Việc tham gia vào nhóm bạn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 62 - 63)

10 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

3.1.3 Việc tham gia vào nhóm bạn

Bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đối với các em ở lứa tuổi vị thành niên, trong lứa tuổi này các em có rất nhiều mối quan hệ bạn bè và khi gặp những vấn đề trong cuộc sống các em thường tâm sự với bạn bè nhiều hơn là với bố mẹ hay thầy cô. Tuy nhiên tùy nhóm bạn, có những mối quan hệ bạn bè có thể giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống, nỗ lực hơn trong học tập nhưng bên cạnh những lợi ích mà mối quan hệ này mang lại, đó lại là những mối nguy hiểm tiềm tàng. Trẻ dễ dàng bắt chước những thói hư tật xấu từ bạn mình, nghe theo lời kêu gọi của bạn bè tham gia vào những băng nhóm trong và ngoài trường học, chán nản vào việc học, sa chân vào con đường phạm pháp mà bất chấp hậu quả.

Kết quả phân tích số liệu khảo sát cũng cho thấy có mối quan hệ giữa việc thực hiện hành vi bạo lực với việc tham gia vào nhóm bạn. Cụ thể các em có hành vi bạo lực thường gia nhập vào nhóm bạn có tính nghĩa khí chịu chơi chiếm 61.9% trong khi đó các em không có thực hiện hành vi bạo lực lại có khuynh hướng lựa chọn chơi với nhóm bạn giúp nhau học tập chiếm 74%. Sự trái ngược giữa hai quan điểm này cho thấy một phần nào tầm ảnh hưởng của nhóm bạn đến hành vi của các cá nhân.

Bảng 3.3 Tương quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực với việc gia nhập vào nhóm bạn

Nhóm bạn Hành vi bạo lực12

Không Tổng

12 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thứcbạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào. bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

N % N % N %

Nhóm học tập 37 74.0 61 38.1 98 46.7

Nhóm chịu chơi 13 26.0 99 61.9 112 53.3

Tổng 50 100 160 100 210 100

Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi

Mặt khác kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa số các em có hành vi bạo lực tham gia vào nhóm bạn chịu chơi có nghĩa khí đều lựa chọn hình thức đánh nhau là hình thức sử dụng khi có mâu thuẫn xảy ra với bạn khác chiếm 66.1%, chửi nhau 25.7%, trong khi sử dụng hình thức trò chuyện giảng hòa chiếm tỷ lệ thấp hơn 7.3%. Ngược lại trong nhóm học sinh không có hành vi bạo lực tham gia vào nhóm giúp nhau học tập thì các em thường lựa chọn hình thức trò chuyện giảng hòa chiếm tỷ lệ cao 76.6%, nói với bố mẹ và thầy cô giáo 21.3%, còn sử dụng hành vi đánh đập chửi nhau thấp hơn chỉ chiếm 2.1%..[Xem phụ lục bảng 34]

Trong cuộc sống xã hội ngày nay khi cha mẹ ngày càng dành ít thời gian cho con trẻ khi thời gian chủ yếu của các em là trên trường học thì vai trò bạn bè ngày càng quan trọng. Với ý nghĩa quan trọng như vậy nhóm bạn bè là môi trường tâm lý rất thuận lợi cho sự phát triển định hướng giá trị nhân cách của học sinh. Sự tác động đó mang tính chất tích cực hay tiêu cực phụ thuộc nhiều vào môi trường bạn bè mà các em tham gia. Các em chơi với nhóm bạn tốt tất yếu sẽ được thừa hưởng những quan hệ tốt đẹp mà các bạn trong nhóm đó có, ngược lại nếu các em chơi với nhóm xấu ăn chơi đua đòi thì tất yếu sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng mang tính tiêu cực của nhóm bạn này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 62 - 63)