Trình các thông tin sơ bộ về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 107)

Thư ký Liên Hợp Quốc

Brunei và Trung Quốc đã lựa chọn phương thức này.

Ngày 11 tháng 5 năm 2009, Trung Quốc trình các số liệu khảo sát ban đầu về ranh giới ngoài thềm lục địa cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, báo cáo này chỉ nêu yêu sách phần thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý sườn phía Tây của Máng Okinawa tại biển Hoa Đông chứ không phải trong Biển Đông. Trong báo cáo, Trung Quốc tuyên bố bảo lưu quyền đưa ra các yêu sách bổ sung về thềm lục địa mở rộng trong biển Hoa Đông và bất kỳ đâu. Trong biển Hoa Đông có các vùng chồng lấn yêu sách do Trung Quốc và Nhật Bản đưa ra theo Công ước 1982. Trung Quốc luôn yêu sách thềm lục địa phía ngoài Máng Okinawa trên cơ sở nguyên tắc kéo dài tự nhiên, trong khi Nhật Bản yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa qua đường trung tuyến biển Hoa Đông. Trung Quốc cho rằng, đảo đá của Nhật Bản chỉ nên có lãnh hải 12 hải lý, trong khi Nhật giữ quan điểm các đảo này cần có vùng biển rộng hơn lãnh hải 12 hải lý.

Ngày 12 tháng 5 năm 2009, Brunei đã nộp bản thông tin sơ bộ lên Tổng thư ký trong đó nêu rõ nước này có những cố gắng quan trọng trong việc chuẩn bị trình

106

báo cáo toàn thể lên CLCS phù hợp với Khoản 8 Điều 76 của Công ước 1982. Brunei đã nghiên cứu và phân tích khối lượng lớn các số liệu liên quan đến thềm lục địa. Các số liệu này bao gồm các số liệu địa tầng, địa chất, địa vật lý và địa chấn. Tuy nhiên, Brunei chỉ có thể nộp hồ sơ toàn phần ranh giới ngoài thềm lục địa của mình lên CLCS trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nộp bản thông tin sơ bộ. Hồ sơ toàn phần của Brunei sẽ thể hiện rìa lục địa của nước này nằm ở sự chuyển tiếp giữa Máng Dangerous và đáy biển sâu của Biển Đông, nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải Brunei.

Với các thông tin ban đầu này, cả Trung Quốc và Brunei dường như đều thể hiện ý định sẽ xác định ranh giới ngoài thềm lục địa ngoài 200 hải lý từ lãnh thổ của mình trên cơ sở nguyên tắc kéo dài tự nhiên. Thực tế hành động của Trung Quốc xuất phát từ thái độ khác nhau đối với hai biển. Trong Biển Hoa Đông, tranh chấp đảo Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc dường như không cản trở Bắc Kinh gửi một hồ sơ toàn phần về thềm lục địa mở rộng trình CLCS. Ngược lại, trong Biển Đông, các tranh chấp yêu sách về các đảo với các bên hữu quan và “vùng biển lịch sử” là cơ sở cho việc Trung Quốc phản đối Hồ sơ chung Việt Nam - Malaysia và Hồ sơ riêng của Việt Nam tại vùng phía Bắc VNM-N lên CLCS. Philippin cũng phản đối hai hồ sơ này.

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 107)