PHÂN ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về các tranh chấp ở Biển Đông
Xuất phát từ vị trí chiến lược và tầm quan trọng đối với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, Biển Đông lâu nay đã trở thành đối tượng tranh chấp gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực. Những tranh chấp ở khu vực Biển Đông có thể được chia thành những loại sau:
a) Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa: Đây là hai quần đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ không thể chối cãi của Việt Nam,
nhưng hiện đang là đối tượng tranh chấp của nhiều nước. Hoàng Sa là đối tượng tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc; Trường Sa là đối tượng tranh chấp đa phương giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Cùng với các tranh chấp này là những vấn đề “phái sinh” khác như quy chế pháp lý của Trường Sa và Hoàng Sa. Ngoài ra, các nước xung quanh Biển Đông cũng tồn tại một số tranh chấp chủ quyền như tranh chấp giữa Malaysia và Indonesia đối với một số đảo.
b) Tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia láng giềng.
Do các yêu sách về vùng biển và đặc điểm địa lý của khu vực Biển Đông không cho phép các quốc gia trong khu vực có thể đạt được yêu sách vùng biển tối đa của mình mà không tranh chấp với quốc gia khác nên trong khu vực này tồn tại khá nhiều các tranh chấp liên quan đến việc phân định vùng biển, bao gồm:
Tranh chấp và phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ở trong vùng
95
Tranh chấp phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia trong khu vực Vịnh
Thái Lan.
Tranh chấp phân định biển giữa Campuchia và Thái Lan trong Vịnh Thái Lan.
Tranh chấp phân định biển giữa Việt Nam và Malaysia ở trong khu vực Vịnh
Thái Lan và phía Nam Biển Đông.
Tranh chấp và phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia ở phía Tây Nam
Biển Đông.
Tranh chấp và phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam –
Thái Lan
Tranh chấp phân định biển giữa Malaysia và Indonesia ở Biển Đông và trong
khu vực eo biển Malacca….
c) Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển
mà điển hình các tranh chấp liên quan đến việc đánh bắt hải sản trong các vùng biển chồng lấn hoặc đánh bắt hải sản trong vùng biển thuộc quyền tài phán một quốc gia, tranh chấp trong việc cho phép tiến hành nghiên cứu khoa học biển, cho phép đặc dây cáp ngầm…. ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.
3.2. Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về thềm lục địa giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông trong khu vực Biển Đông
3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại
Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại là những tư tưởng, quan điểm chính trị, pháp lý cơ bản chỉ đạo, làm cơ sở xây dựng và thi hành Luật Quốc tế hiện đại.
96
Luật biển là một trong những ngành luật cơ bản trong hệ thống Luật Quốc tế. Do vậy, những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế cũng là những tư tưởng mang tính chủ đạo, bao trùm, xuyên suốt, là nền tảng cho Luật Biển quốc tế.
Trên thực tế, những nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế được ghi nhận rộng rãi trong nhiều văn kiện đặc biệt là Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia ngày 24 tháng 10 năm 1970.
Trong các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, những nguyên tắc trực tiếp chi phối tới việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong việc xác định ranh giới thềm lục địa bao gồm: