Nguyên tắc trung thực tuyệt đối sau khi hợp đồng đƣợc thiết lập

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 28 - 29)

- Khái niệm và nội dung của nghĩa vụ trung thực tuyệt đối:

2.1.1.2.Nguyên tắc trung thực tuyệt đối sau khi hợp đồng đƣợc thiết lập

Thứ nhất, bất cứ sự vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối – Điều 17 MIA sẽ tự động cho phép người bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng. Người bảo hiểm có thể tránh tất cả các nghĩa vụ của mình và có hiệu lực trở về trước. Người bảo hiểm được miễn tất cả các nghĩa vụ theo khiếu nại đang giải quyết theo hợp đồng kể cả khiếu nại được đưa ra trước hoặc sau khi có vi phạm và bất chấp bất cứ nguyên nhân có liên quan đến vi phạm hoặc khiếu nại hay không.

Thứ hai, học thuyết về thay đổi sự rủi ro (the doctrine of alteration of risk), tạo cho người bảo hiểm được bảo vệ đáng kể trước những sự kiện sau khi ký kết hợp đồng, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm khai báo một cách trung thực cho người bảo hiểm những sự kiện ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.

Thứ ba, nguyên tắc trung thực tuyệt đối giúp người bảo hiểm những sự bảo vệ bổ sung được quy định trong hợp đồng như sự thay đổi về mức độ rủi ro.

hiện ở cam kết về tình trạng đi biển của tàu (Warranty of seaworthiness of ship) được quy định trong khoản 5 Điều 39 – MIA. Khi một tàu được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm thời gian (a time policy), mà không có cam kết mặc nhiên rằng tàu đó có khả năng đi biển ở bất kỳ giai đoạn nào của hành trình (the ship shall be seaworthy at any stage of the adventure), nhưng khi với sự đồng lõa của người được bảo hiểm (with the privity of the assured), tàu bắt đầu hành trình trong điều kiện không có khả năng đi biển (the ship is sent to sea in an unseaworth state), người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào được quy cho là do tàu không có khả năng đi biển (not liable for any loss attributable to unseaworthiness).

Khoản 3 Điều 29 – MIA Hợp đồng bảo hiểm bao cho một tàu hoặc nhiều tàu (Floating policy by ship or ships) cũng quy định về nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Nếu hợp đồng có quy định khác, việc khai báo phải do hãng vận tải hàng hóa (dispatch) hoặc do tàu nêu ra về số lượng và giá trị hàng hóa trong hợp đồng, các tài sản khác phải được kê khai trung thực (must be honestly stated), tuyên bố có sự sai sót có thể được sửa đổi thậm chí sau khi tổn thất hoặc sau khi tàu đến, việc đưa ra tuyên bố hoặc sự sai sót phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực tuyệt đối (made in good faith). Như vậy nếu khai sai cũng sẽ dẫn đến hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Và các khai báo cần phải trung thực về tình trạng đi biển của tàu, sự thay đổi số lượng và giá trị hàng hóa ở mỗi giai đoạn, sau khi hợp đồng được thiết lập cũng rất quan trọng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 28 - 29)