Giáo dục ứng xử giữa cha mẹ và con cá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 67 - 69)

10 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

3.2.2 Giáo dục ứng xử giữa cha mẹ và con cá

Ứng xử của cha mẹ với con cái thể hiện qua việc khen - chê đúng lúc để động viên khi con cái làm việc tốt hoặc chấn chỉnh hành vi được xem là sai trái đi ngược lại những khuôn mẫu, giá trị xã hội. Điều này giúp cho con cái có những hành động theo chuẩn mực xã hội, không tham gia hay bị rủ rê, lôi kéo vào những hoạt động không có ích cho bản thân. Cư xử của cha mẹ thường được coi là hợp lý và xuất phát từ lợi ích của con. Thông qua hành vi xử phạt, cha mẹ biểu hiện quyền uy của mình trong mối quan hệ cha mẹ với con cái.

Một số nghiên cứu ở Việt Nam đã phản ánh về cách ứng xử của cha mẹ với con cái khi con mắc lỗi. Trong 1240 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong cuộc khảo sát về chủ đề “Hình phạt của cha mẹ đối với trẻ em” tại 6 tỉnh, thành phố, 45.7% các em cho rằng cha mẹ thường xuyên sử dụng hình phạt khi mình mắc lỗi, đôi khi sử dụng có 50.1% và không xử phạt chiếm 4.1%. Các hình phạt thường được cha mẹ sử dụng la mắng 64.9%, tiếp đến là đánh 25.6% và các hình thức khác như xỉ nhục, phạt không cho ăn cơm, phạt đứng phơi nắng [Đặng Cảnh Khanh, Lê

Thị Quý, 2007:tr.290]. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy có 41.8% cha mẹ sử dụng hình thức “quát mắng” con cái và 14% sử dụng hình thức “đánh đòn” để giáo dục con cái [Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch,…, 2008].

Ở độ tuổi vị thành niên nhận thức của các em chưa chín chắn vì vậy phương pháp giáo dục nên thiên về phân tích lý lẽ, cha mẹ cần giúp con hiểu những sai trái của mình và giúp các em sửa chữa những thiếu sót để tiến bộ. Nhưng không phải các em đều được giáo dục như thế.

Bảng 3.5 Tương quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực với cách cư xử của bố mẹ khi con cái phạm lỗi

Hành vi bạo lực 14

Cách cư xử của cha mẹ khi con cái phạm lỗi

Hỏi rõ lý do đưa ra lời khuyên Không hỏi rõ lý do mà la mắng Không hỏi rõ lý do mà đánh đập Không quan tâm Tổng N % N % N % N % N % Không 44 62.9 3 4.1 2 4 1 6.3 50 23.8 Có 26 37.1 71 95.9 48 96 15 93.8 160 76.2 Tổng 70 100 74 100 50 100 16 100 210 100

Nguồn: Kết quả từ nghiên cứu bảng hỏi

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy trong số các em có hành vi bạo lực trả lời khi em phạm lỗi thì cha mẹ thường không hỏi lý do mà la mắng chiếm 95.9%, hay

không hỏi rõ lý do mà đánh đập chiếm 96% và không quan tâm chiếm 93.8%.

Trong khi đó ngược lại cha mẹ của các em học sinh không có hành vi bạo lực thực hiện cách giải quyết vấn đề xảy ra bằng cách nói chuyện phải trái với con cái, hỏi

14 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thứcbạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào. bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

rõ lý do tìm ra nguyên nhân chiếm 62.9%, không hỏi rõ lý do mà đánh đập, la mắng hay không quan tâm chỉ chiếm lần lượt là 4%; 4.1 % và 6.3%. Như vậy qua

đó cho chúng ta thấy có mối liên hệ giữa hành vi bạo lực thể xác và cách xử sự của cha mẹ khi con cái phạm lỗi. Sự trái ngược trong giáo dục cũng là một vấn đề cần phải quan tâm vì nhiều bậc cha mẹ có quan niệm rằng “Phải đánh mới nên người” nên họ đã không ngần ngại sử dụng roi vọt như là một biện pháp để trừng phạt nhưng thực ra khi chịu hình phạt càng nặng thì các em càng tỏ ra lì lợm không sợ “Khi Ba em biết việc em có ẩu đá với thằng bạn trong lớp, thì Ba em không có hỏi

lý do mà đánh em bảo em là lần sau không được thực hiện như vậy nữa em cảm thấy rất bức xúc tại thằng đó sai chứ không phải tại em, em tức quá hôm sau lên đánh lại nó cho bó ghét vì nó mà em bị Ba đánh”[Trích phỏng vấn sâu học sinh, số

3]. Việc thiếu trách nhiệm thiếu phương pháp giáo dục đúng đắn của cha mẹ đã vô tình cổ vũ thêm cho những sai lầm tiếp theo của con cái mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w