Một số quan điểm định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 104 - 106)

4 Tỷ lệ nội địa hoá

3.2.3. Một số quan điểm định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới.

trong những năm tới.

- Về định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành.

Các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển toàn ngành cần xác định giới hạn thời gian cụ thể (ngắn, trung, dài hạn) để các giải pháp có tính khả thi hơn. Rõ ràng là, đối với các chiến lƣợc và kế hoạch phát triển ngắn hạn, các giải pháp đƣợc đề xuất có thể bao gồm rất nhiều đối sách - những giải pháp chỉ thích hợp trong ngắn hạn, phù hợp với những biến đổi trƣớc mắt của tình hình chung. Trong khi đó, các chiến lƣợc, kế hoạch trung và dài hạn lại bao gồm các dự báo về sự phát triển, biến đổi của môi trƣờng xung quanh có tác động tới sự phát triển ngành nên những giải pháp đƣa ra nhất thiết cần tính tới những biến đổi đó và đặc biệt là tính đúng đắn, mức độ phù hợp của mỗi giải pháp lại phụ thuộc vào mức độ sát thực của các dự báo trong chiến lƣợc... Khó có thể có một hay nhiều giải pháp đúng đắn, thích hợp cho mọi chiến lƣợc, kế hoạch phát triển một ngành đối với cả ngắn, trung và dài hạn. Điều này trở nên cần thiết hơn đối với các sản phẩm dệt may xuất khẩu vì những đặc điểm của mặt hàng này (tính thị hiếu, thời trang và chu kỳ sống của sản phẩm...).

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp đã và đang chủ động xây dựng cho mình chiến lƣợc phát triển thích hợp. Đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay, một chiến lƣợc hợp lý phải bao gồm một số định hƣớng lớn, nhƣ: Chuyển từ cạnh tranh đơn thuần dựa trên lợi thế giá nhân công thấp sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng và đổi mới, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Tập trung, chuyên môn hóa sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và tính năng vƣợt trội để có thể đáp ứng nhu cầu thƣờng xuyên biến đổi và rất đa dạng của thị trƣờng... Chú trọng việc tạo dựng và phát triển uy tín doanh nghiệp và thƣơng hiệu sản phẩm; tăng cƣờng khả năng đáp ứng nhanh, khả năng sản xuất các lô hàng nhỏ và các lô hàng yêu cầu thời gian giao hàng ngắn...

Để hội nhập quốc tế (theo nghĩa tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trƣờng thế giới) thì trƣớc hết thị trƣờng trong nƣớc cũng phải mang tính cạnh tranh cao (phải minh bạch, công bằng...). Trong môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, một mặt hàng không chiếm đƣợc ƣu thế tại thị trƣờng trong nƣớc rất khó có khả năng chiếm lĩnh thị phần ở thị trƣờng ngoài nƣớc vì: Thị trƣờng nội địa là nơi các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc triển khai các hoạt động marketing, xúc tiến thƣơng mại với chi phí thấp; giá cả hàng hóa sẽ thấp hơn do không phải chịu các loại thuế quan xuất, nhập khẩu... - những khó khăn mà hàng hóa xuất khẩu sẽ phải đƣơng đầu. Trong điều kiện nhƣ vậy, nếu các sản phẩm không khẳng định đƣợc ƣu thế tại thị trƣờng trong nƣớc thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm ấy là hạn chế hoặc môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc chƣa thật sự bình đẳng. Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm đa phần thuộc các doanh nghiệp nhƣng việc tạo dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong nƣớc lại là một yêu cầu đối với các nhà hoạch định chính sách.

- Về việc xác định lợi thế so sánh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam có thể có lợi thế tƣơng đối trong cạnh tranh do lao động rẻ mang lại nhƣng về lâu dài phải có khả năng cạnh tranh bằng giá trị gia tăng trong sản phẩm. Nhƣ vậy mới có khả năng sản xuất ra các sản phẩm với chi phí thấp và chất lƣợng cạnh tranh đƣợc. Rõ ràng là, lợi thế có đƣợc do giá nhân công thấp mang lại đang giảm dần và sẽ mất đi khi các nƣớc kém phát triển hơn tham gia vào thị trƣờng. Hơn thế nữa, tỷ lệ mà giá nhân công chiếm trong mỗi đơn vị sản phẩm đang có xu hƣớng giảm dần do tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, mức độ lành nghề của công nhân ngày càng cao làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng... Hơn thế nữa, sự gia nhập thị trƣờng của các nƣớc kém phát triển sẽ làm cho các quốc gia đang phát triển mất đi lợi thế này (điều đã xảy ra đối với các nƣớc phát triển hiện nay).

- Nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng trong mỗi đơn vị sản phẩm là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

Hiện nay, "giá trị gia tăng trong mỗi đơn vị sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt khoảng 20% và có tới 80% giá trị gia tăng còn lại nằm

trong hàng nhập khẩu"7. Đây là một hạn chế trong phát triển ngành... Trong điều kiện thị trƣờng gần nhƣ đã bão hòa về nguồn cung cấp nhƣ hiện nay, những bƣớc tiến hợp lý mang tính sáng tạo trong đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất để tăng cƣờng năng lực sản xuất ở các khâu then chốt, tạo lợi thế cạnh tranh sẽ trở thành động lực mạnh mẽ giúp doanh nghiệp thành công trên con đƣờng phát triển của mình. Đây chính là những cải cách cần thiết để nâng cao hàm lƣợng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp dệt may hiện nay.

Các doanh nghiệp may xuất khẩu cần mạnh dạn tiếp cận và từng bƣớc chuyển đổi phƣơng thức kinh doanh từ sản xuất gia công xuất khẩu nhƣ hiện nay sang phƣơng thức xuất khẩu trực tiếp. Yếu tố có thể giúp Việt Nam cũng nhƣ các quốc gia đang phát triển khác có thể có đƣợc lợi thế tƣơng đối chính là vấn đề nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Để có thể nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu nhất thiết phải thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại, nâng cao hàm lƣợng "chất xám" trong mỗi sản phẩm, đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu mốt thời trang, tăng cƣờng đội ngũ tiếp thị, tổ chức lại sản xuất thích ứng với yêu cầu kinh doanh mới cũng nhƣ chấp nhận san sẻ rủi ro đối với các nhà phân phối (xuất khẩu theo hình thức FOB)...

Các doanh nghiệp dệt cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế để có thể sản xuất đa dạng các chủng loại vải chất lƣợng cao; trƣớc mắt cần tập trung vào khâu nhuộm - hoàn tất. Đổi mới phƣơng thức quản lý một cách khoa học, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và giảm chi phí sản xuất; tăng cƣờng khả năng cung cấp và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ (rút ngắn thời gian giao hàng, giao hàng đúng tiến độ, đúng mầu sắc, đúng chất lƣợng, linh hoạt trong việc sản xuất các đơn hàng nhỏ, đa dạng...) là những nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp dệt hiện nay.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)