Nâng cao công tác quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần viglacera xuân hòa (Trang 81)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA.

3.2.3.Nâng cao công tác quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Việc hàng tồn kho trong năm còn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn lưu động cho thấy lượng thành phẩm sản xuất ra lưu kho và gửi đại lý bán còn nhiều. Việc hàng tồn kho trong quá trình chưa đến tay người tiêu dung có nhu cầu và chuyển giao quyền sở hữu thì việc mất mát, hỏng hóc, thất thoát vốn là không tránh khỏi.

Công ty Xuân Hòa đã rất cố gắng tích cực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm tỷ trọng thành phẩm tồn kho hơn nữa. Nhưng bên cạnh đó, tình hình kết cấu hàng tồn kho của công ty là chưa hẳn tốt khi mà lượng nguyên vật liệu tồn kho là cao lên đến 56,60% mà thị trường giá của nguyên vật liệu luôn biến động. Khi giá giảm thì sẽ bất lợi cho doanh nghiệp do doanh nghiệp đã mất nhiều tiền hơn để tích trữ nguyên vật liệu. Việc dự trữ nguyên vật liệu cũng đồng thời làm tăng chi phí bảo quản, cất trữ, chi phí kho bãi, hao hụt, một lượng vốn lớn bị ứ đọng, không có khả năng sinh lời. Về lâu dài, để tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho trong năm 2012 và những năm tiếp theo, công ty nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

+ Đầu tiên phải kể đến là xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Xác định được mức tồn kho hợp lý vừa đảm bảo được đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh tình trạng gián đoạn, ngừng trệ sản xuất, vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản cất trữ, chi phí thuê kho bãi, chi phí tài chính do vốn bị ứ đọng. Nhưng liệu mức tăng nguyên vật liệu trong tương

khăn trong kinh doanh nên sản phẩm của công ty có thể rất khó bán và bị đình trệ một thời gian. Vậy để tránh lãng phí doanh nghiệp nên cất trữ vừa đủ cho sản xuất nhỏ và vừa.

+ Theo đó, công ty nên có một bộ phận thường xuyên theo dõi kiểm tra, phân loại và đôn đốc giải phóng số hàng hóa tồn đọng. Trong điều kiện kho bãi của công ty còn thiếu thốn, chất lượng kho bãi còn kém đã lâu chưa được tu bổ và đổi mới, thì chất lượng của sản phẩm mới được đảm bảo. Doanh nghiệp nên có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này.

+ Tìm kiếm và mở rộng nguyên vật liệu đầu vào ta thấy nguyên vật liệu chủ yếu của đặc điểm sản xuất gạch là sét, than và dầu. Như vậy, chủ yếu thì nguồn cung ứng nguyên vật liệu là các nhà cung cấp trong nước, khi mà thị trường biến động thì các sản phẩm chủ yếu là than và dầu lại tăng hoặc giảm nên nhanh chóng ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm của công ty. Vì vậy công ty nên mở rộng thêm thị trường nguyên vật liệu đầu vào không những mang lại nguồn cung cấp đều đặn, ổn định mà còn có giá cả cạnh tranh, tránh tình trạng “bỏ quá nhiều trứng vào một giỏ”. Để làm được điều đó thì đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cần hết sức nhạy bén và sâu rộng về thị trường vật liệu xây dựng. Công việc là thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.

+ Bảo quản tốt hàng tồn kho: Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn kho để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ

cung cấp đền bù trách nhiệm cho công ty.

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần viglacera xuân hòa (Trang 81)