10 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.
3.1.5 Nhận thức về hậu quả bạo lực học đường
Kết quả khảo sát cho thấy: Bạo lực học đường đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến chính bản thân các em học sinh tuy nhiên nhận thức về vấn đề ở
các em học sinh có sự khác nhau. Kết quả khảo sát định lượng cũng cho thấy có tới 88% học sinh không có hành vi bạo lực nhận thức đúng vấn đề bạo lực gây tổn hại cả thể chất và tinh thần, trong đó có 8% cho rằng bạo lực gây tổn hại về thể xác và 4% cho rằng bạo lực gây tổn hại về tinh thần. Ngược lại đối với các em học sinh có hành vi bạo lực thì chỉ có 56.9% nhận thức đúng việc bạo lực học đường gây tổn hại về cả thể xác và tinh thần, 6.3% các em cho rằng bạo lực học đường không gây ra hậu quả gì, 23.3% cho rằng bạo lực gây tổn thất về mặt thể chất và 7.6% cho rằng bạo lực gây tổn hại về tinh thần.[Xem phụ lục bảng 36]
Qua đó cho chúng ta thấy được một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bạo lực ở các em học sinh là do nhận thức của các em chưa đầy đủ về hậu quả của việc mình gây ra cho người khác. Chính sự thiếu hiểu biết đã dẫn đến tình trạng các em thường thực hiện hành vi bạo lực đối với người khác.
“Em nghĩ bạo lực học đường nó chỉ để lại hậu quả đó là làm người khác tổn
thương về thể xác như chảy máu, sưng tay, sưng chân, sưng đầu…Còn về tinh thần thì ít lắm, nhiều khi em nghĩ chả ảnh hưởng gì” [Trích phỏng vấn sâu học sinh, số 3]
Theo PGS.TS Trần Thị Tú Anh – Giảng viên khoa Tâm lý trường Đại học sư phạm Huế nhận xét: “Bạo lực học đường có thể gây tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân cũng như những người quan tâm hay chứng kiến nó. Trong đó, tổn thương về mặt thể chất thường dễ được xã hội nhận thấy và quan tâm chữa trị. Ngược lại, chấn thương về mặt tâm lý thường âm ỉ, khó phát hiện nên ít được quan tâm, vì vậy hậu quả có thể nặng nề và kéo dài. Bạo lực học đường đã khiến nhiều em bị căng thẳng, lo lắng, sợ đến trường, lẩn tránh các mối quan hệ xã hội và thậm chí còn dẫn đến hành vi tự tử”[39]