Nguyên tắc thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế:

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 100)

Về mặt lịch sử, nguyên tắc nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế được hình thành và phát triển từ thời La Mã với tên gọi bằng tiếng Latinh là Pacta Sunt Servanda. Từ thời Trung cổ, các quốc gia đã tiến hành ký kết với nhau nhiều thoả thuận quốc tế và coi việc tôn trọng những điều đã cam kết như là sự biểu thị của mối giao bang thân thiện. Việc vi phạm những điều đã cam kết thường dẫn tới xung đột và chiến tranh.

Do đó, việc thực thi các cam kết quốc tế được các quốc gia rất quan tâm. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 2 khoản 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các thành viên của tổ chức Liên hợp quốc nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”.

Nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều điều ước và nghị quyết của các tổ chức và hội nghị quốc tế.

Bản chất pháp lý của Luật Quốc tế là dựa trên sự tự nguyện thoả thuận. Các quốc gia tự nguyện, cùng nhau thoả thuận nên các quy định, đồng thời chính các quốc gia lại là chủ thể thi hành luật. Do vậy, nguyên tắc Pacta Sunt Servanda là một nguyên tắc rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của Luật Quốc tế.

Việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển đối diện, tiếp liền nhau trước hết được tiến hành trên cơ sở sự thoả thuận giữa các quốc gia nên nguyên tắc này phải được coi trọng. Nó là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng đối với việc xác định ranh giới thềm lục địa giữa các bên hữu quan.

99

Công ước 1982, mà cụ thể là Điều 76, 83 chính là cơ sở pháp lý cơ bản, quan trọng đầu tiên để các quốc gia trong khu vực Biển Đông phân định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình. Vấn đề đặt ra là các quốc gia vận dụng hai điều khoản này và các điều khoản liên quan như thế nào để vừa bảo đảm chủ quyền, quyền chủ quyền của mình vừa không xâm phạm đến lợi ích của các quốc gia láng giềng.

3.2.3. Tuyên bố quy tắc ứng xử Biển Đông (DOC)

Sau những nỗ lực bàn thảo với Trung Quốc, ngày 4 tháng 1 năm 2002, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Phnôm Pênh (Campuchia), các nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of Conduct of Parties in the South China Sea - DOC) nhằm cam kết thúc đẩy những nguyên tắc và mục tiêu của Tuyên bố chung 1997 giữa ASEAN và Trung Quốc. Các bên đều nhất trí rằng sự kiện này là một đóng góp quan trọng cho hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp, bất đồng giữa các bên liên quan.

DOC đề cập đến cách ứng xử của các quốc gia đối với các tranh chấp trong khu vực Biển Đông trong đó có tranh chấp về phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tuyên bố này gồm 10 điểm. Điểm 1 quy định cơ sở pháp lý chỉ đạo cách ứng xử của các bên. Các bên ký kết khẳng định cam kết tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Công ước 1982, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc khác được thừa nhận chung của Luật Quốc tế làm cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia liên quan [10].

DOC cũng khẳng định đây không chỉ là cách ứng xử bình thường đối với mọi loại tranh chấp trên Biển Đông mà là cách ứng xử nhằm làm giảm bớt căng thẳng, đi đến giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán trên Biển Đông [23].

Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp biển cũng được ghi nhận tại

100

chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo và đàm phán hữu nghị giữa các quốc gia liên quan trực tiếp, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của Luật Quốc tế, kể cả Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982”.

Với mục tiêu chính là tạo dựng một môi trường hòa bình và ổn định ở Biển Đông, DOC nhấn mạnh việc xây dựng lòng tin giữa các bên. Các biện pháp cụ thể thúc đẩy và xây dựng lòng tin được cụ thể hóa tại Điểm 5 trong DOC. Theo đó, nghĩa vụ chung của các quốc gia phải thực hiện là tự kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp và gia tăng tranh chấp có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là DOC không đưa ra được tiêu chuẩn xác định một cách rõ ràng những hành vi nào được coi là “làm phức tạp và gia tăng tranh chấp”, hơn nữa DOC không phải là một văn bản mang tính chất pháp lý ràng buộc các bên. Đây là những điểm yếu mà Bộ luật về quy tắc ứng xử (Code of Conduct - COC) nếu được xây dựng trong tương lai cần phải khắc phục.

Điểm 6 của DOC đã kêu gọi các quốc gia liên quan tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực như: Bảo vệ môi trưởng biển; nghiên cứu khoa học biển; an toàn hàng hải và liên lạc biển; hoạt động tìm kiếm và cứu nạn; thường xuyên đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Đây là quy định quan trọng mở đường cho các hoạt động hợp tác trên biển giữa các bên liên quan nhằm xây dựng sự tin cậy và lòng tin lẫn nhau.

