Trình hồ sơ về ranh giới ngoài thềm lục địa lên CLCS

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 104)

103

Philippin, Malaysia, Indonesia, Myanmar và Việt Nam đã lựa chọn cách thức này.

Ngày 16 tháng 6 năm 2008, Cộng hoà Indonesia trình CLCS, phù hợp với Khoản 8 Điều 76 Công ước 1982, bản đệ trình về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Indonesia ở Tây bắc quần đảo Sumatra. Indonesia đã chuẩn bị trình CLCS tổng hợp các số liệu đo sâu do Dự án số hoá quản lý tài nguyên biển (DMRM), ETOPO-2 cũng như các số liệu khảo sát địa chấn và độ dày trầm tích thu thập từ những năm 1999. Ranh giới ngoài thềm lục địa ở khu vực Tây bắc Sumatra trong bản trình một phần này được xác định theo công thức 1% bề dày trầm tích (công thức Gardiner hoặc Irish). Theo Indonesia, khu vực này không phải là đối tượng tranh chấp giữa Indonesia với bất kỳ quốc gia nào. Indonesia cũng bảo lưu việc trình ranh giới ngoài thềm lục địa của Indonesia tại những khu vực khác trong tương lai.

Ngày 8 tháng 4 năm 2009, Cộng hoà Philippin là quốc gia thứ hai trong khu vực trình hồ sơ đệ trình cho CLCS về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong khu vực Rãnh Benham. Khu vực này được giới hạn về phía Bắc và Đông bởi bồn Tây Philippin và về phía Tây và Nam bởi quần đảo Luzon. Philippin cho rằng báo cáo với các số liệu của khu vực Rãnh Benham chạy dọc theo bờ Thái Bình Dương và hoàn toàn không ảnh hưởng đến phân định biển với các nước có bờ biển đối diện hay tiếp giáp. Ranh giới ngoài của mảng thềm lục địa thuộc khu vực Rãnh Benham được xác định hoàn toàn theo Khoản 8(a)(i) Điều 76. Các số liệu đo đạc thu thập từ các chuyến khảo sát trong những năm 2004-2008. Tuy nhiên, Philippin cũng bảo lưu quyền của mình được trình các bản đệ trình về ranh giới ngoài thềm lục địa ngoài 200 hải lý cho các khu vực khác trong tương lai phù hợp Phụ lục I của Bộ Quy tắc về Thủ tục của CLCS. Khu vực phía Tây trong Biển Đông có thể được coi là một trong những khu vực như vậy.

Ngày 6 tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam trình Hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Nam Biển Đông. Khu vực xác định

104

chung được giới hạn bởi điểm cắt của vòng cung bán kính 200 hải lý với ranh giới thềm lục địa Malaysia và Philippin. Ở phía Đông tại điểm A, điểm cắt của hai vòng cung bán kính 200 hải lý từ phía Malaysia về phía Tây Nam điểm A (điểm B và C), bởi đường biên giới theo Hiệp định thềm lục địa ký giữa Malaysia và Indonesia năm 1969 (điểm D và E), đường ranh giới theo Hiệp định ranh giới thềm lục địa Việt Nam-Indonesia năm 2003 về phía Tây Bắc (điểm F và G) và điểm giao của vòng cung từ ranh giới phía Việt Nam về phía Đông Bắc (điểm H và I). Khu vực xác định hoàn toàn nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh thổ lục địa của Malaysia và Việt Nam và nằm ngoài các ranh giới đã thoả thuận với các nước hữu quan. Đây là lý do hai nước khẳng định báo cáo chung không làm tổn hại các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp.

Khu vực Bắc (VNM-N) do Việt Nam trình Hồ sơ riêng về ranh giới ngoài thềm lục địa vào ngày 7 tháng 5 năm 2009 nằm ở phía Đông Bắc Biển Đông. Việt Nam giữ quan điểm rằng, Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam phù hợp Công ước 1982. Theo bản hồ sơ này, khu vực VNM-N được xác định và giới hạn về phía Bắc bởi đường cách đều giữa đường cơ sở lãnh hải Việt Nam và Trung Quốc, ở phía Đông và phía Nam bởi ranh giới ngoài thềm lục địa được xác định trong Hồ sơ phù hợp với Điều 76(8) của Công ước 1982, về phía Tây bởi đường 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Theo Điều 76(10) của Công ước 1982, Điều 9 Phụ lục II của Công ước 1982, quy tắc 46 và Phụ lục I của Bộ Quy tắc thủ tục của CLCS, Việt Nam cho rằng khu vực thềm lục địa trong Báo cáo không chồng lấn và tranh chấp và không ảnh hưởng gì đến vấn đề phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Việt Nam xác định ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực VNM- N theo cả hai phương pháp 1% bề dày trầm tích (công thức Gardiner) và chân dốc lục địa 60 hải lý (công thức Hedberg). Báo cáo của Việt Nam được chuẩn bị trên cơ sở các số liệu khảo sát mới nhất năm 2007, 2008 và các số liệu đã được công bố bao gồm đo sâu, từ trường, trọng lực và địa chấn.

105

Trong Hồ sơ từng phần này, Việt Nam cũng đã thông báo rằng những thông tin liên quan đến ranh giới ngoài thềm lục địa ở vùng biển trung bộ (VNM-C) sẽ được gửi sau.

Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Myanmar đã đệ trình cho CLCS hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa của mình những thông tin về ranh giới ngoài vượt quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở của nước này.

Như vậy, chỉ có Việt Nam và Malaysia có hồ sơ vể ranh giới ngoài thềm lục địa trong Biển Đông. Indonesia, Myanmar và Philippin có báo cáo về các khu vực nằm ngoài và không liên quan trực tiếp đến Biển Đông. Tuy nhiên, các nước này vẫn bảo lưu quyền có các hồ sơ từng phần về các khu vực khác nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở của mình.

Một phần của tài liệu Xác định ranh giới ngoài thềm lục địa trong luật quốc tế hiện đại (Trang 104)