0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tổn thất toàn bộ ƣớc tính (Contructive total loss)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO HIỂM HÀNG HẢI ANH NĂM 1906 VÀ VIỆC ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN (Trang 58 -58 )

Tổn thất toàn bộ ước tính nếu hiểu thấu đáo được xem như tổn thất toàn bộ vật chất (physical total loss) hay có thể coi là một tổn thất thương mại (a commercial total loss). Mặc dù trong tổn thất toàn bộ ước tính đối tượng bảo hiểm có thể không bị phá hủy – tức là trong thực tế không phải là tổn thất toàn bộ song về khía cạnh thương mại thì đã có tổn thất toàn bộ.

Điều 60 MIA Định nghĩa về tổn thất toàn bộ ước tính (Contructive total loss defined): Chi phối bởi mọi quy định minh thị trong hợp đồng bảo hiểm, có tổn thất toàn bộ ước tính là khi đối tượng được bảo hiểm được từ bỏ một cách hợp lý (reasonably abandoned) trên cơ sở (on account of) xét thấy tổn thất toàn bộ thực tế xuất

hiện là không thể tránh khỏi (unavoidable), hoặc vì không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế nếu không có các chi phí sẽ vượt quá giá trị đối tượng khi các chi phí đó được thực hiện”.(exceed its value when the expenditure had been incurred.)

Các trường hợp được coi là có tổn thất toàn bộ ước tính khi:

- Người được bảo hiểm bị tước đoạt (deprived) quyền sở hữu tàu và hàng hóa do hiểm họa được bảo hiểm gây ra, và (a) không thể phục hồi (unlikely that he can recover) được về tàu và hàng hóa, hoặc (b) chi phí bỏ ra để khắc phục tổn thất của tàu hoặc của hàng hóa lại lớn hơn giá trị của đối tượng được bảo hiểm.

- Trong trường hợp tàu bị thiệt hại, khi tàu bị thiệt hại do hiểm hoạ hàng hải mà chi phí sửa chữa lại lớn hơn giá trị của tàu khi các sửa chữa đã được thực hiện. (the cost of repairing the damage would exceed the value of the ship when repaired) Trong việc tính toán ước tính chi phí sửa chữa, không có khoản khấu trừ được thực hiện đối với việc phân bổ tổn thất chung đối với khoản sửa chữa có thể phải trả cho quyền lợi của các bên khác, trừ số tiền thu được từ chi phí của hoạt động cứu hộ trong tương lai và của bất cứ sự phân bổ tổn thất chung trong tương lai mà tàu sẽ phải chịu trách nhiệm nếu được sửa chữa; hoặc

- Trong trường hợp tổn thất hàng hóa, chi phí tổn hại cộng với chi phí đưa hàng hóa về tới nơi đến được so sánh với trị giá hàng hóa tại nơi đến để xác định có tổn thất toàn bộ ước tính hay không. (exceed their value on arrival).

+ Hậu quả của tổn thất toàn bộ ƣớc tính (Effect of constructive total loss)

Khi có tổn thất người được bảo hiểm có thể lựa chọn theo hai cách: Một là coi tổn thất đó là tổn thất bộ phận. Hai là có thể từ bỏ quyền lợi của mình trên đối tượng bảo hiểm cho người bảo hiểm và đòi bồi thường theo tổn thất toàn bộ ước tính. Việc từ bỏ của người được bảo hiểm rất quan trọng vì nó sẽ do người bảo hiểm quyết định công nhận tổn thất đó là tổn thất toàn bộ ước tính hay chỉ bồi thường theo tổn thất bộ phận. Thông thường người được bảo hiểm chọn đó là tổn thất bộ phận khi đối tượng không bị phá hủy và khi đối tượng được bảo hiểm dưới mức.

Khi người được bảo hiểm lựa chọn việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải gửi cho người bảo hiểm thông báo từ bỏ (notice of abandonment). Nếu người được bảo hiểm không thực hiện, thì tổn thất đó có thể được coi là một tổn thất bộ phân.

Có sự khác biệt giữa từ bỏ và khai báo từ bỏ. Từ bỏ có nghĩa là một hoán chuyển tài sản cụ thể và xảy ra khi có tổn thất toàn bộ ước tính. Còn khai báo từ bỏ là khai báo ý định và chỉ cần thiết trong tổn thất toàn bộ ước tính. Mục đích của khai báo từ bỏ: Thứ nhất là ràng buộc người được bảo hiểm vào chọn lựa của họ. Thứ hai để người bảo hiểm có thể sử dụng tài sản đó. Nếu khai báo bị từ chối, người được bảo hiểm phải khởi kiện để pháp lý hoá vị trí của mình. Khi khai báo từ bỏ đã được chấp nhận thì từ bỏ không thể bãi bỏ được nữa, người bảo hiểm do đó chấp nhận trách nhiệm về tổn thất và sự khai báo như thế là đầy đủ. Sau khi có từ bỏ hợp lệ, người bảo hiểm có quyền nhận quyền lợi của người được bảo hiểm và quyền sở hữu đối tượng bảo hiểm.

Khi tàu được từ bỏ, người bảo hiểm cũng có quyền trên mọi tiền cước trong hành trình của người được bảo hiểm đang được hưởng (in course of being earned) trừ đi các chi phí để hưởng tiền cước đó. Nếu tiền cước do người bảo hiểm được hưởng như thế thì chủ tàu không thể đòi bồi thường về tiền cước nơi người bảo hiểm tiền cước thật sự là tiền cước đã được hưởng. Để tránh điều này, ngày nay ta có một điều khoản dựa vào đơn bảo hiểm thân tàu theo đó người bảo hiểm thỏa thuận không đòi tiền cước.

