Bạo lực kinh tế được tính bằng cách: Các hành vi bạo lực được mã hóa thành 1:có và 0:không Sau đó đếm số lượng các hành vi của người trả lời.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 52 - 56)

đếm số lượng các hành vi của người trả lời.

8 Bạo lực kinh tế được tính bằng cách: Các hành vi bạo lực được mã hóa thành 1:có và 0:không. Sau đóđếm số lượng các hành vi của người trả lời. đếm số lượng các hành vi của người trả lời.

Việc thực hiện bạo lực kinh tế xét tương quan về giới tính cho thấy học sinh nam thực hiện hành vi bạo lực kinh tế cao hơn học sinh nữ, cụ thể có 37.1% học sinh nam thực hiện hành vi bạo lực kinh tế trong khi đó ở học sinh nữ có 31.4%. Tuy nhiên trong nghiên cứu này cũng cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy việc thực hiện hành vi bạo lực kinh tế xảy ra cả học sinh nam và nữ.

Bên cạnh đó trong hình thức bạo lực kinh tế thì hành vi nào được các em học sinh sử dụng nhiều? Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy:

Bảng 2.12: Mức độ bạo lực kinh tế qua các hành vi của người trả lời.

Mức độ Hành vi bạo lực 1 vài lần/ngày 1 vài lần/ tuần 1 vài lần/tháng 1 vài lần/năm Không bao giờ Cố ý làm hư hỏng hoặc phá hoại

đồ đạc 1.4% 5.7% 6.7% 12.9% 73.3% Chiếm đoạt vật dụng 0% 2.9% 6.7% 7.6% 82.9% Trấn lột tiền hoặc tài sản có giá trị 0% 0% 0% 1.4% 98.6%

Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi

Trong các hành vi bạo lực kinh tế được đưa ra thì hành vi cố ý làm hư hỏng hoặc phá hoại đồ đạc phổ biến nhất chiếm 26.7% (với mức độ thực hiện 1.4% 1 vài

lần/ ngày; 5.7% 1 vài lần/ tuần; 6.7% 1 vài lần/ tháng, 12.9% 1 vài lần/ năm), tiếp đến là hành vi chiếm đoạt vật dụng chiếm 17.1% (với mức độ thực hiện 2.9% 1 vài lần/ tuần; 6.7% 1 vài lần/ tháng và 7.6% một vài lần trong năm) và hành vi ít xảy ra nhất là trấn lột tiền hoặc tài sản có giá trị chỉ chiếm 1.4% với mức độ thực hiện là 1 vài lần/ năm.

Câu trả lời từ phía người bị bạo lực cũng có những hành vi tương tự trên: cố

ý làm hư hỏng hoặc phá hoại đồ đạc và chiếm đoạt vận dụng lần lượt chiếm tỷ lệ 35.7% và 31.4 % [Xem phụ lục Bảng 22]

Qua đó cho chúng ta thấy được rằng bạo lực kinh tế chủ yếu diễn ra ở hành vi cố ý làm hư hỏng đồ đạc của bạn khác. Còn hành vi trấn lột tiền hoặc tài sản có

giá trị chiếm tỷ lệ thấp nhưng điều đó cho chúng ta thấy trong thời gian qua báo chí

đã phản ảnh tình trạng học sinh tụ tập trấn lột tiền hay tài sản của những học sinh khác ở các cổng trường hay quán ăn xảy ra ở học sinh ngày càng nhiều. Với việc thực hiện hành vi này, nó cho thấy được đã có một số bộ phận các em học sinh có cách xử sử giống như “xã hội đen”. Hành vi đó nó thể hiện sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và lối sống của các em học sinh hiện nay.

Bên cạnh đó một khía cạnh được quan tâm khi tìm hiểu bạo lực về kinh tế là những lý do dẫn đến việc các em học sinh thực hiện những hành vi trên. Kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.13: Lý do dẫn đến việc thực hiện hành vi bạo lực kinh tế.

Lý do thực hiện hành vi bạo lực kinh tế N %

Có xích mích/ mâu thuẫn 38 18.1 Do khiêu khích 34 16.2

Ghét 11 5.2

Không có lý do 2 1

Khác 5 2.4

Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi

Cũng giống như bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần trong tổng số học sinh có thực hiện hành vi bạo lực kinh tế, khi được hỏi lý do vì sao các em lại thực hiện hành vi trên thì việc có xích mích mâu thuẫn chiếm 18.1%, do khiêu khích 16.2%; lý do ghét chiếm 5.2% và trong đó lý do khác chiếm 2.4%. Như vậy việc xảy ra các hành vi bạo lực kinh tế như việc cố ý làm hư hỏng hoặc phá hoại đồ đạc của bạn

khác, chiếm đoạt vật dụng hay việc trấn lột tiền đều xuất phát từ những nguyên

nhân có xích mích và do bị khiêu khích. Mặt khác với lý do khác trong đó lý do các em đưa ra là không có tiền để tiêu xài hay không có vật dụng để sử dụng nên đã thực hiện những hành vi trên.

