2 Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đìn hở Việt Nam
1.2.9. Học sinh trung học phổ thông (THPT)
Là đối tượng học sinh học từ lớp 10 đến lớp 12, ở độ tuổi tương ứng từ 15-17 tuổi theo quy định trong luật giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo [16]
1.3. Thực trạng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay
Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các vụ việc bạo lực học đường xuất hiện thường xuyên và được cập nhật trên các kênh thông tin đại chúng.
Trong hội thảo về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25-11- 2009 tại Hà Nội, ông Phùng Khắc Bình nguyên Vụ Trưởng Vụ Công tác học sinh -
sinh viên, Bộ GD-ĐT Việt Nam cho biết : Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về bộ từ năm 2003 đến năm 2009 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Gần đây xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường như: nữ sinh tụ tập đánh hội đồng, làm nhục bạn; nam sinh dùng dao, kiếm, mã tấu chém nhau ngay trong trường học. Ở nhiều nơi, do mâu thuẫn trong tình bạn, tình yêu đã dùng dao rạch mặt bạn, đâm chết bạn giữa sân trường…Bộ GD-ĐT thừa nhận, những giá trị đạo đức trong xã hội đang thay đổi nhanh, trong khi việc ứng phó của ngành giáo dục không theo kịp.[38]
Như cũng đã đề cập ở phần đầu của vấn đề, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT Việt Nam, năm học 2009 - 2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thương tích thậm chí tử vong (năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ, năm học 2010-2011 xảy ra 4 vụ học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học). Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. Theo số lượng trường học và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra một vụ đánh nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau. Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.[11]
Theo thống kê của Viện KSNDTC, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em. Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma tuý học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên.[37]
Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam năm 2010 cho thấy tỉ lệ học sinh đi học muộn tiểu học 20%, THCS 21%, THPT
58%, tỉ lệ quay cóp Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%, Tỉ lệ nói dối bố mẹ Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%...Những con số này cho ta thấy càng lớn ý thức đạo đức của học sinh càng xuống cấp. Một cuộc thăm dò đối với 500 học sinh THPT ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 32.2% học sinh có thái độ vô lễ với thầy cô giáo, nhiều học sinh chỉ chào thầy cô giáo trong trường còn ra đường thì xem như không quen biết, 38.8% cho biết thường xuyên chửi thề, nói tục; 56% thỉnh thoảng nói tục.[36]
Hay theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trong năm 2012, tình hình tội phạm do người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%. Hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện.Nếu không nhận được sự khuyên bảo, chỉnh đốn kịp thời, các em dễ rơi vào những hành động quá khích, khó bề kiểm soát.
Năm 2012, cả nước xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so với năm 2011) do 13.300 trẻ em, người chưa thành niên gây ra. Trong đó, độ tuổi từ 14 đến 16 chiếm 31,9% và từ 16 đến 18 chiếm 61,1%; tập trung nhiều nhất ở bậc THCS (41.8%), sau đó là THPT (31.9%). Chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, trong năm 2012 xảy ra hơn 5.000 vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, người chưa thành niên chiếm tới 1.223 đối tượng, tăng 11.08% so với năm 2011 [32]
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng Internet, coi như một chiến tích để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở các địa phương như Thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, An Giang, …). Bên cạnh đó, còn có những vụ việc học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí,
gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra gây tử vong. Cũng theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thì năm học 2009 – 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học.[35].
Trước thực trạng vấn đề học đường đang xảy ra hết sức phức tạp, tác giả đi vào tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường ở các em học sinh trong độ tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua 2 trường trung học trường THCS Nguyễn Huệ Quận 4 và trường THPT Tạ Quang Bửu Quận 8.
1.4.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - chính trị- xã hội lớn nhất của nước ta. Tại đây tập trung nhiều trường học với các cấp học khác nhau theo số liệu tổng cục thống kê năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh có 252 trường THCS và 120 trường THPT với số học sinh THCS 329.415, học sinh THPT: 193.954 [40].
Trường THCS Nguyễn Huệ và Trường THPT Tạ Quang Bửu là 2 trường Trung học nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những đặc điểm chung, hai trường cũng có những đặc thù riêng.
Trường THPT Tạ Quang Bửu được thành lập vào năm 2001 tọa lạc tại Phường 5 Quận 8 TP.HCM với tổng diện tích là 26 ngàn m2. Năm học 2001 – 2002 trường bắt đầu tuyển sinh và tiếp nhận 360 học sinh của 3 cấp học cùng với 36 cán bộ, giáo viên của trường. Qua quá trình hình thành và phát triển hiện nay trường có 40 lớp với tổng số học sinh là 1577 học sinh với 116 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Thầy Nguyễn Văn Hồng – Hiệu phó trường cho biết số học sinh lớp 12 đậu tốt nghiệp tăng lên từ 70% lên 97% từ năm 2006 đến 2012. Tuy nhiên bên cạnh đó trường THPT Tạ Quang Bửu là ngôi trường nằm ngoài ngoại ô thành phố, giáp với bến xe quận 8, tiếp giáp với khu vực Long An – Một trong những khu vực hết sức phức tạp thường xảy ra tranh chấp, đánh lộn và nhiều tệ nạn xã hội khác. Mới đây dư luận cũng hết sức bàng hoàng, vào ngày 25/8/2013 vừa qua đã có một vụ học
sinh đâm chém nhau tại cổng trường gây ra hậu quả nghiêm trọng. [Nguồn số liệu thu thập tại trường học]
Còn trường THCS Nguyễn Huệ được thành lập 2005 nằm trên đường Nguyễn Khoái thuộc địa bàn Quận 4, hiện nay trường có 32 lớp học với tổng số học sinh 1207 học sinh cùng với 64 cán bộ, giáo viên, cán bộ công nhân viên. Nằm trong khu vực quận 4, tiếp giáp với Quận 8 và Quận 1 nơi mà vấn đề bạo lực học đường cũng đang diễn ra hết sức phức tạp theo Báo mới vào ngày 25-5-2010 trong lễ tổng kết năm học vừa kết thúc em N.Q.P đã dùng dao đâm vào một học sinh lớp khác, khiến cho học sinh này phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và nhiều vụ việc khác khiến cho Thầy Cô và các bạn học sinh tại trường hết sức hoang mang. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay.[Nguồn số liệu thu thập tại trường học].
Chương 2