Câu trả lời từ phía học sinh bị bạo lực cũng tương đương: số học sinh chưa từng bị bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng qua chiếm 29% và số học sinh cho rằng mình từng bị bạo lực thể xác từ các bạn khác chiếm 71%.
Một vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu về thực trạng bạo lực thể xác là mối tương quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực so với giới tính. Việc thực hiện những hành vi liên quan đến bạo lực thể xác ở học sinh nam so với học sinh nữ xảy ra như thế nào? Thông qua kết quả khảo sát trên địa bàn cho thấy:
Bảng 2.3: Bạo lực thể xác phân chia theo giới tính Bạo lực thể xác 4 Nam Nữ Tổng N % N % N % Có 65 61.9 62 59 127 60.5 Không 40 38.1 43 41 83 39.5 Tổng 105 100 105 100 210 100
Nguồn: Kết quả điều tra từ bảng hỏi
Bảng 2.3 cho thấy, trong tổng số học sinh thực hiện hành vi bạo lực thì học sinh nam thực hiện hành vi bạo lực thể xác cao hơn học sinh nữ, cụ thể có 61.9% học sinh nam trả lời có thực hiện một trong những hành vi bạo lực thể xác đối với bạn khác trong khi đó tỷ lệ này ở học sinh nữ là 59%. Tuy nhiên mức chênh lệch này không đáng kể, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê điều này cho thấy việc thực hiện bạo lực thể xác với những hành vi được đưa ra trong nghiên cứu xảy ra ở cả học sinh nam và học sinh nữ.
Mặt khác kết quả khảo sát định tính cũng cho thấy việc thực hiện hành vi bạo lực thể xác mà ở đây chủ yếu là hành vi đánh nhau xảy ra ở cả học sinh nam và học sinh nữ: Theo chia sẻ của Thầy Đ.Q.H – Giám thị trường THPT Tạ Quang Bửu cho biết “hiện nay thì hầu hết cả nam và nữ đều đánh nhau hết, hồi xưa học sinh nữ 4 Bạo lực thể xác được tính bằng cách: Các hành vi bạo lực được mã hóa thành 1:có và 0:không. Sau đó đếm số lượng các hành vi của người trả lời.
hiền ít vi phạm nhưng bây giờ tụi nó cũng quậy lắm ngang ngửa với mấy anh con trai rồi. Không dấu gì cô cách đây 3 tháng ở trước cổng trường có một nhóm nữ sinh đã chặn đánh một bạn nữ sinh khác” [Trích phỏng vấn sâu giáo viên, số 2]
Hơn nữa việc học sinh đánh nhau bây giờ không chỉ diễn ở nam mà còn diễn ra ở học sinh nữ, thậm chí nhiều lúc nữ sinh đánh nhau còn ghê hơn cả nam giới.
[ Trích phỏng vấn sâu giáo viên, số 4]
Đối với những hành vi bạo lực thể xác xảy ra trong vòng 12 tháng trước khi khảo sát, người được hỏi trả lời với các mức độ thực hiện các hành vi: 1 vài lần/ ngày; 1 vài lần/ tuần; 1 vài lần/ tháng; 1 vài lần/ năm và không bao giờ.
Bạo lực thể xác ở các em học sinh diễn ra ở nhiều hành vi, với các hành vi được đưa ra trong cuộc khảo sát cho thấy mức độ thực hiện các hành vi cũng khác nhau.
