Một số mô hình khác

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật và các phương pháp thử nghiệm invitro và invivo (Trang 44)

- Chuột nhắt trắng 1820 g ,4 6 tuần tuổi.

8.Một số mô hình khác

8.1. Mô hình gây nhiễm đa vi nấm để sàng lọc nhanh ở chuột nhắt trắng

Để sàng lọc nhanh, có thể gây nhiễm đa nấm trên cùng một con vật. Có thể gây tất cả các bệnh nhiễm vi nấm đã nêu ở trên. Nhưng thông thường, người ta gây nhiễm nấm da, gây nhiễm nấm giác mạc, gây nhiễm nấm âm đạo, gây nhiễm nấm phổi trên cùng một con vật, như chuột nhắt trắng chẳng hạn.

Cách gây bệnh cũng giống như khi gây bệnh một loại nấm đã trình bày ở trên, nhưng ở đây là gây nhiều loại nấm trên cùng một con vật.

Khi bệnh nhiễm vi nấm đã xuất hiện, có thể thử tác dụng của một thuốc trên các bệnh nhiễm nấm khác nhau để rút ra xem thuốc có tác dụng trên loại bệnh nấm nào và sơ bộ về mức độ tác dụng của thuốc, hoặc cũng có thể thử với nhiều loại thuốc khác nhau.

8.2. Mô hình gây nhiễm nấm phổi bằng Histoplansma capsulatum ở chuột nhắttrắng trắng

Nấm Histoplansma capsulatum phân lập từ bệnh nhân được nuôi cấy trong môi trường, nhiệt độ và thời gian thích hợp.

Chuột nhắt trắng dùng loại có hệ miễn dịch bình thường (không có xử lý gì trước khi gây nhiễm vi nấm) và loại có hệ miễn dịch bị tổn thương, do tiêm dưới da cyclophosphamid liều 5 mg/kg.

Tiêm canh nấm vào trong khí quản của chuột nhắt trắng để gây bệnh nhiễm nấm phổi. Nếu là chuột có hệ miễn dịch bình thường thì bệnh phát sinh vào ngày thứ bảy, tỷ lệ chết là 60-70% sau một thời gian 13-15 ngày. Nếu là chuột bị tổn thương hệ miễn dịch, thì bệnh phát sinh vào ngày 5-6, tỷ lệ chết là 80-100% trong vòng 10 ngày.

Thuốc nghiên cứu được dùng liên tục trong 14 ngày kể từ ngày gây nhiễm nấm. Thuốc có tác dụng kháng nấm H.capsulatum sẽ làm cho số chuột chết giảm đi. Những con chuột sau 14 ngày còn sống, được mổ, xét nghiệm phổi, gan, lá lách bằng mắt thường và kính lúp. Sau đó xác định số cfu trong mô phổi, mô gan và mõ lách

Đánh giá kết quả vào ngày thứ 14 trên các thông số sau: -Tỷ lệ chuột chết

- Trọng lượng gan (gan nhiễm nấm sẽ to hơn) - Trọng lượng lách (lách nhiễm nấm sẽ to hơn) - Số cfu trong phổi, gan, lách

8.3. Mô hình gây nhiễm vi nấm phổi phế quản Aspergillus ở khỉ rhesus

Dùng khỉ rhesus Macaca mulatta, đực, trưởng thành nặng 3 – 5 kg, nhốt riêng từng con trong 3 tuần, nuôi trong điều kiện phòng thi nghiệm chuẩn và duy trì chế độ ăn cân bằng có hoa quả theo mùa và nước vô trùng, để ăn uống thoải mái và tăng cường chăm sóc.

Gây tổn thương hệ miễn dịch bằng cách tiêm bắp hydrocortison acetat, liều 5 mg/kg/ngày.

Chế canh khuẩn gốc có tỷ lệ nấm cao trong 1 ml và tiêm vào trong khí quản mỗi khỉ 5 x 109 cfu để gây bệnh nhiễm nấm phổi phế quản.

Sau 2 tuần kể từ khi gây nhiễm nấm, khỉ xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhiễm nấp phổi phế quản, được xác định nhờ các thông số sau:

- Triệu chứng lâm sàng được đánh giá qua cảm quan và khám lâm sàng.

- Lấy dịch tiết phế quản của khỉ, soi trực tiếp trên kính hiển vi để xác định có nấm hay không.

- Lấy dịch tiết phế quản để nuôi cấy, tìm xem có nấm không. - Chiếu X quang ngực khỉ

Sau khi xác đinh được khỉ đã nhiễm nấm phổi phế quản, có thể thử thuốc, dùng đường uống hoặc tiêm, ngày 1 lần trong , 14 ngày. Đánh giá tác dụng của thuốc vào thời điểm 7 ngày và 14 ngày kể từ khi dùng thuốc, cũng dựa vào các thông số trên

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất tự nhiên từ thực vật và các phương pháp thử nghiệm invitro và invivo (Trang 44)