Nhận thức về các hành vi bạo lực

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 63 - 64)

10 Hành vi bạo lực được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhóm hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.

3.1.4 Nhận thức về các hành vi bạo lực

Nhìn chung các em học sinh đã có những hiểu biết nhất định về bạo lực học đường, thông qua việc nhận diện được các hành vi bạo lực ở cả bốn hình thức: Bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục. Tuy nhiên hầu hết các em mới chỉ hiểu được những biểu hiện bên ngoài mà chưa nắm rõ

bản chất bên trong của khái niệm. Một bộ phận các em còn hiểu một cách phiến diện về bạo lực học đường. Kết quả khảo sát cho thấy:

Biểu đồ 3.1: Nhận thức về các hành vi bạo lực

Hầu hết các em nhận thức các hành vi như hành vi đấm đá, tát hay cắn, bóp

cổ, đe dọa làm tổn thương, trấn lột tiền hay ép quan hệ tình dục là những hành vi

bạo lực chiếm tỷ lệ cao. Ngược lại những hành vi nói xấu sau lưng, mắng chửi

những từ ngữ thô tục, tìm cách cô lập thì các em lại cho rằng đó không phải là hành

vi bạo lực chiếm tỷ lệ cao [Xem phụ lục bảng 35]

Bên cạnh đó kết quả khảo sát định tính cũng cho thấy nhận thức về các hành vi bạo lực tinh thần ở các em còn rất thấp “là học sinh thì không thể không tránh

khỏi chuyện đó, nếu cứ quy những lời nói thái độ trên là bạo lực thì học sinh nào cũng chịu bạo lực hết à” [trích phỏng vấn sâu học sinh, số 1]

“Em nghĩ đã là bạo lực thì chỉ có thể là đánh đấm, tát cắn thôi chứ nói xấu mắng chửi có làm tổn hại gì đâu chứ” [trích phỏng vân sâu học sinh, số 2]

Sự lệch lạc trong nhận thức của học sinh về các hình thức bạo lực dẫn tới những hiểu biết đơn giản cảm tính, trực diện mà chưa nắm được bản chất của hành vi bạo lực. So với nhận thức bạo lực thể xác, bạo lực kinh tế, bạo lực về tình dục thì bạo lực tinh thần ở các em còn hạn chế rất nhiều.

Mặt khác một yếu tố được quan tâm trong khi tìm hiểu yếu tố cá nhân tác động đến việc thực hiện hành vi bạo lực ở các em là nhận thức về hậu quả mà bạo lực học đường gây ra.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 63 - 64)