Khác với bạo lực thể xác nhưng tương đương với bạo lực tinh thần, trong tổng số các học sinh thực hiện những hành vi liên quan đến bạo lực kinh tế việc thực hiện thường diễn ra trong trường học là chủ yếu tỷ lệ này chiếm tới 72.2%, còn thực hiện ở ngoài trường học chỉ chiếm 27.8% [Xem phụ lục bảng 24]. Điều này được lý giải dựa trên tính chất của hành vi thực hiện, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy bởi bạo lực kinh tế xảy ra chủ yếu ở hành vi cố ý làm hư hỏng và phá hoại đồ

đạc, hay chiếm đoạt vật dụng nên việc xảy ra ở trường học là điều dễ dàng xảy ra.

Còn ở hành vi trấn lột tiền hoặc tài sản, trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ thấp và hành vi này lại xảy ra chủ yếu ở ngoài trường học.

Qua khảo sát 210 học sinh thì có tới 72 học sinh có thực hiện hành vi bạo lực về kinh tế. Khi được hỏi các em thực hiện những hành vi trên như thế nào thì có tới 59.7% thực hiện một mình và 40.3% thực hiện với nhóm bạn [Xem phụ lục bảng 25]. Mức chênh lệch này cũng không cao điều đó cho thấy các em thực hiện các hành vi bạo lực kinh tế ở cả hai hình thức vừa nhóm bạn và vừa một mình. Điều này được lý giải có thể tùy theo từng hành vi mà các em lựa chọn việc thực hiện hành vi đó theo nhóm bạn hay một mình.

Bên cạnh ba hình thức bạo lực được nêu ở trên, trong quá trình nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường hiện nay thì nhóm bạo lực về tình dục cũng được đề cập trong nghiên cứu này. Vấn đề này cũng được tìm hiểu ở những khía cạnh tương tự như các hình thức bạo lực nêu trên

.

2.2.4 Bạo lực về tình dục

Bạo lực về tình dục là một vấn đề nhạy cảm, khó khai thác chính vì vậy mà kết quả đưa ra trong nghiên cứu chỉ mang tính chất thăm dò chưa phản ánh đúng thực tế của vấn đề. Để nhận biết vấn đề bạo lực tình dục xảy ra ở các em học sinh chúng tôi sử dụng các hành vi: thực hiện các cử chỉ có tính chất khiêu dâm; cố tình

Theo một kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (Center for Studies and Applied Science in Gender, Family, Women and Adolescent – CSAGA) đã đưa ra con số có 16% các thiếu nữ bị quấy rối tình dục ngay tại trường học; 4.3% số em đã bị ép quan hệ tình dục trong vòng 12 tháng trở lại đây nhưng chỉ có 10% chia sẻ điều đó với bố mẹ, thầy cô; 20% kể với bạn thân và 70 % thì giấu kín, không thổ lộ cùng bất kỳ với ai”. [22]. Trong nghiên cứu này bạo lực tình dục cũng xảy ra ở các em học sinh, kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.14: Bạo lực tình dục

Bạo lực tình dục9 Bạo lực với bạn khác Bị bạn khác bạo lực

N % N %

Có 12 5.7 20 9.5

Không 198 94.3 190 90.5

Tổng 210 100 210 100

Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi

Qua kết quả khảo sát, bảng 2.14 cho chúng tôi thấy bạo lực tình dục hiện nay tồn tại ở các em học sinh, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất thấp chỉ có 5.7% học sinh đã từng thực hiện hành vi được đưa ra nghiên cứu và tỷ lệ này ở phía người bị bạo lực chiếm 9.5%. Mặt khác trong nghiên cứu này xét trong tương quan giới tính, trong tổng số học sinh có thực hiện hành vi bạo lực tình dục thì học sinh nam thực hiện hành vi bạo lực cao hơn học sinh nữ. Cụ thể có 9.5% học sinh nam thực hiện hành vi bạo lực trong khi đó tỷ lệ này ở học sinh nữ 1.9% [Xem phụ lục bảng 27]

Mặt khác thông qua các hành vi được đưa ra nghiên cứu bạo lực về tình dục thì kết quả cho thấy hành vi đụng chạm sờ mó đến chỗ nhạy cảm chiếm tỷ lệ cao nhất 3.8%; thứ hai là hành vi ép bạn khác xem phim sex chiếm 2.9% và không tồn tại hành vi thực hiện các cử chỉ có tính chất khiêu dâm; ép quan hệ tình dục [Xem phụ lục bảng 28]

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 52 - 56)