Các loại quyền lợi có thể bảo hiểm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 32 - 35)

- Khái niệm và nội dung của nghĩa vụ trung thực tuyệt đối:

2.1.2.4Các loại quyền lợi có thể bảo hiểm

Quyền lợi “có thể bác khƣớc” (A defeasible interest)

Quyền lợi có thể bác khước là một quyền lợi có thể kết thúc trong thời gian bảo hiểm (during the risk) bởi một sự việc xảy ra. Thí dụ về quyền lợi có thể bác khước là các quyền lợi được quy định trong Luật là chủ yếu.

Điều 7 – MIA quy định một quyền lợi “có thể bác khước” (a defeasible interest) có thể được bảo hiểm, cùng chính là một quyền lợi tùy thuộc (a contingent interest). Khi người mua hàng hóa đã bảo hiểm hàng hóa đó thì người đó có quyền lợi bảo hiểm mặc dù người đó có thể tùy theo quyết định của mình từ chối hàng hóa này hoặc coi các

hàng hóa đó như rủi ro của người bán, nếu người bán có lỗi chậm chễ trong giao hàng hoặc lỗi nào khác. [24] Cụ thể là việc mua hàng theo điều kiện SIF người mua hàng tự mình mua bảo hiểm hàng hóa và từ đó phát sinh quyền lợi có thể bác khước. Hoặc người gửi hàng có thể bán hàng hóa này trước khi hàng đó tới bến, cũng có thể bảo hiểm hàng hóa.

+ Quyền lợi “tùy thuộc điều kiện” (A contingent interest)

Là quyền lợi mà người được bảo hiểm có thể được hưởng trong quá trình của rủi ro vì trong thực tế xảy ra phát sinh điều kiện đó. Ví dụ về quyền lợi tùy thuộc điều kiện là quyền lợi của chủ tàu trên tiền cước cho thuê tàu khi việc cho thuê tùy thuộc việc tàu tới cảng ăn hàng vào một ngày quy định. Hoặc trường hợp người mua hàng thực hiện quyền của mình và từ chối nhận hàng, thì rủi ro lại quy về với người bán và người bán có quyền lợi có thể bảo hiểm. Quyền lợi này chính là quyền lợi tùy thuộc điều kiện.

Người được bảo hiểm phải có một quyền lợi bác khước hay quyền lợi tùy thuộc điều kiện vào lúc tổn thất thì mới có thể đòi bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.

+ Quyền lợi bộ phận (Partial interest)

Là quyền lợi của những người chỉ sở hữu một phần đối với đối tượng được bảo hiểm, thì có thể bảo hiểm về phần sở hữu của mình. Ví dụ chủ sở hữu một số cổ phần của một tàu thì có thể bảo hiểm về số cổ phần của mình. Tuy nhiên trong công ty tàu biển thì cổ đông của công ty không có quyền lợi có thể bảo hiểm trên chiếc tàu thuộc sở hữu của công ty. Bởi chiếc tàu đó chỉ có thể bảo hiểm bởi một cá nhân đại diện cho Công ty. Quyền lợi bộ phận (Partial interest) được quy định trong điều 8 – MIA: Quyền lợi bộ phận của bất kỳ điều mang tính bản chất nào đều có thể bảo hiểm được (A partial interest of any nature is insurable).

+ Tái bảo hiểm (Re-insurance)

Người bảo hiểm có quyền lợi có thể bảo hiểm trên rủi ro mà họ chịu trách nhiệm và do đó họ cũng có thể tái bảo hiểm rủi ro đó. Tái bảo hiểm cũng được coi như một loại quyền lợi bảo hiểm. MIA cũng quy định: Nếu hợp đồng có quy định khác, người

được bảo hiểm gốc không có quyền hạn và quyền lợi gì trên khoản tái bảo hiểm này. Tuy nhiên trên thực tế quyền lợi của người được bảo hiểm gốc còn phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm gốc.

+ Cho vay mạo hiểm trên thân tàu và trên hàng hóa (bottomry) Điều 10 MIA

Người cho vay mạo hiểm đối với việc thế chấp tàu hay hàng hóa (on bottomry or respondentia) có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với khoản nợ. Đây là quy định mang tính lịch sử của thời điểm ra đời MIA và cho đến hiện nay chỉ còn trên lý thuyết. Vay mạo hiểm là một món nợ của thuyền trưởng một tàu đứng ra vay nhằm giải quyết trường hợp cấp thiết cần tiền để tiếp tục hành trình hoặc khi việc cầm cố tín dụng của chủ tàu không có hiệu quả. Món nợ này có thể được bảo đảm bằng tàu hoặc bằng cả tàu và hàng hóa. Nếu tàu và hàng bị mất (if the venture is lost) thì món nợ này sẽ không phải trả. Nếu vay trên hàng hóa thì chỉ đảm bảo bằng hàng hóa, vì món nợ này sẽ được trả nếu hàng hóa an toàn kể cả tàu có bị mất. Người cho vay mạo hiểm có quyền lợi có thể bảo hiểm về món nợ đó, kể cả tiền lãi thu được từ khoản nợ.

+ Lƣơng của thuyền trƣởng và thủy thủ (Master’s and seamen’s wages) Điều 11- MIA

Cũng là quyền lợi được bảo hiểm mang tính lịch sử. Hiện nay vì khoản tiền đó hiện này không còn lớn nữa, nên người ta không nhận bảo hiểm. Mặt khác, luật hàng hải thương thuyền đã có quy định buộc chủ tàu có trách nhiệm trả lương cho thuyền trưởng và thủy thủ kể cả khi tàu bị chìm đắm.

+ Cƣớc phí trả trƣớc (Advance freight) Điều 12 -MIA

Định nghĩa cước phí được quy định tại Điều 90 MIA là tiền mà chủ tàu và/hoặc người thuê tàu kiếm được từ việc sử dụng con tàu, gồm có: Tiền người thuê trả cho chủ tàu về việc thuê tàu, tiền trả cho chủ tàu và/hoặc cho người thuê tàu về việc chuyên chở hàng hóa, lợi ích cho chủ tàu do chở hàng hóa của chính mình.

các bên có thỏa thuận khác. Vì vậy rủi ro vẫn thuộc chủ tàu, chủ hàng kể cả khi tiền cước được trả trước một phần hay toàn bộ. Cước phí trả trước thông thường được tính trong giá trị hàng hóa để bảo hiểm. Do vậy chủ tàu hay chủ hàng có quyền lợi được bảo hiểm đối với cước phí trả trước, mà không được hoàn trả trong trường hợp xảy ra tổn thất (not repayable in case of loss).

+ Phí bảo hiểm (Charges of insurance) Điều 13 - MIA

Người được bảo hiểm có quyền lợi có thể bảo hiểm đối với khoản phí bảo hiểm (chi phí về bảo hiểm – cost of insurance) mà họ phải trả theo hợp đồng bảo hiểm.

+ Quyền lợi phân ngạch (quantum of interest)

Theo khoản 1 Điều 14 – MIA: Khi đối tượng bảo hiểm được thế chấp (is mortgaged), người thế chấp có một quyền lợi bảo hiểm đối với toàn bộ giá trị của đối tượng đó và người nhận thế chấp có quyền lợi bảo hiểm đối với toàn bộ số tiền có được hoặc xuất phát từ việc thế chấp (any sum due or to become due under the mortgage).

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 32 - 35)