Ảnh hưởng từ yếu tố bạo lực trong gia đình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 69 - 71)

10 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

3.2.3 Ảnh hưởng từ yếu tố bạo lực trong gia đình

Học theo các khuôn mẫu từ cuộc sống xung quanh là một đặc điểm chung của trẻ em. Người xưa thường cho rằng: nếu muốn con cái trở thành thương nhân thì sống gần chợ, muốn con hay chữ thì nên sống gần trường học, còn nếu sống gần trộm, gần cướp thì sớm muộn cũng sẽ phải vào tù ở tội. Giải thích cho hành vi bạo lực theo thuyết học hỏi xã hội, các nhà lý luận cho rằng hành vi bạo lực là một hành vi được học hỏi bắt chước từ môi trường gia đình và xã hội, cá nhân buộc phải thích nghi để ứng phó với nó bằng bạo lực. Trẻ em trong gia đình biết đến bạo lực là do chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ, ông bà, anh chị hay chính các em cũng chính là nạn nhân của bạo lực. Khi được hỏi “Bạn từng chứng kiến người thân

trong gia đình đánh đập/ mắng chửi ?” Kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 3.6 Tương quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực với mức độ chứng kiến người thân trong gia đình có hành vi bạo lực

Hành vi bạo lực 15

Mức độ chứng kiến người thân trong gia đình có hành vi bạo lực Hàng ngày lần/ tuầnMột vài lần/ thángMột vài lần/ nămMột vài bao giờKhông Tổng

N % N % N % N % N % N %

Không 0 0 2 3.1 5 10.6 11 34.4 32 54.2 50 23.8

Có 7 100 63 96.9 42 89.4 21 65.6 27 45.8 160 76.2

Tổng 7 100 65 100 92 100 32 100 57 100 210 100

Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi

Học sinh có hành vi bạo lực thường xuyên chứng kiến người thân trong gia đình đánh đập hay chửi mắng với mức độ thực hiện hàng ngày là 65%, 96.9% một vài lần/ tuần; 89.4% một vài lần/ tháng; 65.6% một vài lần / năm và không bao giờ chứng kiến chiếm tỷ lệ thấp hơn 45.8%. Ngược lại ở các em không có hành vi bạo lực thì tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều và mức độ không bao giờ chứng kiến người thân trong gia đình đánh nhau hay cãi nhau chiếm tỷ lệ 54.2%.

Mặt khác khi các em chính là nạn nhân của bạo lực trong gia đình, thì tỷ lệ thực hiện các hành vi bạo lực của các em từng là nạn nhân cao hơn so với tỷ lệ không bị bạo lực ở trong gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 3.7 Tương quan giữa việc bị người thân trong gia đình mắng chửi/ đánh đập với việc thực hiện hành vi bạo lực.

Hành vi bạo lực 16

Bị người thân trong gia đình mắng chửi/ đánh đập

Hàng ngày Một vài lần/tuần lần/ thángMột vài lần/ nămMột vài bao giờKhông Tổng

N % N % N % N % N % N %

Không 0 0 1 1.4 6 17.6 9 24.3 34 54.0 50 23.8

15 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thứcbạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào. bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

16 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thứcbạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào. bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

Có 7 100 68 98.6 28 82.4 28 75.7 29 46.0 160 76.2

Tổng 7 100 69 100 34 100 37 100 63 100 210 100

Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi

Trong số các em có hành vi bạo lực thì hầu hết các em đều là nạn nhân của bạo lực trong gia đình chiếm tỷ lệ cao và ngược lại ở học sinh không có hành vi bạo lực thì mức độ bị bạo lực chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này phù hợp với trong cuộc nghiên cứu SaVy 2 đưa ra thanh thiếu niên từng bị bạo lực trong gia đình có nguy cơ bạo lực cao hơn 3 lần so với thanh niên gắn bó với gia đình có nguy cơ gây bạo lực thấp hơn [3].

Như vậy có mối liên hệ giữa hành vi bạo lực với mức độ bị người thân trong gia đình đánh đập hay la mắng. Qua đó một lần nữa cho chúng ta thấy khi chính các em chứng kiến hành vi bạo lực hay là nạn nhân của bạo lực trong gia đình thì đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi bạo lực ở các em học sinh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w