Yếu tố nhà trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 71 - 72)

10 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

3.3. Yếu tố nhà trường

Khi gia đình được coi là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách của một đứa trẻ thì nhà trường được coi là môi trường thứ hai góp phần hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực của các em học sinh, tạo cơ sở cho sự trưởng thành và sự thành đạt lâu dài về sau của một đời người.

Với câu hỏi “Khi em vi phạm thầy cô thường xử sự như thế nào?” Trong đó hầu hết các em vi phạm thầy cô thường ghi vào sổ đầu bài, phê bình trước lớp, viết bản tự kiểm điểm và mời phụ huynh thì hành vi sử dụng bạo lực như la mắng hù dọa cũng có và chiếm tới 19.5% [Xem phụ lục bảng 41]. Đặc biệt mới đây vào ngày 18-2-2014 sự việc thầy giáo đánh học sinh tại trường THPT Nguyễn Huệ- Bình Định gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các em học sinh và các bậc phụ huynh [42]. Điều này cho chúng ta thấy được chính việc sử dụng hình

thức bạo lực của giáo viên nó có ảnh hưởng rất lớn đến các em học sinh, người thầy luôn là tấm gương để cho các em học tập và noi theo nhưng với lối hành xử như vậy lại khiến cho các em cảm thấy mất niềm tin vào thầy cô giáo và có thể dẫn đến những hành vi lệch lạc.

Ngoài ra để có thể đào tạo một học sinh có phẩm chất tốt thì bên cạnh việc quan tâm đổi mới hình thức và nội dung giảng dạy nhà trường còn phải chú trọng đến việc giáo dục đạo đức kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho các em. Đây là điều không phải dễ vì nhìn chung nội dung chương trình học đặt nặng trọng tâm: quá nặng về trí lực chỉ lo dạy chữ trong khi các môn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp giáo dục công dân, giáo dục giới tính trong nhà trường thường chưa được chú trọng. Chính từ việc chưa chú trọng hay chưa có sự quan tâm đúng mức đối với môn học dẫn đến việc các em cảm thấy môn học rất chán không gây hứng thú, qua cuộc khảo sát định lượng cho thấy:

Bảng 3.8 Tương quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực với việc học môn giáo dục công dân

Học môn giáo dục công dân Hành vi bạo lực17 Không Tổng N % N % N % Hay 15 30.0 3 1.9 18 8.6 Bình thường 28 56.0 61 38.1 89 42.4 Chán 7 14.0 96 60.0 103 49.0 Tổng 50 100 160 100 210 100

Nguồn: Kết quả khảo sát từ điều tra bảng hỏi

Bảng 3.8 cho thấy trong tổng số học sinh có hành vi bạo lực đều cho rằng việc học môn giáo dục công dân rất chán chiếm 60% ngược lại tỷ lệ này ở học sinh không có hành vi bạo lực chỉ chiếm 14%. Để làm rõ hơn điều này trong kết quả khảo sát định tính cũng cho thấy:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w