Khái niệm thềm lục địa trong pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 47)

Bằng việc phê chuẩn Công ước 1982 vào ngày 23 tháng 6 năm 1994, Việt Nam đã biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển [16]. Trên cơ sở này, Việt Nam xác định và khẳng định chủ quyền của mình đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tuy nhiên, từ trước khi Công ước ra đời, cũng như các nước khác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã có những văn bản pháp luật, tuyên bố pháp lý khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển của mình.

46

Ngay sau ngày độc lập, Việt Nam đã ra Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977

về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về thềm lục địa, Tuyên bố năm 1977 quy định:

Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.

Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vũng lãnh hải nói ở Điều 1 đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng

Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam

[29].

Tuyên bố của Việt Nam được đưa ra dựa trên các kết quả tiến bộ đạt được

trong UNCLOS III về khái niệm thềm lục địa. Với Tuyên bố này lần đầu tiên Việt Nam đã chính thức công bố về thềm lục địa của mình. Tuy nhiên, Tuyên bố năm 1977 đã để ngỏ việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa để chờ kết quả của UNCLOS III thông qua các điều khoản về vấn đề này [22]. Đối với các khu vực chồng lấn có liên quan đến các quốc gia láng giềng, Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán, phân định ranh giới thềm lục địa trên tinh thần:

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phủ hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên

47

Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Việt Nam tiếp tục đưa ra Tuyên bố về đường

cơ sở. Các đường cơ sở này là căn cứ quan trọng để xác định các vùng biển của Việt Nam, trong đó bao gồm cả thềm lục địa như đã được xác định trong Tuyến bố năm 1977. Tuy nhiên, trong Tuyên bố này Việt Nam vẫn chưa xác định được đường cơ sở khu vực Vịnh Bắc Bộ do vùng biển này lúc đó vẫn đang tồn tại nhiều tranh chấp với Trung Quốc chưa được giải quyết [30].

Tại Điều 4 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 được thông qua ngày

17 tháng 6 năm 2003, đã ghi nhận:

Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.

Với những quy định này, Việt Nam đã khẳng định quyền chủ quyền của

mình đối với vùng thềm lục địa. Các tuyên bố mang tính nguyên tắc của Việt Nam được dựa trên các kết quả tiến bộ đạt được trong quá trình đàm phán của UNCLOS III. Các quy định của Việt Nam về cơ bản là phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của Công ước. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam tiến hành việc xác định ranh giới ngoài thêm lục địa của mình. Ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam sẽ được xác định phù hợp với Công ước 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 47)