MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA.
3.2.4. Các biện pháp sử dụng hiệu quả vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp
năng thanh toán của doanh nghiệp
Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, nhà quản lý cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rui ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ doanh nghiệp hoặc bên thứ ba.
Quản trị tiền mặt bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chỉ tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Xác định và quản lý lưu lượng: Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là điều kiện tất yếu mà doanh nghiệp phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Việc doanh nghiệp dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền thanh toán sẽ kéo theo các hệ số thanh toán của doanh nghiệp giảm xuống đặc biệt là hệ số thanh toán tức thời. Lúc đó, công ty sẽ giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Doanh nghiệp sẽ mất cơ hội hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định lại mức dự trữ vốn bằng tiền. Cụ thể:
+ Một là: Doanh nghiệp phải tính toán số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp nhất chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân
hình chi tiêu vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
+ Hai là: Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan. Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tất cả các giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Doanh nghiệp có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình hình khi doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt:
- Đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ là một biện pháp doanh nghiệp có thể đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ trả sớm bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán, chỉ dẫn cụ thể cho khách hàng về cách thức chi trả các khoản séc tại ngân hàng, thuê bưu điện chuyển tiền nhanh cho doanh nghiệp…
- Bên cạnh đó, việc giảm chi tiêu trong doanh nghiệp cũng là một giải pháp khá hữu hiệu: Đó là việc nhà quản trị nên tích cực trì hoãn tốc độ thanh toán cho nhà cung cấp trong thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng…thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán mang lại, hay sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời gian thanh toán với nhà cung cấp.
- Một số biện pháp khác để cải thiện tình hình thiếu tiền mặt như; giảm số lượng hàng tồn kho, bán các tài sản thừa, không sử dụng, hoãn thời gian mua sắm tài sản cố định và hoạch định lại các khoản đầu tư, giãn thời gian chi trả cổ tức, sử
Chúng ta cần theo sát các khách hàng của đối thủ cạnh tranh để thâm nhập khi có cơ hội. Do tài chính không cho phép công ty tăng thêm đầu tư cho công tác tiếp thị, hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đối với các khách hàng tiềm năng, có nhiều cơ hội sinh lời và tăng trưởng, doanh nghiệp nên dành những điều kiện thanh toán thuận lợi để thu hút họ. Doanh nghiệp phải đa dạng hóa khách hàng, vùng tiêu thụ như thế nào để đối phó với những biến động.
Nếu việc mua bán của khách hàng giảm sút, điều đó đồng nghĩa công việc kinh doanh của bạn cũng đang tụt dốc. Nếu nhà cung cấp phải tăng giá, thì vì tiền của bạn cũng bị điều chỉnh. Hãy thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp với khách hàng, nhà cung cấp trước khi cơn khủng hoảng tấn công đến công ty. Công ty cần cho họ thấy rằng công ty không chỉ quan tâm đến tình trạng kinh doanh của riêng doanh nghiệp mà còn đến cả tình hình kinh doanh của nhà cung cấp và khách hàng. Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng sẽ tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau và chính họ sẽ là người giải cứu doanh nghiệp ra khỏi tình trạng nguy hiểm trong những thời điểm cam go.