CÁC NHÓM BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 33 - 37)

2 Lê Ngọc Văn, Gia đình và biến đổi gia đìn hở Việt Nam

CÁC NHÓM BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

2.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành có chủ đích tại hai trường: trường THCS Nguyễn Huệ Quận 4 và trường THPT Tạ Quang Bửu Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh. Trong 210 học sinh tham gia khảo sát có 120 học sinh THCS, 90 học sinh THPT.

Bảng 2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Giới tính N % Nam 105 50 Nữ 105 50 Tổng 210 100 Lớp đang theo học N % Lớp 6 30 14.3 Lớp 7 30 14.3 Lớp 8 30 14.3 Lớp 9 30 14.3 Lớp 10 30 14.3 Lớp 11 30 14.3 Lớp 12 30 14.3 Tổng 210 100 Học lực N % Giỏi 26 12.4 Khá 69 32.8 Trung bình 76 36.2 yếu kém 39 18.6 Tổng 210 100 Hạnh kiểm Tốt 119 56.6 khá 64 30.5 trung bình 19 9 yếu kém 8 6.7 Tổng 210 100

Đề tài nghiên cứu lựa chọn số lượng học sinh nam và học sinh nữ ngang bằng nhau với mục đích trong quá trình phân tích chúng tôi muốn có sự so sánh xem có sự khác biệt về giới tính trong việc thực hiện hành vi bạo lực ở các em học sinh, vì vậy số lượng học sinh nam và nữ ở đây tương đương nhau là 105.

Mặt khác ở mỗi lớp học chúng tôi có 30 học sinh (15 học sinh nam và 15 học sinh nữ) và mục đích tìm mối liên quan giữa việc thực hiện hành vi bạo lực giữa các lớp học với nhau.

Xét về vấn đề học lực của học sinh: Kết quả khảo sát từ bảng hỏi cho thấy học sinh trong nghiên cứu chủ yếu có học lực khá và trung bình còn học lực giỏi chiếm tỷ lệ thấp hơn. Hơn nữa trong nghiên cứu này chúng tôi còn thấy được đa số học sinh có hạnh kiểm tốt và khá chiếm lần lượt là 56.6% và 30.5%.

2.2.Mức độ thực hiện các nhóm bạo lực

Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường hiện nay ở lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (thông qua cuộc khảo sát tại trường THCS Nguyễn Huệ và trường THPT Tạ Quang Bửu). Trong nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường chúng tôi sẽ tập trung đi vào phân tích các hành vi liên quan đến 4 nhóm hình thức bạo lực được đưa ra trong nghiên cứu: Bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục.

Dựa trên khái niệm về các hình thức bạo lực, Luật phòng chống bạo lực trong gia đình, đặc điểm môi trường học đường, cũng như những nghiên cứu đi trước. Các hành vi bạo lực về thể xác được đưa ra trong cuộc nghiên cứu bao gồm:

Xô đẩy; tát hay cắn; giật mạnh, kéo rứt, giật tóc; đấm đá; bóp cổ; ném đồ vật vào người; dùng đồ vật đánh; hét thật to vào tai bạn, trói hay nhốt bạn vào phòng. Các hành vi bạo lực về tinh thần bao gồm: nói xấu bạn khác sau lưng; coi thường xúc

phạm; ngăn cấm tham gia các hoạt động xã hội; cố tình không quan tâm; mắng chửi với những từ ngữ thô tục; tìm cách cô lập bạn khác; chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục bạn và phát tán trên internet, trên điện thoại. Đối với hình thức bạo lực

về kinh tế các hành vi được đưa ra nghiên cứu: Cố ý làm hư hỏng đồ đạc và phá hoại vật dụng; chiếm đoạt vật dụng; trấn lột tiền hoặc tài sản có giá trị. Còn ở hình

thức bạo lực về tình dục các hình thức được đề cập ở đây là: thực hiện các cử chỉ có tính chất khiêu dâm; cố tình đụng chạm đến những chỗ nhạy cảm; ép xem phim sex và ép quan hệ tình dục. Thông qua đó để tìm hiểu vấn đề bạo lực học đường hiện

nay đang tồn tại những hình thức nào và hình thức nào là phổ biến nhất ở học sinh hiện nay.

Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường hiện nay, bảng khảo sát đề cập đến việc thực hiện hành vi bạo lực cũng như bị bạo lực ở các em học sinh trên địa bàn nghiên cứu diễn ra trong vòng 12 tháng trước khi tiến hành cuộc điều tra. Kết quả khảo sát cho thấy:

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ mức độ bạo lực

Khi đo lường việc thực hiện các hành vi bạo lực trong tổng số 210 học sinh tham gia khảo sát có 160 học sinh có 76.2% đã từng thực hiện ít nhất một hình thức bạo lực, có 32.4% học sinh từng thực hiện hai hình thức bạo lực, 23.8% thực hiện ba hình thức bạo lực và chỉ có 3.3% học sinh thực hiện cả bốn hình thức bạo lực[ Xem phụ lục Bảng 2].

Để khẳng định tính khánh quan hơn, bảng câu hỏi đề cập ngược lại về việc bị bạo lực bởi bạn khác ở các em học sinh. Trong tổng số học sinh tham gia khảo sát

có 80% học sinh trả lời đã từng bị ít nhất một hành vi bạo lực từ bạn khác, có 30.5% học sinh từng bị hai hình thức bạo lực, có 37.1% từng bị ba hình thức bạo lực và 4.8% học sinh bị cả 4 hình thức bạo lực. [ Xem phụ lục Bảng 3]

Với dữ liệu thu thập được, có thể nhận định vấn đề bạo lực học đường hiện nay ở địa bàn nghiên cứu tồn tại ở cả bốn nhóm hình thức được đưa ra: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục.Tuy nhiên việc thực hiện đồng thời cả bốn hình thức ở các em học sinh chiếm tỷ lệ thấp.

Từ những kết quả có được chúng tôi nhận thấy tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn nghiên cứu diễn ra đa dạng về loại hình, tuy nhiên tỷ lệ học sinh thực hiện các hình thức bạo lực khác nhau, kết quả khảo sát cho thấy:

Biểu đồ 2.2: Các hình thức bạo lực

Trong bốn hình thức bạo lực học đường được đưa ra nghiên cứu: Bạo lực về tinh thần có 65.7%, tiếp đến là bạo lực về thể xác có 60.5%, bạo lực về kinh tế có 34.3%, và bạo lực về tình dục chiếm tỷ lệ thấp nhất 5.7% [Xem phụ lục bảng 4]. Qua đó cho thấy so với các hình thức bạo lực khác, hình thức bạo lực về tình dục chiếm tỷ lệ thấp nhất, điều này được lý giải do văn hóa học đường cũng như văn hóa người phương Đông chúng ta, ít đề cập đến vấn đề này nên thực trạng vấn đề được phát hiện chưa phải là tình hình thực tế. Mặt khác bạo lực tình dục thường được che dấu và được

xem là một vấn đề nhạy cảm rất khó để khai thác và đưa ra một con số chính xác về thực trạng của vấn đề.

Như vậy, thông qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bạo lực học đường trên địa bàn nghiên cứu diễn ra ở cả 4 hình thức, tuy nhiên việc thực hiện hành vi ở 4 hình thức chiếm tỷ lệ thấp. Đối với mỗi hình thức, mức độ thực hiện các hành vi bạo lực khác nhau. Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào nghiên cứu từng nhóm hình thức bạo lực để làm rõ hơn về thực trạng bạo lực học đường.

2.2.1 Bạo lực về thể xác

Bạo lực về thể xác là một trong 4 hình thức bạo lực được đưa ra trong nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường hiện nay, bạo lực thể xác hay còn gọi là bạo lực thân thể là dạng bạo lực dễ nhận thấy, được bộc lộ ra bên ngoài với các hành động đo lường như: đánh đấm, tát cắn, ném đồ vật vào người, xô đẩy, kéo rứt, giật tóc,

bóp cổ, hét vào tai và trói hay nhốt vào phòng học…gây tổn thương đến người

khác.

Bảng 2.2: Bạo lực về thể xác

Bạo lực về thể xác 3 Bạo lực với bạn khác Bị bạn khác bạo lực

N % N %

Có 127 60.5 149 71

Không 83 39.5 61 29

Tổng 210 100 210 100

Nguồn: Kết quả điều tra từ bảng hỏi

Bảng 2.2 cho thấy trong loại hình bạo lực thể xác, theo ý kiến của các em học sinh trong vòng 12 tháng qua (tính đến thời điểm khảo sát) thì có 83 học sinh chiếm 39.5% cho rằng chưa từng thực hiện hành vi nào liên quan đến bạo lực thể xác và có 127 học sinh chiếm 60.5 % cho rằng đã từng thực hiện hành vi bạo lực thể xác đối với bạn khác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w