DOC không phải là một văn kiện pháp lý có tính ràng buộc như một bộ quy tắc ứng xử như các nước trong khu vực mong muốn. Việc thực hiện các nguyên tắc của DOC hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và nỗ lực của các bên liên quan. Tuy nhiên, với những ưu điểm của mình, DOC sẽ trở thành cơ sở pháp lý quan trọng trong tiến trình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nói chung và tranh chấp phân định biển nói riêng giữa các quốc gia trong khu vực.

101

Theo Công ước 1982 cũng như nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác, trong trường hợp giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp liền nhau thì việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa họ phải được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế Toà án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng (Điều 83 Công ước). Khi các nước này sẽ cùng bàn bạc để cuối cùng đi đến ký kết một điều ước song phương về việc phân định, điều ước song phương này sẽ có giá trị pháp lý chung thẩm, như đã được khẳng định trong Công ước 1982: “Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới thềm lục địa được giải quyết theo đúng điều ước đó”. Điều ước quốc tế song phương là cơ sở pháp lý quan trọng cho các quốc gia ở khu vực Biển Đông phân định ranh giới ngoài thềm lục địa của mình.

3.2.5. Các phán quyết của Toà án công lý quốc tế

ICJ với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia, bằng thực tiễn hoạt động phong phú của mình đã có những đóng góp lịch sử trong việc khẳng định vai trò của Luật Quốc tế trong quan hệ quốc tế cũng như đóng góp vào quá trình phát triển của hệ thống Luật Quốc tế và Luật Biển. Bằng việc giải thích các quy phạm Luật Quốc tế thực định và áp dụng chúng và hoàn cảnh đặc thù, các quyết định của Toà đã làm sáng tỏ thêm về nội dung của Luật Quốc tế và Luật Biển.

Các bản án và phán quyết của Toà trong các vụ án về thềm lục địa là cơ sở pháp lý quan trọng cho các quốc gia cũng như cho Việt Nam trong việc phân định ranh giới thềm lục địa của nước mình đối với các quốc gia hữu quan.

3.3. Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam

3.3.1. Thực tiễn xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực quốc gia trong khu vực

Theo Điều 76(8) Công ước 1982 thì quốc gia ven biển gửi bản đệ trình cho CLCS về những thông tin về các ranh giới thềm lục địa của mình, khi thềm lục địa

102

đó mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. CLCS sẽ gửi cho các quốc gia ven biển những kiến nghị về các vấn đề liên quan đến việc ấn định ranh giới ngoài thềm lục địa của họ. Các ranh giới do một quốc gia ven biển xác định trên cơ sở các kiến nghị đó là cuối cùng và có tính chất bắt buộc. Thời hạn trình CLCS là 10 năm kể từ ngày Công ước 1982 có hiệu lực với quốc gia thành viên (Phụ lục II, Điều 4 Công ước). Tuy nhiên thời hạn gửi bản đệ trình cuối cùng đối với các quốc gia ven biển thành viên của Công ước đã được ấn định lại trong phiên họp lần thứ 11 của các quốc gia thành viên Công ước Luật biển là ngày 13 tháng 5 năm 1999 trong Quyết định ngày 29 tháng 5 năm 2001 (SPLOS/72) đối với những quốc gia mà Công ước 1982 có hiệu lực đối với các quốc gia đó trước ngày 13 tháng 5 năm 1999. Quốc gia thành viên có thể nộp hồ sơ từng phần về vùng thềm lục địa của mình hoặc nộp hồ sơ toàn phần. Quốc gia thành viên Công ước cũng có thể có một sự lựa chọn khác là gửi những thông tin sơ bộ đệ trình cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc những thông tin ban đầu biểu thị ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý và sự mô tả tình trạng chuẩn bị cũng như ngày dự kiến gửi bản đệ trình theo Quyết định ngày 20 tháng 6 năm 2008 (SPLOS/183).

Việt Nam phê chuẩn Công ước 1982 vào ngày 23 tháng 6 năm 1994 nên Việt Nam phải đăng ký yêu sách về thềm lục địa mở rộng với CLCS trước ngày 13 tháng 5 năm 2009. Đây là quyền cũng như là nghĩa vụ của một quốc gia ven biển có thềm lục địa vượt quá 200 hải lý. Nếu để chậm thời hạn này, phạm vi rõ ràng về quyền chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa của mình có thể bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm dấy lên những nỗi nghi ngờ đối với phạm vi của thềm lục địa của Việt Nam cùng với những sự khó khăn kèm theo khi thực thi quyền chủ quyền của mình trên thềm lục địa. Các quốc gia khác có thể phản đối sự thực thi quyền chủ quyền như vậy nếu họ nhận thấy rằng việc thực thi quyền chủ quyền trên vùng thềm lục địa nằm ngoài giới hạn được quy định từ Khoản 4 đến 6 của Điều 76. Tuy nhiên, Việt Nam đã hoàn thành đúng thời hạn này.

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)