Khi chia sẻ cảm nhận về môn học giáo dục công dân của em N.M.T học sinh lớp 9A6 em nhận xét: “Môn này em nói thật em chẳng thích học một tẹo nào toàn
những kiến thức nặng nề, bài học khó hiểu mà chả có liên quan gì đến việc thi cử sau này. Lớp em trong khi học môn này các bạn thường làm việc riêng và hay ngủ gật trong lớp” [trích phỏng vấn sâu học sinh, số 3]
Như vậy qua đó cho chúng ta thấy lối ứng xử của thầy cô giáo cũng như việc học môn giáo dục công dân có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện hành vi bạo lực ở các em học sinh. Bên cạnh những yếu tố trên thì một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện hành vi bạo lực ở các em học sinh là phương tiện truyền thông đại chúng.
3.4. Yếu tố phương tiện truyền thông đại chúng
Học sinh ngày nay được nuôi dưỡng và học tập trong một môi trường xã hội phức tạp hơn các thế hệ trước. Ngoài sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô ở trường, các em còn chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân xã hội hóa khác như môi trường sống và đặc biệt là các phương tiện truyền thông đại chúng.
Truyền thông đại chúng giữ một vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa, thông qua những phương tiện truyền thông thanh thiếu niên tìm thấy nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, giao lưu với nhiều bạn bè, thỏa mãn nhu cầu giải trí giúp cá nhân lựa chọn cách thức nhanh nhất để hội nhập xã hội và tìm thấy chỗ đứng của mình. Hiện nay truyền hình, internet game bạo lực và một số mạng xã hội như facebook, zing me…được đông đảo giới trẻ lựa chọn là phương tiện giải trí.
Qua khảo sát chúng tôi biết được sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng rất mạnh trong đời sống giải trí của các em học sinh, khi được hỏi “ Bạn thường làm gì khi có thời gian rảnh rỗi” thì các em thường tìm cho mình những loại hình giải trí chủ yếu như có tới 69.5% lựa chọn thường xuyên xem phim, 56.7% thường xuyên chơi game trực tuyến, 36.2% thường xuyên đọc truyện...
Tuy nhiên việc lựa chọn những loại hình giải trí không phù hợp điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến cá nhân của mỗi em học sinh [Xem phụ lục bảng 43]
Trong giới hạn nhất định, luận văn chỉ tìm hiểu và phân tích tầm ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực và internet game trực tuyến ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của các em học sinh trên địa bàn nghiên cứu.
3.4.1 Ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực
Giữ vai trò là một trong các phương tiện truyền thông đại chúng phim ảnh góp phần không nhỏ trong quá trình xã hội hóa của con người. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bộ phim trong và ngoài nước có nội dung thể hiện ngày càng nhiều các yếu tố nằm ngoài quy chuẩn văn hóa xã hội như các hành vi, các quan điểm ứng xử, lời lẽ hành động lệch lạc….đã gây ảnh hưởng mạnh cho những người tiếp nhận nó, đặc biệt là ở các em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên đang trong quá trình hình thành nhân cách rất dễ bị ảnh hưởng của phim ảnh đến hành vi của các em. Đó cũng là một trong những lý do tạo nên bạo lực ở các em. Phân tích mối quan hệ giữa việc xem phim truyện có nội dung bạo lực và hành vi bạo lực của học sinh đã cho thấy: trong số những học sinh có hành vi bạo lực thì tỷ lệ thường xuyên xem phim truyện có hành vi bạo lực chiếm 45.6% ngược lại đối với những em không có hành vi bạo lực thì số lần tiếp xúc với phim ảnh bạo lực chiếm tỷ lệ thấp hơn 16 % [Xem phụ lục bảng 44]. Điều này cho thấy rằng thái độ và cách cư xử của trẻ em gần như chịu ảnh hưởng nhiều từ những gì chúng nhìn thấy. Hơn nữa trẻ em chưa có kinh nghiệm để phân biệt được đâu là thật, đâu là ảo tưởng như người lớn cho nên các em sẽ bắt chước nhanh hơn và những gì nhìn thấy vô tình trở thành hành vi quen thuộc của chúng. Mặt khác ngoài việc xem phim ảnh có nội dung bạo lực thì việc sử dụng internet, game bạo lực có ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi bạo lực ở các em học sinh. Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
