Khái niệm thềm lục địa trong các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 46)

Toà án công lý quốc tế (ICJ) là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc (Điều 92 Hiến chương Liên hợp quốc). ICJ với sứ mệnh giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia, đã có những đóng góp to lớn trong việc khẳng định vai trò của Luật Quốc tế trong quan hệ quốc tế cũng như vào quá trình phát triển của Luật Quốc tế nói chung và sự phát triển luật biển nói riêng. Bằng việc giải thích Luật Quốc tế thực định và áp dụng chúng và hoàn cảnh đặc thù, các quyết định của Toà đã làm sáng tỏ thêm về luật biển quốc tế, đặc biệt là về bản chất và khái niệm của thềm lục địa.

Phán quyết của Toà án Công lý quốc tế trong vụ Thềm lục địa biển Bắc, khái niệm cũng như bản chất pháp lý của thềm lục địa đã được làm sáng tỏ nhất, mặc dù trước đó chúng đã từng được đề cập trong Tuyên bố Truman năm 1945 và Công ước 1958. Trong phán quyết lịch sử này của mình, Toà án Công lý quốc tế đã khôi phục và phát triển thêm nguyên tắc kéo dài tự nhiên đã được tuyên bố Truman đề cập. Toà thừa nhận các Điều 1 và 3 của Công ước năm 1958, tạo thành chế độ pháp lý của thềm lục địa, là một nguyên tắc có tính tập quán của Luật Quốc tế. Đối với Toà không phải tính tiếp giáp hay tính kế cận có thể minh chứng cơ bản cho việc mở rộng thẩm quyền quốc gia trên thềm lục địa nằm ngoài lãnh hải mà chính khái niệm sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển đã mang lại danh nghĩa quyền chủ quyền cho quốc gia ven biển trên phần thềm lục địa đó. Toà nhấn mạnh:

Chủ yếu dựa trên khái niệm kế cận, hình như được coi là một nguyên tắc, các bên đã không ngừng viện dẫn sự kéo dài tự nhiên hay sự mở rộng lãnh thổ hoặc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia ven biển dưới biển cả, bên ngoài đáy biển của lãnh hải thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó. Theo Toà, có rất nhiều phương thức để bày tỏ nguyên tắc này, nhưng tư tưởng cơ bản, tư

45

tưởng một sự mở rộng một cái gì đó mà ta đã chiếm hữu là chung nhất và chính cái tư tưởng mở rộng này là quyết định. Đó hoàn toàn không phải hoặc chỉ là duy nhất bởi vì chúng gần với lãnh thổ của họ hơn là các vùng đáy biển của một quốc gia ven biển khác. Đúng là chúng gần hơn nhưng điều đó không đủ để mang lại một danh nghĩa - càng không đủ một sự kế cận đơn thuần tự thân nó tạo ra một danh nghĩa cho phần đất liền kia, đó là một nguyên tắc của luật đã được xác lập và được các bên liên quan chấp nhận. Trên thực tế danh nghĩa mà luật pháp quốc tế quy thuộc một cách pháp lý ipso jure cho quốc gia ven biển trên thềm lục địa của họ bắt nguồn từ việc các vùng đáy biển này có thể được coi như một phần lãnh thổ thực sự trên đó quốc gia ven biển từng thực hiện quyền lực của mình: người ta có thể nói rằng, trong khi hoàn toàn bị che phủ bởi nước, các vùng đáy biển này vẫn là một sự kéo dài, một sự tiếp nối, một sự mở rộng lãnh thổ này dưới biển” [51].

Bằng định nghĩa này, Toà đã chỉ rõ bản chất, nguồn gốc pháp lý của thềm lục

địa, nêu ra được nguyên tắc “đất thống trị biển” và nguyên tắc thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển. Những điều này cũng đã được ghi nhận trong Công ước 1982.

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 46)