Thử nghiệm trên viêm đa khớp thực nghiệm do Mycoplasma arthritis

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật và các phương pháp thử nghiệm invitro và invivo (Trang 58)

D. Phương pháp nghiên cứu tác dụng chống viêm

5.Thử nghiệm trên viêm đa khớp thực nghiệm do Mycoplasma arthritis

5.1. Việc gây viêm đa khớp gồm ba giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất: Nghiền một mảnh của sarcom lympho Murphy chứa Mycoplasma arthritis và là môi trường tốt cho sự phát triển của yếu tố gây bệnh. Cần 20 g của khối u này để thực hiện gây viêm đa khớp ở 30 chuột cống trắng cân nặng 120 - 150 g. Chất nghiền được làm thành dịch treo trong 4 phần dung dịch NaCl 0,9 % có cho thêm 400000 đơn vị penicilin và 1000000 đơn vị colistin methansulfonat để tránh bội nhiễm những vi khuẩn thường. Hỗn hợp được ly tâm trong 30 phút và phần nổi bên trên được giữ lại.

Giai đoạn thứ hai: Sản xuất ra dịch rỉ để gây viêm khớp. Tiêm 30 ml không khí vô khuẩn dưới da lưng chuột cống trắng 120 - 150g để gây một tràn khí da, và tiêm 2 ml chất nổi bên trên được giữ lại trong giai đoạn thứ nhất vào đó. Sau 6 - 10 ngày, các túi chứa 5-10 ml một dịch đục chứa nhiều vi khuẩn Mycoplasma arthritis, lấy dịch đó ra một cách vô khuẩn, và dịch đó phải được dùng ngay, tuy nó vẫn giữ hoạt tính trong nhiều tuần ở nhiệt độ - 200C.

Giai đoạn thứ ba: Gây viêm đa khớp. Trên những chuột cống trắng khác cân nặng 120 - 150g, chỉ cần tiêm phúc mạc 1 ml hỗn hợp gồm những phần đều nhau của dịch rỉ và của dung dịch dextran 6 %. Hỗn hợp gây viêm khớp này gây viêm đa khớp ở 85 % chuột. Những triệu chứng viêm khớp đầu tiên xuất hiện vào ngày thứ ba hay thứ tư. Các triệu chứng đạt mức tối đa về cường độ và số lượng vào ngày thứ 9, và bắt đầu giảm vào ngày 12 đến ngày 15, mất hẳn vào ngày 20, và để lại một cứng khớp thể xơ. Chứng viêm đa khớp được quan sát thấy nhiều nhất ở những khớp ở xa nơi tiêm, khớp chày - cổ chân,

khớp quay – cổ tay, khớp xương cổ chân, khớp xương cổ tay và những khớp giữa các đốt ngón tay, chân. Đầu gối và khuỷu tay ít bị viêm, cột sống thường không bị viêm. Ở những khớp viêm, da đỏ, nóng, sưng và các phần mềm tăng thể tích, đôi khi có hiện tượng viêm tấy. Viêm khớp không có mủ.

5.2. Đo cường độ viêm đa khớp

Việc quan sát hàng ngày 4 khớp hay nhóm khớp, qua da cạo nhẵn của những chân trước và sau, cho phép xác định một chỉ số viêm khớp, điểm 0 tương ứng với trạng thái bình thường, điểm 1 tương ứng với 1 ban đỏ nhẹ, điểm 2 là vừa ban đỏ vừa sưng, điểm 3 là trạng thái sưng tấy giả. Hàng ngày cộng những chỉ số viêm khớp ở các chuột và người ta được một chỉ số viêm mà trị số tối đa về lý thuyết là 48.

Với phương pháp này, ngày thứ 6 ta đạt chỉ số viêm là 9,45 ± 0,72, và ngày thứ 9 chỉ số viêm là 16,07 ± 0,08. Sau 12 ngày, chỉ số viêm giảm dần. Những kết quả có ý nghĩa nhất đạt được ở các ngày thứ 9 và thứ 10.

Lưu ý: Thủ thuật phải được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn, mỗi thí nghiệm phải tiến hành với cùng lô dịch rỉ gây viêm khớp. Lượng dịch rỉ gây viêm khớp thích hợp nhất là 0,5 ml, chỉ số viêm tỷ lệ với lượng dịch rỉ viêm ở những liều 0,125, 0,250 và 0,5 ml. Những liều cao hơn không làm tăng chỉ số, và những liều nhỏ hơn làm viêm khớp chậm phát triển.

5.3. Thử nghiệm tác dụng chông viêm khớp của thuôc

Thuốc thử nghiệm được cho uống hoặc tiêm dưới da hàng ngày trong 8 ngày, bắt đầu từ ngày tiêm dịch rỉ để gây viêm khớp. Động vật được nuôi giữ trong một tuần trước thí nghiệm và trong tất cả thời gian thí nghiệm ở nhiệt độ hằng định 23 0C, được cho một chế độ ăn tiêu chuẩn hóa và nước uống tùy thích.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật và các phương pháp thử nghiệm invitro và invivo (Trang 58)