Bảng 2.4: Mức độ thực hiện bạo lực về thể xác qua các hành vi của người trả lời (%)
Mức độ Hành vi bạo lực
1 vài
lần/ ngày lần /tuần1 vài 1 vài lần/tháng 1 vài lần/năm bao giờKhông
Xô đẩy 1.4 5.7 11.4 13.3 68.1
Tát hay cắn 1.4 2.4 4.8 6.2 85.2
Giật mạnh, kéo rứt, giật tóc 0 0 6.7 8.1 85.2
Đấm đá 1 6.2 11.4 15.7 65.7
Bóp cổ 0 0 1.4 2.9 95.7
Ném đồ vật vào người 0 3.3 13.3 12.4 71.0
Dùng đồ vật đánh bạn 1.4 4.3 4.8 11.0 78.6
Hét to vào tai bạn 0 1.0 1.9 7.1 90.0
Trói hay nhốt vào phòng 0 0 0 2.9 97.1
Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra từ bảng hỏi
Qua kết quả khảo sát bảng 2.4 chúng tôi nhận thấy tùy theo từng hành vi mà mức độ thực hiện các hành vi khác nhau. Trong 9 hành vi được đưa ra nghiên cứu thì hành vi đấm đá được các em học sinh thực hiện nhiều nhất chiếm 34.3% (với
mức độ thực hiện có 1% thực hiện 1 vài lần/ ngày; 6.2% một vài lần/ tuần; 11.4% một vài lần/ tháng và 15.7% một vài lần/ năm), tiếp đến là hành vi xô đẩy chiếm 31.9% (với mức độ thực hiện 1.4% một vài lần/ ngày; 5.7 % một vài lần/ tuần; 11.4% một vài lần/ tháng và 13.3% một vài lần/ năm). Trong khi đó hành vi ít xảy ra nhất là hành vi trói bạn hay nhốt bạn vào phòng học chỉ chiếm 2.9% (với mức độ thực hiện 2.9% một vài lần/ năm). Câu trả lời từ phía người bị bạo lực cũng tương tự với hành vi xô đẩy 44.3%; đấm đá 37.6%. [Xem phụ lục bảng 8]
Điều này được lý giải, ở các em học sinh vẫn chủ yếu thực hiện những hành vi đấm đá, xô đẩy bởi đây là những hành vi bạo lực dễ sử dụng và không cần vũ khí, có thể sử dụng bất cứ đâu, trong mọi hoàn cảnh nào.
Như vậy khi thực hiện nghiên cứu ở trường THCS Nguyễn Huệ và trường THPT Tạ Quang Bửu việc thực hiện các hành vi bạo lực thể xác ở các em học sinh diễn ra chủ yếu ở các hành vi đấm đá, xô đẩy chiếm tỷ lệ cao hơn so với các hành vi bạo lực khác và mức độ thực hiện chủ yếu là 1 vài lần/ tháng và 1 vài lần/ năm.
Vậy việc xảy ra những hành vi trên xuất phát từ những lý do như thế nào? Với câu hỏi “Lý do thực hiện những hành vi trên”? Kết quả khảo sát cho thấy:
Bảng 2.5: Lý do thực hiện hành vi bạo lực về thể xác Lý do thực hiện hành vi bạo lực N % Có xích mích/ mâu thuẫn 65 31.0 Do khiêu khích 14 6.7 Ghét 38 18.1 Lý do tình cảm 20 9.5 Không có lý do 17 8.1 Khác 9 4.3
Nguồn: Kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi.
Trong tổng số học sinh có hành vi bạo lực thể xác thì việc thực hiện hành vi bạo lực thể xác xuất phát từ những lý do: có xích mích/mâu thuẫn chiếm 31%; ngoài ra có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân
như thấy ghét thì đánh chiếm 18.1% và tiếp đến là các lý do khác như lý do tình
cảm chiếm 9.5% ; khiêu khích là 6.7%. không có lý do gì cũng đánh là 8.1%, ngoài
ra còn có một số lý do khác chiếm 4.3% là người khác nhờ.
Kết quả này không khác nhiều so với cuộc nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh khi nghiên cứu 200 học sinh nữ có hành vi đánh nhau với bạn khác: thấy ghét thì đánh 24%; bạn dám nhìn đểu 16%; trả thù tình 13.3%; người khác nhờ 20%, chả có lý do gì đánh 12%. [31]
Để làm rõ hơn nhận định này thì kết quả từ nghiên cứu định tính cũng cho thấy, khi phỏng vấn sâu thầy cô giáo và các em học sinh có hành vi bạo lực thể xác về lý do dẫn đến việc các em thực hiện hành vi trên cũng cho thấy:
Theo Thầy Đ.Q.H – Giám thị trường THPT Tạ Quang Bửu cho biết: “Có nhiều lý do lắm Cô ơi! Mỗi em học sinh thì lại đưa ra mỗi kiểu khác nhau nhưng có một số lý do mà các em vẫn thường đưa ra là do có xích mích trước đó, do ghét bạn đó vì bạn kiêu chảnh…. Nhiều lúc tôi thấy có những lý do các em đưa ra không thể nào chấp nhận được tại em thích thì đánh thôi. Nói vậy thì tôi cũng chịu . [Trích
phỏng vấn sâu giáo viên số 2].
Điều này cũng được thể hiện rõ trong phỏng vấn sâu đối với em N.M. H học sinh lớp 11A10 – là học sinh có hành vi phạm lỗi bị cảnh cáo trước toàn trường đã chia sẻ lý do em thực hiện hành vi đánh bạn “Hôm đó đầu giờ học môn toán em đi
học muộn, em đã mượn tập của thằng S ngồi kế bên để chép bài nhưng S nó không cho, còn nói với em là cái đố ham chơi mà giả bộ siêng năng học hành, học thì ít mà hít thì nhiều. Lúc đó em tức tính đánh nó rồi nhưng vì đang trong giờ học em sợ cô giáo nên cố chịu đựng đợi để lúc ra về em đã rủ thêm hai đứa bạn của em chặn đánh nó ở ngoài đường cho bó ghét. Hôm đó bọn em đánh nó bị đau phải nghỉ học ở nhà” [Trích phỏng vấn sâu học sinh số 1].
Hay em N.T.T.T học sinh lớp 8A6 đã từng có hành vi bạo lực thể xác chia sẻ “Chị không biết đâu con nhỏ đó nó kiêu chảnh lắm, hay ra vẻ là người sành điệu,
giỏi giang đẹp hơn người khác. Cũng vì điều đó mà một hôm trong giờ ra chơi nó đi không để ý làm chai nước trên bàn của em đổ, làm ướt hết sách vở của em. Nó không hề xin lỗi mà còn nói sao mày không để đồ cẩn thận lại đi. Em tức quá giật tóc đánh nó, nó cũng đâu có vừa đâu chị, nó cũng quay lại đánh em” [Trích phỏng vấn sâu học sinh số 2]
Với những lý do đưa ra khi thực hiện hành vi bạo lực thể xác trên địa bàn nghiên cứu cho thấy bạo lực thể xác xuất phát từ những lý do rất đơn giản, từ những xích mích vô cùng nhỏ nhặt các em học sinh đã sử dụng việc “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” đối với bạn khác. Điều này cũng được lý giải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của các em đang ở trong lứa tuổi vị thành niên, theo quan điểm của PGS.TS. Phan Mai Hương đã nhận định: Những lý do dẫn đến hành vi bạo lực rất đơn giản (nhìn đểu, nói xấu nhau… thậm chí chỉ vì thấy ghét thì đánh) nhưng hậu quả lại khôn lường. Nó làm hoen ố môi trường học đường vốn là nơi được dành cho những gì tốt đẹp. Sở dĩ như vậy bởi các em học sinh ở lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi dễ có những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy, vô cớ, các em khó làm chủ được bản thân, khả năng tự kiềm chế thấp. Hơn nữa ở lứa tuổi này các em thích thể hiện mình, thích làm theo ý của mình chính vì vậy những lý do các em đưa ra như chỉ cần có xích mích nhỏ, ghét hay thậm chí không có lý do các em cũng có thể thực hiện những hành vi gây tổn thương đến người khác [34]
Một điểm nữa đáng lưu ý khi nghiên cứu bạo lực thể xác đó là nơi xảy ra bạo lực thể xác giữa các em học sinh với nhau. Trong thời gian qua dư luận cũng đã liên án những vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học có tính chất nghiêm trọng như: nam học sinh cởi áo đánh nữ sinh trong lớp, nữ sinh chặn đường đánh nhau…Điều đó cho thấy bạo lực học đường hiện nay đang diễn ra ở cả trong và ngoài phạm vi trường học. Tìm hiểu về địa điểm thường xảy ra các hành vi bạo lực thể xác trên địa bàn nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy:
Bạo lực thể xác diễn ra cả trong và ngoài trường học. Trong tổng số học sinh thực hiện hành vi bạo lực thể xác có 63.3% học sinh trả lời thực hiện hành vi đó ở trong trường học và ở ngoài trường học chiếm 36.7% [Xem phụ lục Bảng 10]. Sở dĩ hành vi bạo lực thể xác diễn ra ở ngoài trường học nhiều hơn là do các em học sinh ít chịu sự quản lý của nhà trường, ít bị thầy cô giáo giám sát kỷ luật nên các em có thể dễ dàng thực hiện hành vi của mình.
Kết quả phân tích định tính cũng cho thấy: “Trong trường rất ít khi xảy ra
những hành vi đánh nhau những hành vi đó thường xảy ở ngoài trường học. Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi vì trường học là nơi đông người, có nhiều người để ý và dễ bị kỷ luật. Hơn nữa khi các em có xích mích chưa dẫn đến hành vi đánh nhau thì Thầy cô thường có mặt kịp thời để xử lý ngay lúc đó” - Thầy N.V.H - Phó hiệu trưởng
trường THPT Tạ Quang Bửu cho biết [Trích phỏng vấn sâu, số 1]
“Lúc đó em tính đánh nó rồi nhưng vì đang trong lớp học em sợ cô giáo biết nên đợi đến lúc ra về em đã rủ nhóm bạn chặn đánh nó ở ngoài đường” [ Trích phỏng vấn sâu học sinh số 1]
Với việc tìm hiểu về nơi thực hiện hành vi bạo lực thể xác giữa các em học sinh trên địa bàn nghiên cứu, kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện các hành vi bạo lực thể xác xảy ra ở cả trong và ngoài trường học. Tuy nhiên việc thực hiện ở ngoài trường học chiếm tỷ lệ cao hơn so với trong phạm vi trường học.
Một khía cạnh khác được quan tâm trong nghiên cứu về vấn đề bạo lực thể xác ở các em học sinh hiện nay đó là hình thức khi thực hiện bạo lực. Trong thời gian qua báo chí cũng đã đề cập đến rất nhiều vụ việc học sinh tụ tập đánh nhau,
thực hiện việc “đánh hội đồng” đã trở nên phổ biến ở các em học sinh. Chỉ cần truy cập vào google gõ học sinh “đánh hội đồng” kết quả tìm thấy rất nhiều vụ việc học sinh đã tụ tập nhóm bạn để thực hiện hành vi bạo lực.
Biểu đồ 2.4: Hình thức thực hiện bạo lực về thể xác
Trong nghiên cứu này, những hành vi bạo lực về thể xác nêu trên được các em học sinh thực hiện cả 2 hình thức vừa theo nhóm bạn vừa một mình. Trong đó việc thực hiện theo nhóm bạn chiếm 57.8% và thực hiện một mình chiếm 42.2% [ Xem phụ lục bảng 11]. Điều tra kết quả hành vi bạo lực học đường ở nữ sinh THPT tại Hà Nội của PGS.TS Hoàng Bá Thịnh kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể. Điều này cho chúng ta thấy bạo lực thể xác hiện nay xảy ra không chỉ là chuyện của mỗi học sinh mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn. [31]
Kết quả nghiên cứu định tính cũng góp phần thể hiện việc thực hiện hành vi bạo lực xảy ra theo nhóm bạn ngày càng phổ biến. Khi phỏng vấn sâu em N.M.T học sinh lớp 9A6 phạm lỗi bị cảnh cáo trước trường vì hành vi đánh bạn“Hôm đó em cùng với nhóm bạn đã đánh thằng H học cùng lớp, nhóm em có 5 đứa nhưng đứa nào chịu chơi và chơi cũng được lắm chị. Chị không biết chứ giờ đi học ai
cũng có đồng bọn của mình hết, chứ chơi riêng lẻ một mình dễ bị ăn hiếp lắm”
[Trích phỏng vấn sâu học sinh số 3].
Như vậy, điều tra tại địa bàn về bạo lực thể xác ở các em học sinh chúng tôi thấy việc thực hiện những hành vi bạo lực thể xác được đưa ra nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ học sinh nam và nữ thực hiện hành vi bạo lực tương đương nhau. Trong các hành vi được đưa ra nghiên cứu thì hành vi đấm đá, xô đẩy chiếm tỷ lệ cao so với các hành vi khác, những hành vi đó thường được các em thực hiện bên ngoài trường học với nhóm bạn của mình.
Việc thực hiện hành vi bạo lực thể xác ở các em học sinh dễ nhận thấy và dễ đo lường, tuy nhiên bên cạnh việc tìm hiểu những hành vi liên quan đến bạo lực thể xác thì việc tìm hiểu những hành vi bạo lực về tinh thần cũng có vai trò hết sức quan trọng trong nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường hiện nay. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ đi vào việc phân tích những hành vi liên quan đến bạo lực tinh thần xảy ra ở các em học sinh. Việc thực hiện hành vi đó xảy ra như thế nào? Chủ yếu ở hành vi nào và được các em thực hiện ra sao?
2.2.2 Bạo lực về tinh thần
Bạo lực tinh thần là dạng bạo lực không nhìn thấy được, khó phát hiện và khó xử lý, nó diễn ra một cách âm thầm, chủ yếu là dùng ngôn ngữ và thái độ để gây bạo lực. Bạo lực tinh thần đều có thể dẫn đến hậu quả cho nạn nhân về tinh thần, tâm lý và cũng là nguyên nhân để kèm theo các hành vi bạo lực thể xác.