nghiệp trong mẫu điều tra của Viện Kinh tế Việt Nam.
Phân bổ doanh nghiệp theo chi phí đơn vị cho các doanh nghiệp mẫu
Nguồn: Số liệu điều tra 96 doanh nghiệp dệt may - Viện Kinh tế Việt Nam năm 1999 Chi phí đơn vị bằng 1 có thể đƣợc coi là ngƣỡng để phân chia tất cả các doanh nghiệp thành 2 nhóm: nhóm có khả năng sinh lời và nhóm không có khả năng sinh lời. Nhƣ là một sự ngẫu nhiên, ngƣỡng này chia số doanh nghiệp mẫu thành 2 nhóm bằng nhau (phần trăm luỹ kế của các doanh nghiệp có chi phí đơn vị nhỏ hơn hoặc bằng 1 là 50%). Tuy nhiên, do những sai sót tính toán có thể, phần trăm luỹ kế các doanh nghiệp có chi phí đơn vị nằm trong khoảng 0,95 và 1,05 cũng cần quan tâm. Có thể thấy, phần trăm các doanh nghiệp có lãi (hoặc doanh nghiệp có khả năng duy trì lãi - theo nghĩa là tình hình tài chính hiện tại có thể giúp những doanh nghiệp này duy trì vị trí trên thị trƣờng) có mức độ nhạy cảm cao đối với thay đổi trong ngƣỡng này, vì một tỷ lệ tƣơng đối lớn – 53.1% - doanh nghiệp có chi phí đơn vị nằm trong khoảng 0,95-1,05. Đúng nhƣ vậy, xem hình trên chúng ta thấy điểm cao nhất của phân phối chi phí đơn vị nằm trong khoảng 1-1,05, tiếp đến là khoảng 0.95-1,0. Một tỷ lệ cao các doanh nghiệp nhƣ vậy tập trung quanh ngƣỡng cân bằng có thể cho thấy rằng ngành công nghiệp dễ bị tổn thương đối với các thay đổi giá cả thị trƣờng.
Cần nói thêm rằng, trong hoàn cảnh mức giá thấp, và phần lớn nằm tập trung quanh ngƣỡng cân bằng (chi phí đơn vị xấp xỉ bằng 1), các doanh nghiệp
16.70% 15.60% 17.70% 19.80% 10.40% 9.40% 10.40% 10.40% 9.40% 10.40% 16.7% 32.3% 50.0% 69.8% 80.2% 89.6% 100.0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 0.7-0.9 0.9-0.95 0.95-1 1-1.05 1.05-1.1 1.1-1.2 >1.2 Tû lÖ Céng dån
dệt may Việt Nam không thể có đƣợc kết quả kinh doanh tốt – xét ở góc độ lợi nhuận doanh nghiệp. Kết quả của cuộc điều tra mẫu của Viện Kinh tế Việt Nam còn cho thấy: 75 trong số 96 doanh nghiệp (78.1%) báo cáo hoạt động có lợi nhuận trong khi 18 doanh nghiệp (18.8%) báo cáo lỗ. Số doanh nghiệp còn lại không có lợi nhuận. Kết quả nghiên còn cho thấy các DNNN có khả năng sinh lời cao hơn, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có khả năng lỗ cao hơn. Đáng chú ý là nếu xét đến tỷ lệ lợi nhuận trên vốn thì phần lớn doanh nghiệp có lãi có tỷ suất lợi nhuận nằm trong khoảng từ 0% đến 10%, nhỏ hơn nhiều so với chi phí cơ hội của vốn1.
Điều này gợi ý rằng nếu thông tin thu thập đƣợc là đáng tin cậy, thì phần lớn các doanh nghiệp mẫu có thể có một số vấn đề về khả năng tài chính trong ngắn hạn và đặc biệt trong dài hạn. Nhƣng mặt khác, quan trọng hơn, nó cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hoạt động chƣa hiệu quả. Trong khi có một thực tế là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể đáp ứng các chỉ tiêu về mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm, thị thiếu khách hàng... nên không thể tăng giá xuất khẩu. Cũng chính vì giá bán sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nên khối lƣợng xuất khẩu lớn nhƣng doanh thu từ xuất khẩu không cao và đặc biệt là giá trị gia tăng rất thấp. Chi phí cao, giá bán thấp, rõ ràng là khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng (trong nƣớc cũng nhƣ thế giới) của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất thấp.