Chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần viglacera xuân hòa (Trang 47)

lời

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu (ROS) % 0,09 0,14 ( 0,05)

(35,71) )

Tỷ suất sinh lời kinh tế của

tài sản (ROAe) % 0,13 0,18 ( 0,05)

(27,78) )

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên vốn kinh doanh (ROA) % 0,12 0,16 ( 0,04)

(25,00) )

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở

hữu (ROE) %

Về tài sản: Tổng tài sản cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 đã tăng lên 601.827 nghìn đồng. Cả hai thời điểm tài sản ngắn hạn của Công ty đều chếm chủ yếu lần lượt là 47,82% và 50,33%, điều này là hợp lý với công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng với đặc điểm về tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn. .

Về các chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty, ta thấy chỉ có hệ số khả năng thanh toán nhanh là tăng còn các hệ số thanh toán khác giảm, điều này cho thấy Công ty cần chú trọng hơn vào khả năng thanh toán của mình (Công ty không có lãi vay phải trả).

Các hệ số hoạt động của Công ty năm 2011 so với 2010 như số vòng quay hàng tồn kho giảm, kỳ thu tiền trung bình giảm, số vòng quay VLĐ giảm, hiệu suất sử dụng vốn cố định và vòng quay tổng vốn giảm cho thấy hoạt động của Công ty suy giảm so với năm 2010.

Các chỉ tiêu về hệ số sinh lời của Công ty đều giảm khi so sánh năm 2011 với năm 2010. Điều này cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty kém hơn năm trước.

Kết luận: Trong năm 2011, Công ty còn nhiều nợ phải trả, gây phụ thuộc và không an toàn tài chính. Chỉ tiêu thanh toán, các hệ số hoạt động và chỉ số sinh lời của Công ty là kém, giảm so với cuối năm 2010.

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÍ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA. ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA.

2.2.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa phần Viglacera Xuân Hòa

2.2.1.1. Vốn lưu động của công ty

Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty dựa trên tình hình thực tế sử dụng vốn ở các năm trước đó để xác định nhu cầu vốn cho năm tiếp theo. Công ty dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố: hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ đó để tính cho năm tiếp theo. Ví dụ như trong năm 2011 công ty đã sử dụng số liệu từ năm 2010 là số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động. Sau đó công ty đã ước tính doanh thu năm 2011 dựa trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết với những điểu chỉnh hợp lý dựa trên sự thay đổi của thị trường đầu vào, đầu ra cũng như những biến động vĩ mô của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, khủng hoảng…

Cách xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty như trên là hợp lý và khoa học, bởi vì các nguyên nhân sau đây. Thứ nhất, phù hợp với đặc điểm hoạt động chính của công ty trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng là sản phẩm được sử dụng trong các công trình xây dựng và phụ thuộc nhiều vào thị

trường, thêm vào đó, phạm vi cung cấp của công ty là rộng khắp cả nước, do vậy phải dựa vào tình hình cụ thể của từng vùng, miền mà ước tính nhu cầu vốn lưu động trên cơ sở số liệu quá khứ thu thập được. Thứ hai, công ty có lịch sử hoạt động trong lĩnh vực lâu dài nên có nhiều kinh nghiệm trong việc dự trù nhu cầu của thị trường nên có thể đảm bảo được tính chính xác tương đối khi áp dụng phương pháp này và giảm bớt tính phức tạp cũng như chi phí phát sinh không cần thiết khi xác định nhu cầu vốn lưu động bằng các phương pháp rườm rà, đòi hỏi nhiều thời gian khác.

- Thực tế tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty.

Bảng 3: tình hình sử dụng vốn lưu động ở công ty

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % TÀI SẢN NGẮN HẠN/ TÀI SẢN 47,82 50,33

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần viglacera xuân hòa (Trang 47)