3.4.2 Internet và Game bạo lực
Ngoài phương tiện thông tin giải trí đa chiều như ti vi thì cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet trở thành phương tiện truyền thông mở, giúp cho những người tiếp cận thực sự cảm thấy thoải mái khi tham gia nó. Chỉ cần biết một chút về vi tính thậm chí là chỉ cần biết nhấp chuột vào biểu tượng mà họ cần tìm, người ta có thể làm chủ thông tin trước mắt. Mạng Internet là một sân chơi lý tưởng cho các bạn học sinh học tập và trao đổi thông tin với nhau. Nó làm thay đổi cách thức mà chúng ta giao tiếp và kết nối cộng đồng, đặc biệt khi mức độ phổ biến các trang mạng xã hội ngày càng tăng như trang mạng xã hội Facebook và đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống. Khảo sát về mức độ truy cập Internet các bạn học sinh đều cho thấy: các em truy cập Internet hàng ngày chiếm 56.7 %, tỷ lệ các em truy cập ít (1 vài lần/năm) chiếm tỷ lệ rất nhỏ 2.4%, 1 vài lần/ tháng 2.9%.[Xem phụ lục bảng 45]. Qua đó cho chúng ta thấy được việc sử dung internet đã trở nên phổ biến ở các em học sinh đặc biệt là các em trong độ tuổi vị thành niên. Tuy nhiên mục đích sử dụng internet của các em cũng khác nhau. Có em sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, có em thì để giải trí như xem phim, nghe nhạc, chơi game…Như đã nói ở trên trong giới hạn của luận văn, tác giả đi vào tìm hiểu mối tương quan giữa chơi game có tính chất bạo lực và việc thực hiện hành vi bạo lực. Kết quả khảo sát định lượng cho thấy ảnh hưởng của game bạo lực tới hành vi bạo lực của các em học sinh:
Bảng 3.9 Tương quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực với mức độ chơi game bạo lực Chơi game bạo lực Hành vi bạo lực18 Không Có Tổng N % N % N %
Không bao giờ 26 52.0 32 20.0 58 27.6
Thỉnh thoảng 17 34.0 58 36.2 75 35.7
18 Hành vi bạo lực được tính được tính bằng cách: đếm số lượng hành vi ở các nhómhình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào. hình thức bạo lực, 1: thực hiện ít nhất một hành vi, 0: không thực hiện hành vi nào.
Thường xuyên 7 14.0 70 43.8 77 36.7
Tổng 50 100 160 100 210 100
Nguồn: Kết quả khảo sát từ điều tra bảng hỏi
Bảng 3.9 cho thấy có tới 43.8% các em học sinh có hành vi bạo lực đối với bạn khác thường xuyên chơi game bạo lực. Ngược lại chỉ có 14% học sinh thường xuyên chơi game không thực hiện hành vi bạo lực đối với bạn khác. Như vậy qua đó cho chúng ta thấy được những học sinh chơi game bạo lực càng thường xuyên thì sẽ có hành vi bạo lực cao hơn so với các em không bao giờ chơi hay là chơi ở mức độ ít hơn
Tóm lại vấn đề bạo lực học đường chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như: chính bản thân các em học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Về yếu tố bản thân các em học sinh, trong nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa việc thực hiện hành vi bạo lực so với giới tính. Tuy nhiên việc thực hiện hành vi bạo lực có mối liên hệ so với lớp học, nhóm bạn cũng như nhận thức về các hành vi và hậu quả của vấn đề bạo lực ở các em học sinh. Còn về yếu tố gia đình, trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy mối liên hệ giữa việc thực hiện hành vi bạo lực so với hoàn cảnh gia đình (với những hoàn cảnh gia đình cha mẹ ly thân/ ly dị, góa hay mất cả hai thì việc thực hiện hành vi bạo lực cao hơn so với gia đình có cha mẹ sống chung). Bên cạnh đó việc thực hiện hành vi bạo lực có mối liên hệ với cách ứng xử của cha mẹ (những em bị cha mẹ đánh đập la mắng khi phạm lỗi thì thường thực hiện hành vi bạo lực cao hơn so với những em học sinh khác). Mặt khác mức độ thường xuyên chứng kiến người thân trong gia đình hay khi các em chính là nạn nhân của vấn đề bạo lực trong gia đình thì các em thường có hành vi bạo lực cao hơn so với những em học sinh khác. Ngoài ra các yếu tố xã hội như phương tiện truyền thông mà chủ yếu là phim truyện có tính chất bạo lực và game bạo lực cũng có những ảnh hưởng nhất định về việc thực hiện hành vi bạo lực ở các em học sinh.