BẢNG PHỎNG VẤN SÂU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 96 - 108)

PHỤ LỤC KÈM THEO

BẢNG PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho học sinh có hành vi bạo lực) Chào bạn!

Chúng tôi mời bạn tham gia vào cuộc nghiên cứu bằng cách trả lời những câu hỏi. Việc lựa chọn bạn để phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên và những thông tin bạn cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Sự tham gia, chia sẻ của bạn sẽ giúp cho chúng tôi hoàn thành luận văn tốt hơn.

Rất mong nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ phía bạn ! Xin chân thành cảm ơn !

Ngày phỏng vấn:…../.../... Giờ bắt đầu: ……giờ……phút Giờ kết thúc:…...giờ…….phút

Họ tên ... Học sinh lớp:………

Câu 1: Bạn có thường xảy ra xích mích với bạn bè không? Mỗi lần xảy ra xích mích thì giữa các bạn giải quyết như thế nào? Vì sao? Giữa nam và nữ có xử lý xích mích khác nhau không? Lí do?

Câu 2: Trong vòng 12 tháng qua bạn có từng thực hiện những hành vi nào sau đây với bạn khác xô đẩy, tát hay cắn, giật mạnh kéo rứt hay giật tóc, đấm đá, bóp cổ, ném đồ vật vào người, dùng những đồ vật đang cầm trên tay đánh bạn, hét thật to vào tai bạn khác, trói bạn khác hay nhốt bạn khác vào phòng? Nếu có vì sao bạn thực hiện hành vi đó?

Câu 3: Trong vòng 12 tháng qua bạn có từng thực hiện những hành vi nào sau đây với bạn khác như nói xấu bạn khác sau lưng để mọi người ghét bạn ấy, tỏ ra xem thường và xúc phạm trước mặt người khác, ngăn cấm tham gia vào các hoạt động xã hội, cố tình không quan tâm đến sự có mặt, mắng chửi với những từ ngữ đồ điên,

đồ ngu, tìm mọi cách cô lập bạn khác với các bạn khác trong lớp, ngăn cấm tham gia vào các hoạt động xã hội và chụp ảnh quay phim cảnh lăng nhục bạn và phát tán trên intetnet, trên điện thoại? Nếu có vì sao bạn thực hiện những hành vi đó?

Câu 4: Trong vòng 12 tháng qua bạn có từng thực hiện những hành vi nào sau đây với bạn khác như cố ý làm hư hỏng hoặc phá hoại đồ đạc của bạn khác, chiếm đoạt vật dụng của bạn khác, yêu cầu các bạn khác phải cống nộp tiền hay tài sản có giá trị, trấn lột tiền hoặc tài sản có giá trị của bạn khác?

Câu 5: Trong vòng 12 tháng qua bạn có từng thực hiện những hành vi nào sau đây với bạn khác như thực hiện các cử chỉ có tính chất khiêu dâm đối với bạn khác khi bạn ấy không thích, cố tình đụng chạm sờ mó đến những chỗ nhạy cảm của bạn khác khi không được sự cho phép, ép các bạn khác giới xem phim sex cùng, ép các bạn khác giới quan hệ tình dục khi bạn ấy không muốn? Nếu có vì sao bạn thực hiện hành vi đó?

Câu 6: Bố mẹ bạn thường quan tâm đến vấn đề nào của bạn? Khi bạn vi phạm thì bố mẹ thường làm gì?

Câu 7:Bố mẹ bạn thường có xung đột không, cách giải quyết như thế nào? Bạn có bị bạo lực bởi bạn bè, người thân, thầy cô của bạn không? Trong hoàn cảnh nào?

Câu 8: Bạn có tham gia vào nhóm bạn nào không? Nếu có khi gặp mâu thuẫn thì các bạntrong nhóm thường giải quyết như thế nào?

Câu 9: Về bản thân bạn, bạn có thấy mình dễ nổi nóng vàkhông suy nghĩ khi làm một việc gì đó không?

Câu 10: Theo bạn những hành vi nào là hành vi bạo lực? Và khi thực hiện hành vi đó có vi phạm pháp luật không?

BẢNG PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho giáo viên) Kính chào quý Thầy cô!

Chúng tôi mời thầy (cô) tham gia vào cuộc nghiên cứu bằng cách trả lời những câu hỏi. Việc lựa chọn Thấy(cô) để phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên và những thông tin Thầy( cô) cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Sự tham gia, chia sẻ của Thầy(cô) sẽ giúp cho chúng tôi hoàn thành luận văn tốt hơn.

Rất mong nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ phía Thầy (cô) ! Xin chân thành cảm ơn !

Ngày phỏng vấn:…../.../... Giờ bắt đầu: ……giờ……phút Giờ kết thúc:…...giờ…….phút

Họ tên: ... Chủ nhiệm lớp: ...

Câu 1: Thầy (cô) có thể cho biết học sinh trong lớp, trong trường mình thường phạm vào những lỗi gì? Hành vi nào phổ biến nhất? Và hậu quả để lại như thế nào?

Câu 2: Mỗi lần học sinh mắc lỗi, bản thân thầy (cô) giải quyết như thế nào? Vì sao giải quyết như vậy?

Câu 3:Thầy cô có thể cho biết thường học sinh nào hay vi phạm và bị kỷ luật? (về học lực, hoàn cảnh gia đình…)

Câu 4: Thưa Thầy (Cô) đứng trước thực trạng bạo lực học đường nhà trường đã có những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đó như thế nào?Thầy (Cô) thấy kết quả của việc làm này như thế nào?

Câu 5: Thưa Thầy (cô) ngoài việc giải quyết những xung đột giữa các em học sinh thì nhà trường có chịu trách nhiệm giải quyết những xung đột ngoài nhà trường không?

Câu 6: Thưa Thầy (cô) trường mình có thường tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa cho học sinh hay không ạ? Thầy (cô) có thể kể rõ ra những hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức?

Câu 7: Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục, xử lý các vấn đề tiêu cực như thế nào?

Câu 8: Theo ý kiến cá nhân của Thầy (Cô) thì muốn giảm tình trạng bạo lực học đường hiện nay thì nhà trường nên làm gì?

Mẫu phỏng vấn học sinh có hành vi bạo lực

Mẫu phỏng vấn sâu số 1: Họ tên N.M.H vi phạm việc đánh nhau với bạn khác

trong lớp. Học sinh lớp:11A10 – Nơi phỏng vấn tại sân trường

ĐTV: Chào em, em có thể dành một ít thời gian chia sẻ thông tin giúp chị được không?

M.H: Vâng, chị hỏi gì thế?

ĐTV: Trong vòng 12 tháng qua em có thường xích mích với bạn nào không?

MH: Có nhiều lắm

ĐTV: Mỗi lần xích mích em thường giải quyết như thế nào?

MH: Mỗi lần có xích mích với bạn, tùy từng lúc lúc thì chửi nhau, lúc tức quá thì đánh nhau.

ĐTV: Em đã từng thực hiện hành vi nào sau đây gây tổn thương đến bạn khác chưa như xô đẩy; tát hay cắn; giật mạnh kéo rứt tóc; đấm đá, bóp cổ, dùng đồ vật trên tay đánh bạn, hét thật to vào tai bạn hay trói nhót bạn trong phòng?

MH: Dạ, có một lần chị cách đây khoảng 5 tháng gì đó em cũng không nhớ rõ, em đã cùng với nhóm bạn đã đánh bị thương một bạn khác trong lớp.

ĐTV: Sao em lại đánh bạn? Em đánh bạn ở đâu?

MH: Tại nó làm em tức nên em mới đánh chứ bộ.

ĐTV: Em có thể kể cho chị chi tiết hơn về vụ việc em đánh nhau với bạn khác được không?

MH: Được chị, hôm đó đầu giờ có học môn toán em đi học muộn, em mượn tập của thằng S ngồi kế bên để chép bài nhưng S nó không cho, còn nói em là cái đồ ham chơi mà giả bộ siêng năng học hành, học thì ít mà hít thì nhiều. Lúc đó em tính đánh nó rồi nhưng vì đang trong giờ học nên em cố chịu đựng đến lúc ra về em cùng với nhóm bạn đã chặn đánh nó ở ngoài đường, hôm đó bọn em đánh hơi quá nên nó phải nghỉ học ở nhà một tuần.

MH: Có, tại vì Ba thằng S lên trường báo cáo, Thầy Cô đã mời chúng em lên để tường trình lại sự việc.

ĐTV: Vậy em có bị phạt gì không?

MH: Có chứ, em và nhóm bạn phải viết bản tự kiểm điểm và bị cảnh cáo trước trường.

ĐTV: Còn Ba mẹ em có có nói gì không?

MH: Hôm Ba em đi họp phụ huynh về ba em cũng chẳng quan tâm

ĐTV: Vậy ngoài việc em đánh nhau với bạn S thì em còn có những hành vi bạo lực nào khác gây tổn thương đến bạn khác không như việc: nói xấu bạn khác sau lưng, coi thường và xúc phạm bạn khác, đe dọa làm tổn thương, cố tình không quan tâm, mắng chửi từ ngữ thô tục, tìm mọi cách cô lập bạn khác và ngăn cấm bạn ấy tham gia hoạt động xã hội?

MH: Em không biết, ngoài xung đột đó thì thường ngày em đi học vẫn có những xích mích nhỏ với bạn khác nhưng em chỉ có chửi nhau với bạn đó thôi. Mà em thấy mấy đứa bạn em đứa nào cũng có xích mích với những đứa khác hết.

ĐTV: Thế trong 12 tháng qua em có thực hiện những hành vi nào như cố ý phá hoại đồ đạc của bạn khác, ăn cắp đồ hay trấn lột tiền của bạn khác không?

MH: Dạ, thì cũng có nhưng chỉ là tức rồi làm hư đồ thôi chị

ĐTV: Vì sao em lại tức bạn và em làm hư đồ gì của bạn khác vậy?

MH: Thì chị cũng biết đó do em mượn bạn ấy cái máy tính Casio mà bạn đó không cho, nên lúc đó em thấy cái máy tính để trên bàn em vứt nó xuống sàn thôi.

ĐTV: Thế bạn kia có phản ứng lại gì không?

MH: Nó chửi em và đòi đánh em nữa

ĐTV: Thế bọn em có xảy ra ẩu đả trong lúc đó không?

MH: Dạ không chị ơi, lúc đó Thầy dạy toán đã xuống can ngăn nên không có gì xảy ra.

ĐTV: Có bao giờ em cố tình thực hiện những hành vi khiêu dâm đối với bạn khác, đụng chạm đến chỗ nhạy cảm của bạn khác, ép bạn khác xem phim sex hay ép bạn khác quan hệ tình dục.

MH: Dạ cái này thì không có đâu chị

ĐTV: Em có nghĩ rằng những hành vi của mình là hành vi bạo lực không?

MH: Dạ em nghĩ đánh nhau thì có thể coi là bạo lực, chứ chửi nhau thì không đâu ạ. Là học sinh thì không tránh khỏi chuyện đó, nếu cứ quy những lời nói thái độ trên là bạo lực thì học sinh nào cũng chịu bạo lực học đường hết à.

ĐTV: Được rồi, Chị cảm ơn em rất nhiều vì đã chia sẻ thông tin cho chị.

Mẫu phỏng vấn sâu số 2:Em N.T.T.T học sinh lớp 8A6 – nơi phỏng vấn tại

khu nhà ăn của trường.

ĐTV: Chào em, em có thể dành cho chị ít phút để chia sẻ một sống thông tin liên quan đến vấn đề chị đang nghiên cứu được không ?

T.T: Đương nhiên là được chị

ĐTV: Trong vòng 12 tháng qua em đã từng thực hiện những hành vi nào sau đây như việc xô đẩy; tát hay cắn; giật mạnh tóc, kéo rứt tóc; đấm đá; bóp cổ, dùng đồ vật trên tay đánh bạn….?

T.T Dạ có. Nhưng em thực hiện có duy nhất một lần thôi chị

ĐTV: Thế em có thể kể cho chị nghe được không? Vì sao em lại thực hiện hành vi đó?

T.T: Chị không biết đâu con nhỏ đó nó kiêu chảnh lắm, hay ra vẻ là người sành điệu giỏi giang, cho mình hơn người khác.Cũng chính vì điều đó mà một hôm trong giờ ra chơi nó đi không để ý làm chai nước trên bàn của em đổ, làm ướt hết sách vở của em. Nó không hề xin lỗi mà ngược lại còn nói sao mày không để đồ cẩn thận lại đi. Em tức quá giật tóc đánh nó, nó cũng đâu có vừa chị, nó quay lại đánh em.

ĐTV: Vậy ngoài hành vi giật tóc đánh bạn thì em có thực hiện hành vi nào khác sau đây không ví dụ như nói xấu bạn khác sau lưng để người ta ghét bạn đó, tỏ ra xem thường và xúc phạm bạn khác, đe dọa làm tổn thương, cố tình không quan tâm đến sự có mặt, mắng chửi những từ ngữ đồ điên đồ ngu, tìm mọi cách cô lập bạn khác hay ngăn cấm bạn khác tham gia các hoạt động xã hội?

T.T: Chị hỏi em nhiều thế! Cái này thì em cũng có thực hiện một số ít: như việc nói xấu bạn khác sau lưng, mắng chửi đồ điên đồ ngu. Chị biết đó chúng em chơi với nhau nhiều lúc cũng có những xích mích nhỏ, không kiềm chế được nên hay mắng chửi nhau thế thôi. Hoặc là trong lớp chúng em ghét đứa nào đó thì hay có việc bà tám ngồi nói xấu nhau thôi.

ĐTV: Thế theo em, việc em nói xấu bạn khác sau lưng hay việc em chửi bạn là đồ điên đồ ngu có phải là hành vi bạo lực gây tổn thương đến bạn khác không?

T.T: Trời chị nói gì kỳ vậy? Em nghĩ nói tới bạo lực thì chỉ có thể là đánh, đấm, tát thôi chứ nói xấu, mắng chửi có làm tổn hại gì đâu chứ.

ĐTV: Theo em vậy bạo lực gây nên hậu quả gì đối với người khác?

T.T: Em nghĩ bạo lực học đường nó chỉ để lại hậu quả là làm người khác tổn thương về mặt thể xác thôi, như việc chảy máu, sưng tay, sưng chân, sưng đầu. Còn nói ảnh hưởng về tinh thần thì ít lắm, nhiều khi em nghĩ chả ảnh hưởng gì.

ĐTV: Trong vòng 12 tháng qua em ngoài việc thực hiện những hành vi trên thì em có bao giờ phá hoại đồ đạc, ăn cắp đồ hay trấn lột tiền của bạn khác?

TT: Dạ, cái này thì em không có làm chị ơi

ĐTV: Vậy còn những hành vi như: thực hiện cử chỉ có tính chất khiêu dâm đối với bạn khác, cố tình đụng chạm đến chỗ nhạy cảm, ép bạn khác xem phim sex hay ép bạn khác quan hệ tình dục?

T.T: Chị hỏi làm ai ngại quá, em không bao giờ làm những việc này đâu chị

ĐTV: Được rồi chị cảm ơn em nhiều nhé.

Mẫu phỏng vấn sâu số 3: Em N.M.T học sinh lớp 9A6 – Nơi phỏng vấn ở tại ghế

đá ở trường

ĐTV: Xin chào T, Chị có thể hỏi em vài câu hỏi được không?

M.T: Dạ được Chị

ĐTV: Trong thời gian đi học khoảng một năm trờ lại đây, em có thực hiện những hành vi nào sau đây đối với bạn khác không như: việc xô đẩy, tát hay cắn, giật tóc, đấm đá, bóp cổ, dùng đồ vật trên tay đánh bạn hay trói nhốt bạn khác trong phòng?

MT: Nhiều vậy chị, em cũng có thực hiện nhưng mà ít lắm chị ơi. Chủ yếu là đấm đá không à?

ĐTV: Em kể rõ hơn cho chị được không

MT. Dạ được chị, Chị không biết đâu trong lớp em có thằng H nó hống hách lắm. Nên hôm đó em đã rủ mấy đứa bạn trong nhóm bàn kế hoạch hù dọa nó thôi.

ĐTV: Em vừa nói với chị là em có nhóm bạn của mình hả?

MT: Dạ đúng rồi chị

ĐTV: Em kể rõ về nhóm bạn của em cho chị nghe được không?

MT: Nhóm bạn em thì có khoảng 5 đứa thôi, nói chung trong nhóm đứa nào cũng chịu chơi và chơi được lắm Chị. Với lại chị không biết chứ giờ đi học ai cũng có đồng bọn của mình hết, chứ chơi riêng lẻ dễ bị ăn hiếp lắm.

ĐTV: Thế hôm đó bọn em đã làm gì với bạn H?

MT: Hôm đi học về bọn em đã chặn đường lúc đầu chỉ tính hù dọa thôi, nhưng tại thằng H nó hống hách lắm nó lao vào đánh 1 đứa trong nhóm em nên lúc đó bọn em xông vào đánh nó

ĐTV: Thế thầy cô và bố mẹ có biết chuyện này không?

MT. Dạ hôm sau mới biết . Hôm sau thằng H nó lên nói với cô giáo chủ nhiệm và cô giáo chủ nhiệm đã gọi chúng em lên và yêu cầu mời phụ huynh tới

ĐTV: Thế Ba mẹ em có nói gì không?

MT: Khi Ba em biết việc em có ẩu đá với thằng bạn trong lớp, thì Ba em không có hỏi lý do mà đánh em bảo em là lần sau không được thực hiện như vậy nữa em thấy tức lắm tại thằng đó sai chứ không phải tại em, em tức quá hôm sau lên đánh lại nó cho bó ghét vì nó mà em bị Ba đánh.

ĐTV: Thế ngoài việc em đánh nhau với bạn H thì trong vòng 12 tháng em có thực hiện những hành vi nào sau đây đối với bạn khác không: như việc nói xấu bạn khác sau lưng, cố tình không quan tâm sự có mặt của bạn khác, đe dọa làm tổn thương, mắng chửi từ ngữ thô tục, cô lập bạn khác hay việc ngăn cấm các bạn khác tham gia các hoạt động xã hội?

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w