10 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.
3.1.2 Lớp đang theo học
Khi nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường ở đây - nghiên cứu được tiến hành ở 2 cấp học với mục đích tìm thấy được sự khác biệt trong việc thực hiện hành vi bạo lực giữa các lớp học với nhau. Tùy từng khối lớp mà có thể việc thực hiện các hành vi bạo lực khác nhau.
Bảng 3.2 Tương quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực với lớp đang theo học. Lớp theo học Hành vi bạo lực11 Không Có Tổng N % N % N % Lớp 6 12 24.0 18 11.0 30 14.3
11 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thứcbạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào. bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.
Lớp 7 8 16.0 22 14.0 30 14.3 Lớp 8 6 12.0 24 15.0 30 14.3 Lớp 9 5 10.0 26 15.6 30 14.3 Lớp 10 3 6.0 27 16.9 30 14.3 Lớp 11 6 12.0 24 15.0 30 14.3 Lớp 12 10 20.0 20 12.5 30 14.3 Tổng 50 100 160 100 210 100
Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi
Bảng 3.2 cho thấy có sự khác biệt trong việc thực hiện hành vi bạo lực so với tương quan lớp học. Trong đó học sinh lớp 6 và lớp 12 thực hiện các hành vi bạo lực chiếm tỷ lệ lần lượt 11% và 12.5% thấp hơn so với các lớp 7, 8, 9, 10 và 11 lần lượt là 14%; 15%; 15.6%, 16.9% và 15%. Điều này được giải thích dựa trên sự phát triển về thể chất, tâm lý xã hội và nhu cầu phát triển ở tuổi vị thành niên mà WHO đã đưa ra.
Trong nghiên cứu này của chúng tôi học sinh lớp 6 tương đương với độ tuổi từ 11- 12 tuổi. Đây được coi là giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên giai đoạn này cả suy nghĩ và ý thức của các em đã bắt đầu thay đổi. Các em ý thức được mình không còn trẻ con nữa, mong muốn trở thành một người lớn thực sự được mọi người tôn trọng được đối xử công bằng, thích khám phá thế giới bên ngoài vì vậy các em cũng hay có những hành động tự khẳng định mình và có những hành động không thể kiểm soát nhưng mức độ còn nhẹ vì các em vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ và gia đình. Còn ở học sinh lớp 12 tương đương với độ tuổi từ 17-18 đây là giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên bước sang giai đoạn thanh niên, các em có suy nghĩ chín chắn hơn, ít có bồng bột. Mặt khác đây là độ tuổi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên việc thực hiện những hành vi bạo lực xảy ra ít hơn. Đối với học sinh lớp 7, 8, 9,10 và 11 tương đương với độ tuổi từ 13-17 tuổi, ở độ tuổi này các em có khuynh hướng hướng ngoại, muốn thoát ra khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, thích các mối quan hệ ngoài gia đình, thích kết bạn, khi mong muốn một điều gì đó các em thường muốn được thỏa mãn ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả.
Như vậy bên cạnh yếu tố về giới tính, lớp đang theo học thì việc thực hiện hành vi bạo lực có phụ thuộc vào việc tham gia vào nhóm bạn của các em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên hay không ? Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu yếu tố này.