Vùng chồng lấn thềm lục địa giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 123)

Ba nước Việt Nam, Malaysia, Thái Lan đang tồn tại một vùng chồng lấn có

diện tích khoảng 876 km2 (Ở khu vực này, Việt Nam đã có đường cơ sở tính chiều

122

Nam cũng như hai nước còn lại không thể đơn phương vạch đường ranh giới đó mà phải tuân thủ Điều 83 Công ước 1982.

Đây là một vùng chồng lấn nhỏ, cùng nằm trên một thềm lục địa thuần nhất nên ranh giới phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, theo các nghiên cứu khoa học, sẽ là một đường đơn nhất. Để có được một giải pháp phân định cụ thể đòi hỏi ba nước phải cùng đàm phán dựa trên nguyên tắc công bằng quy định tại Điều 74 và Điều 83 của Công ước 1982.

Giải pháp phân định được đưa ra hiện nay là đường trung tuyến chia đôi vùng chồng lấn này. Việt Nam và Thái Lan đã thoả thuận đường phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1997 mà điểm cuối cùng của đường phân định này là điểm C (trùng với điểm 43 yêu sách của Malaysia năm 1979). Diện

tích vùng khác biệt 60 km2 thuộc về phía Việt Nam, không nằm trong vùng phân

chia. Do vậy, đường phân định sẽ được bắt đầu từ điểm C kéo dài cho tới ranh giới phía đông của vùng chồng lấn dành cho Việt Nam tối thiểu 50% diện tích ở phía Bắc vùng chồng lấn; 50% diện tích vùng chồng lấn phía Nam thuộc về Malaysia và Thái Lan. Việc phân định vùng chồng lấn nhỏ này cùng toàn bộ vùng khai thác chung này sẽ do hai nước thoả thuận.

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)