Điều khoản về tố tụng và hạn chế tổn thất (Sue and labouring clause)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 69 - 71)

- Tổn thất riêng

2.3.5.Điều khoản về tố tụng và hạn chế tổn thất (Sue and labouring clause)

Điều 76 (1) và (2) đề cập tới các tổn thất được bồi thường khi quyền lợi được bảo hiểm theo điều kiện F.P.A “không bảo hiểm tổn thất bộ phận” (free from particular average) (a) Nếu là thuần túy (If wholly), thì người được bảo hiểm chỉ được bồi thường về hy sinh tổn thất chung hoặc tổn thất toàn bộ của một phần khả phận (b) Nếu là với một tỷ lệ nào đó, thì được bồi thường thêm cả tổn thất riêng nếu đạt tỷ lệ ấy. người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về chi phí cứu hộ, chi phí riêng, chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất đã phải chi trả liên quan đến hiểm họa được bảo hiểm. Khoản 3 và 4

quy định là tổn thất chung không thể cộng vào tổn thất riêng để tính đạt mức tỷ lệ ấn định; và việc tính đạt mức tỷ lệ cũng chỉ tính trên tổn thất thật sự (the actual lost sustained) nghĩa là chi phí riêng và chi phí chứng minh tổn thất phải bị loại trừ.

Những cam kết về tổn thất riêng (Particular average warranties)

Trừ khi hợp đồng bảo hiểm có quy định khác, Khi đối tượng bảo hiểm được cam kết không bảo hiểm tổn thất bộ phận (free from particular average) sẽ được bồi thường theo một tỉ lệ nhất định (a specified percentage). Chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất không thể cộng vào với một tổn thất riêng để tính đạt tới mức miễn bồi thường cần thiết.

Điều 78 – MIA Điều khoản tố tụng và đề phòng tổn thất được xem như là phụ lục bổ sung cho hợp đồng bảo hiểm thông thường, điều này cắt nghĩa tại sao các chi phí này lại được bồi thường thêm vào với tổn thất toàn bộ. Các chi phí này phải chi ra cho một quyền lợi riêng rẽ, do đó khác với tổn thất chung. Nó cũng khác chi phí cứu hộ ở chỗ chi phí cứu hộ phải là không lệ thuộc một hợp đồng. Nó cũng khác chi phí cứu hộ ở chỗ chi phí cứu hộ phải là không lệ thuộc một hợp đồng. Chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất nhằm để tránh hay giảm một tổn thất được bảo hiểm. Nếu không có thỏa thuận về cam kết minh thị, thì không thể đòi bồi thường nơi người tái bảo hiểm trừ khi là do chính người bảo hiểm gốc chi trả.

Trách nhiệm của người bảo hiểm theo quy định tại Điều 77 – MIA được giới hạn tới số tiền bảo hiểm cho mỗi tai nạn, trừ khi là chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất (sue and labour charges). Như vậy, người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về những tổn thất liên tiếp (successives losses), dù các tổn thất này vượt quá số tiền bảo hiểm. Một tổn thất bộ phận thì người được bảo hiểm có quyền được bồi thường về cả hai. Nếu tổn thất bộ phận chưa sửa chữa và tổn thất toàn bộ xảy ra trên cùng một đơn bảo hiểm ấy thì người được bảo hiểm chỉ được bồi thường về tổn thất toàn bộ. Nếu tổn thất toàn bộ thuộc vào một đơn bảo hiểm tiếp nối thì người được bảo hiểm được bồi thường cả hai tổn thất.

Điều 77 (1) – MIA được hiểu thấu đáo là theo một hợp đồng bảo hiểm hàng hải người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về các tổn thất liên tiếp cho dù tổng số các tổn thất này vượt quá số tiền bảo hiểm. trách nhiệm của người bảo hiểm về tổn thất bộ phận của tàu đã được đề cập. Như vậy người bảo hiểm có thể phải trả nhiều tổn thất liên tiếp và có thể sau hết là một tổn thất toàn bộ trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Nếu tàu chưa được sửa chữa hoặc được bồi thường khác (otherwise made good) và sau này lại bị tổn thất toàn bộ thì người bảo hiểm chỉ phải chịu trách nhiệm về tổn thất toàn bộ mà thôi, (can only recover in respect of the total loss) song ngay trong trường hợp này người bảo hiểm cũng chỉ phải chịu trách nhiệm khi tổn thất toàn bộ gây ra bởi một hiểm họa được bảo hiểm.

Quy định rằng không điều nào trong quy định này ảnh hưởng đến trách nhiệm của người bảo hiểm theo các Điều khoản về tố tụng và hạn chế tổn thất. (nothing in this section shall affect the liability of the insurer under the suing and labouring clause) Quyền đòi bồi thường về tổn thất chưa sửa chữa chỉ bị triệt tiêu khi tổn thất toàn bộ xảy ra trong thời gian hiệu lực của bảo hiểm. Nếu tàu bị tổn thất toàn bộ xảy ra trong thời gian hiệu lực của bảo hiểm. Nếu tàu bị tổn thất toàn bộ trên một đơn bảo hiểm tiếp sau thì chủ tàu có thể đòi bồi thường cả về tổn thất sửa chữa lẫn tổn thất toàn bộ khi tổn thất bị gây ra do hiểm hoạ được bảo hiểm. Quyền của chủ tàu đòi bồi thường một số tiền về tổn thất chưa sửa chữa cộng vào với một tổn thất toàn bộ không vi phạm nguyên tắc bồi thường (does not violate the principle of indemnity), vì trạng thái tổn thất của tàu vào lúc bắt đầu bảo hiểm kế tiếp đã đưa tới một trị giá bảo hiểm thấp hơn.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 69 - 71)