Các yêu cầu đối với việc từ bỏ Điều 62 (Notice of abandonment)

Thông báo từ bỏ (notice of abandonment) có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng hoặc cả hai cách (in writing, or by word of mouth, or partly in writing and partly by word of mouth), hoặc có thể bằng bất kỳ điều khoản nhất định chỉ rõ ý định từ bỏ của người được bảo hiểm đối với lợi ích được bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải coi việc khai báo từ bỏ là không kèm theo bất kỳ điều kiện nào.

diligence) sau khi nhận được thông tin đáng tin cậy về tổn thất (reliable information of the loss), nhưng khi thông tin này có điểm nghi ngờ (a doubtful character) thì người được bảo hiểm có quyền dành một thời gian hợp lý để tìm hiểu (make inquiry [24]

Khi thông báo từ bỏ được đưa ra một cách đúng đắn (is properly given),quyền của người được bảo hiểm không bị ảnh hưởng bởi thực tế (not prejudiced by the fact) là người bảo hiểm từ chối chấp nhận việc từ bỏ. [24]

Việc chấp nhận một sự từ bỏ có thể diễn đạt bằng sự đồng ý minh thị hoặc mặc nhiên của người bảo hiểm. Chỉ sự im lặng (mere silence) của người bảo hiểm sau khi có thông báo không được coi là sự chấp nhận.(not an acceptance.)[24]

Khi thông báo từ bỏ được chấp nhận thì không có quyền thay đổi nữa (irrevocable). Sự chấp nhận thông báo từ bỏ là thừa nhận chắc chắn trách nhiệm đối với tổn thất và sự đầy đủ của thông báo [24]

Thông báo từ bỏ là không cần thiết khi vào thời điểm người được bảo hiểm nhận được thông tin về tổn thất (receives information of the loss), thông báo không lợi ích gì cho người bảo hiểm nếu thông báo từ bỏ được trao cho người bảo hiểm.(no possibility of benefit)[24]

Thông báo từ bỏ cũng có thể bị từ chối bởi người bảo hiểm .( Notice of abandoment may be waived by the insurer.) Người bảo hiểm gốc không bắt buộc gửi thông báo cho người tái bảo hiểm của mình. (Where an insurer has re-insured his risk)[24]

Hiệu lực của việc từ bỏ (Effect of abandonment)

Theo Điều 63 người bảo hiểm có quyền nhận lấy quyền lợi của người được bảo hiểm chỉ về nhưng gì còn lại của tài sản, chứ không bắt buộc lấy quyền sở hữu của người được bảo hiểm (they are not forced to take over the assured‟s title). Khi có một từ bỏ hợp lệ, người bảo hiểm được quyền nhận lãnh lợi ích (entitled to take over the interest) của người được bảo hiểm về bất cứ những gì còn lại của đối tượng được bảo hiểm và toàn bộ quyền sở hữu tài sản.

Đối với từ bỏ tàu hợp lệ, người bảo hiểm được quyền hưởng cước phí trong hành trình đó thu (any freight in course of being earned) được sau tai nạn, trừ đi những chi phí để thu được cước phí đó; và, khi tàu đang chuyên chở hàng hóa của chính chủ tàu, người bảo hiểm có quyền trả công hợp lý (a reasonable remuneration) cho việc chuyên chở tính đến thời điểm tổn thất xảy ra. [24]

Như vậy thế quyền khác từ bỏ ở chỗ, đối với từ bỏ người bảo hiểm có thể kiếm lời từ việc họ bán phần còn lại của đối tượng bảo hiểm và nhận số tiền chênh lệch vượt số tiền họ đã bảo hiểm, nhưng theo thế quyền người bảo hiểm chỉ được giữ số tiền họ đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

2.3.3.1.2. Tổn thất bộ phận

Tổn thất bộ phận là thiệt hại liên quan đến một phần đối tượng được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. MIA 1906 chia tổn thất bộ phận ra về tổn thất bộ phận của tàu (khi tàu đã sửa chữa một phần hoặc chưa được sửa chữa); tổn thất bộ phận về cước phí; Tổn thất bộ phận của hàng hóa, máy móc và chi phí.

Tổn thất bộ phận về tàu (Partial loss of ship) - Tổn thất khi tàu đã sửa chữa một phần:

Khi một tàu chỉ được sửa chữa một phần (only partially repaired), người được bảo hiểm có quyền được bồi thường về các phí tổn hợp lý các sửa chữa ấy cộng thêm một khoản bù đắp về giảm giá trị theo giá thị trường (the reasonable depreciation) vì chưa thực hiện sửa chữa đầy đủ (the unrepaired damage). Tuy nhiên tổng số tiền không được vượt quá phí tổn sửa chữa cho tất cả tổn thất. (the aggregate shall not exceeding the cost of repairing the whole damage) Điều 69 (2) MIA

Tương tự như thế, nếu vì một lý do nào mà tàu chưa sửa chữa và đã không được bán trong trạng thái ấy trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thì khi hết hạn hợp đồng người được bảo hiểm có thể đòi bồi thường một số tiền về giảm giá trị hợp lý do (the reasonable depreciation) những tổn thất chưa sửa chữa ấy. Điều 69 (3) – MIA.[24]


Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO HIỂM HÀNG HẢI ANH NĂM 1906 VÀ VIỆC ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN (Trang 58 -58 )

×