Chức năng của CLCS

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 67)

e) Vấn đề về dải núi ngầm tại Điều 76(6)

2.2.1. Chức năng của CLCS

Điều 3 Phụ lục II của Công ước quy định về các chức năng của Ủy ban:

a) Xem xét các số liệu và các tài liệu khác do quốc gia thông báo về ranh giới ngoài của thềm lục địa ở những vùng thềm nằm ngoài giới hạn 200 hải lý và gửi cho các quốc gia ven biển những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới phía ngoài của thềm lục địa của họ phù hợp với Điều 76 của Công ước và Bản Thỏa Thuận Ghi nhớ được thông qua ngày 29 tháng 8 năm 1980 của UNCLOS III;

b) Cung cấp sự hướng dẫn về khoa học và kỹ thuật theo yêu cầu của quốc gia ven biển trong quá trình chuẩn bị dữ liệu liên quan đến việc xác định ranh giới phía ngoài của thềm lục địa.

Quy định này thể hiện rằng chức năng của CLCS có liên quan tới sự xem xét các dữ liệu khoa học và kỹ thuật và các tài liệu khác được đệ trình bởi quốc gia

66

ven biển liên quan tới ranh giới ngoài của thềm lục địa và đưa ra các khuyến nghị đối với quốc gia ven biển về việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa.

Ý tưởng rằng sự xem xét những bản đệ trình của CLCS là một quá trình chủ yếu bao gồm những vấn đề khoa học, kỹ thuật và không yêu cầu sự xem xét các vấn đề pháp lý, được củng cố bởi thành phần của CLCS. Cơ quan này bao gồm 21 thành viên và đều là những chuyên gia trong lĩnh vực địa chất học, địa vật lý và thủy văn (Điều 2(1) Phụ lục II).

Những thông tin mà quốc gia ven biển được yêu cầu cần phải có trong bản đệ trình gửi lên CLCS cũng chỉ ra sự tập trung vào mặt kỹ thuật trong công việc của Ủy ban. Điều 76(8) của Công ước thể hiện rằng quốc gia ven biển sẽ đệ trình những thông tin về giới hạn ngoài 200 hải lý từ đường cơ sở. Điều 4 của Phụ lục II Công ước chỉ rõ nội dung bản đệ trình này liên quan tới những dữ liệu khoa học và kỹ thuật của ranh giới ngoài thềm lục địa.

Mặc dù chức năng của CLCS liên quan tới việc đánh giá các dữ liệu khoa học và kỹ thuật, nhưng việc đánh giá này phải được tiến hành “phù hợp với Điều 76 của Công ước” (Điều 3(1)(a) Phụ lục II). Cụm từ này có nghĩa rằng CLCS bị ràng buộc phải áp dụng những quy định của Điều 76 trong khi xem xét những thông tin được đệ trình bởi quốc gia ven biển. Yêu cầu này sẽ không đưa ra một vài vấn đề nếu các quy định của Điều 76 không có những vấn đề liên quan tới sự giải thích hoặc áp dụng. Tuy nhiên, đó rõ ràng không phải là trưởng hợp này. Sự giải thích hoặc áp dụng thực tế của các quy định phức tạp của Điều 76 là rất mâu thuẫn. Trong khi một sự giải thích cho một quy định của Điều 76 có thể dẫn tới kết luận rằng dữ liệu cụ thể chứng minh cho yêu cầu của điều khoản đã thỏa mãn, thì theo một sự giải thích khác, dữ liệu tương tự như vậy chưa đưa ra được bằng chứng đầy đủ cho vấn đề đó.

Điều này được minh họa bởi Bản Hướng dẫn về Khoa học và Kỹ thuật của Ủy ban. Bản Hướng dẫn này đã thảo luận về độ sâu sắc của những bằng chứng khoa học và kỹ thuật có thể chấp nhận trong bối cảnh của những quy định liên quan tới Điều 76. Bản Hướng dẫn giải thích Ủy ban đã hiểu như thế nào về những quy định

67

liên quan tới Điều 76 và tác động của cách hiểu này đối với những dữ liệu đệ trình bởi quốc gia ven biển. Bản Hướng dẫn đã giải thích những thuật ngữ trong Công ước, như đã được chỉ ra rõ ràng trong Lời giới thiệu của Bản Hướng dẫn.

Một vài học giả đã chỉ trích một thực tế rằng giữa một nhóm các chuyên gia của Ủy ban, thì tiêu chuẩn để trở thành thành viên của Ủy ban là luật pháp đã không được đưa vào khi mà những vấn đề pháp lý phức tạp của Điều 76 được áp dụng khi xem xét bản đệ trình của quốc gia ven biển [36]. Vấn để là sự vắng mặt của các chuyên gia pháp lý trong Ủy ban xẽ được nhìn nhận như thế nào phụ thuộc vào: a) chức năng của Ủy ban, như đã được chỉ ra, chủ yếu là xem xét các dữ liệu kỹ thuật và khoa học; và b) phạm vi của những thủ tục có liên quan tới Ủy ban mà Ủy ban có thể không tham gia khi áp dụng Chương XV (Giải quyết các tranh chấp) của Công ước đối với những vấn đề có liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Điều 76. Nếu Điều 76 hoàn toàn bị loại trừ khỏi phạm vi của những thủ tục trong Chương XV, sự thiếu vắng của các chuyên gia pháp lý sẽ là một vấn đề, và như vậy sẽ khó có khả năng để đưa ra các vấn đề về sự giải thích hoặc áp dụng tới một sự xem xét về mặt pháp lý.

Sự thiếu vắng của chuyên gia pháp lý trong Ủy ban có thể được giảm nhẹ bằng cách Ủy ban có thể tìm kiếm sự tư vấn về các vấn đề pháp lý từ Ủy Ban Pháp lý của Liên Hợp Quốc và Thư ký của Ủy ban là Văn phòng về các Vấn đề Đại đương và Luật biển thuộc Cơ quan Thư ký của Liên Hợp Quốc. Những cơ quan này có thể trợ giúp Ủy ban quyết định nên xử lý thế nào đối với các vấn đề pháp lý. Ủy ban cũng có thể xem xét yêu cầu tổ chức Hội nghị các Thành viên cho việc làm rõ hoặc khuyến nghị về các vấn đề cụ thể. Đối với những vấn đề đang còn tranh luận, có thể khó khăn cho Hội nghị các Thành viên để trợ giúp cho Ủy ban trong các vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)